Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao nhiều người hay bị đau đầu khi thay đổi thời tiết?

Chủ nhật, 14:48 13/10/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Có một thực tế là, khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa, nhiều người thường xuất hiện các cơn đau đầu, từ âm ỉ đến dữ dội. Tại sao lại như vậy?

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neurology (Viện nghiên cứu Thần kinh Mỹ), với mức tăng nhiệt độ khoảng 5 độ C, thì trong ngày hôm sau, tỷ lệ người đau đầu phải nhập viện tăng lên 7,5%. Bên cạnh đó, khi áp suất không khí giảm, số người bị đau đầu trong 48 - 72 giờ sau đó cũng tăng lên.

Tương tự, tại Anh, một nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 7.000 bệnh nhân mắc chứng đau đầu tại Boston từ năm 2000 đến năm 2007. Kết quả cho thấy, có sự tương đồng giữa nhiệt độ tăng và cơn đau đầu. Hơn nữa, họ cũng phát hiện ra cứ 5ml khí áp giảm, nguy cơ mắc chứng đau đầu lại tăng 6%. Điều đó đồng nghĩa với việc khi áp suất không khí giảm, nhiều người có thể sẽ bị đau đầu.

Vì sao nhiều người hay bị đau đầu khi thay đổi thời tiết? - Ảnh 1.

Nhiều người thường bị đau đầu khi thời tiết thay đổi

Ở nước ta, theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê cụ thể nhưng cứ vào mỗi dịp thời tiết thay đổi, số lượng người đến khám chuyên khoa thần kinh vì đau đầu tăng lên rõ rệt.

GS Nguyễn Văn Thông cho biết, đau đầu do thời tiết thường xảy ra ở những người nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí. Các tác nhân này tác động đến sự co, giãn của các mạch máu trong sọ và hóa chất trung gian có khả năng gây viêm, làm khởi phát tình trạng đau đầu.

Mặt khác, thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng đến việc cơ thể bị mất nước, căng thẳng, mất ngủ khiến cơn đau đầu dễ xảy ra hoặc tái diễn, trở thành đau đầu mãn tính.

Đau đầu khi thay đổi thời tiết có nguy hiểm không?

Khi thời tiết thay đổi, có hai dạng đau đầu cơ bản là đau cả đầu hoặc đau nửa đầu. Các triệu chứng bao gồm: Đau âm ỉ, tê buốt đầu cách hồi, hoặc đau dồn dập, dữ dội, choáng váng…

Theo GS Thông, tình trạng đau đầu do thời tiết không đơn thuần là cơn đau lành tính, chỉ xảy ra với người có cơ địa nhạy cảm, không thích nghi kịp với sự thay đổi môi trường mà còn là dấu hiệu "chỉ điểm" hệ thống mạch máu não đã gặp phải các tổn thương như viêm, xơ vữa động mạch.

Vì sao nhiều người hay bị đau đầu khi thay đổi thời tiết? - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress để phòng ngừa các cơn đau đầu. Ảnh minh họa

Khi đó, kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ khiến động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn nặng, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não sẽ dẫn đến xuất huyết não. 

Bên cạnh đó, quá trình tắc nghẽn máu kéo dài còn có thể gây chết tế bào não do thiếu oxy và dưỡng chất gây ra nhồi máu não. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% trường hợp đột quỵ liên quan trực tiếp đến đau đầu.

"Do vậy, đau đầu do thời tiết là dấu hiệu cần lưu ý đến nguy cơ cơn đột quỵ gần, đặc biệt với những người bị đau đầu mãn tính", GS Thông nhấn mạnh.

Cách làm giảm triệu chứng đau đầu

Theo các chuyên gia, ngay khi xuất hiện cơn đau đầu, người bệnh nên nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh, thoáng khí với tư thế chân cao hơn đầu để máu lưu thông lên não tốt hơn. Sau đó nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, cơn đau đầu sẽ dần thuyên giảm.

Một điều đặc biệt lưu ý là không nên lạm dụng thuốc giảm đau mỗi khi bị đau đầu. Chỉ uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ khi cơn đau đầu quá dữ dội. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc gây nhờn thuốc.

Để phòng ngừa các cơn đau đầu khi thay đổi thời tiết, các chuyên gia khuyến cáo, điều quan trọng là cần tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể bằng các loại thuốc bổ như vitamin B1, B6, B12...; ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

Khi đi ngoài trời nắng nên đội mũ rộng vành, hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Khi thời tiết chuyển lạnh, nên giữ ấm cơ thể. 

Bên cạnh đó, tập luyện đều đặn để nâng cao thể lực, thích nghi với môi trường, góp phần làm thuyên giảm các cơn đau đầu khi thay đổi thời tiết. 

Ngoài ra, giữ tinh thần luôn thoải mái và tránh tối đa căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống để cơn đau đầu không tái phát.

Anh Khôi (th)

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 11 phút trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 1 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 13 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 16 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

Top