Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xóm “nhà giời”

Thứ năm, 19:38 25/08/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Đó là một khu dân cư nằm mãi tận rẻo đất cuối trên phường Tương Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) - nơi xưa kia là bạt ngàn ruộng rau muống.

 
Họ không phải là những diễn viên điện ảnh hay văn nghệ sĩ nổi danh nhưng một thời chiến trận và cả trong thời bình, họ chính là những người anh hùng trên bầu trời bảo vệ Tổ quốc. Xin được khép lại loạt bài bằng những dòng viết về một "cõi đi về" của những anh hùng trên không. Đó chính là khu xóm đặc biệt của những phi công mà người ta vẫn vui miệng gọi là xóm "nhà giời".
 
Xóm “nhà giời” trên mặt đất

Nằm ngay trên địa bàn phường Tương Mai thuộc quận Hoàng Mai nhưng hỏi đường đến khu dân cư 14, vốn là nơi chốn đi về của những "nhà giời" lại thật khó, ai cũng lắc đầu bảo không biết!

Nhưng khi hỏi về Khu tập thể Không quân, nơi xóm của những gia đình phi công thì người ta chỉ ngay con đường bụi mù mịt, còn đang lổn nhổn gạch đá, những ụ bê tông cao quá đầu người. Vượt qua đó là tấm biển lớn đề Khu dân cư 14. Cả khu dân cư có 3 tổ thì có tới 2 tổ đều là gia đình quân nhân công tác trong Quân chủng Không quân. Đếm sơ sơ số hộ gia đình liên quan đến "phi đội bay" lên tới khoảng 170 hộ, trong đó có cả y bác sĩ công tác trong Quân chủng không quân, cả các kỹ sư, giảng viên không quân...

Anh Nguyễn Văn Tuấn - cư dân trong xóm, trước đây vốn là kỹ sư hàng không cho hay: "Hầu hết các quân nhân thường lấy vợ, chồng trong ngành nên cả khu tập thể quay đi quay lại đều biết nhau cả. Cũng vì thế mà tình hàng xóm tắt lửa tối đèn gắn bó với nhau như ruột thịt".

Dẻo đất của khu dân cư đặc biệt này là nơi mà nắng thì bụi, mưa thì ngập. Những trận mưa sơ sơ hồi đầu tháng 8 này đã không biết bao lần nhấn khu dân cư này trong ngập nước. Vùng đất xưa kia là nền đất của ruộng rau muống nước vốn đã yếu nay lại càng lún sau mỗi trận mưa. Nhiều ngôi nhà bị nghiêng, bong tróc tường vôi.
 
Xóm "người bay" chớm nắng thì bụi, chớm mưa thì ngập.
 
Trận lũ lịch sử năm 2008 đã đưa khu dân cư này chìm dưới hơn 1m nước, thậm chí có nhà trũng bị ngập tới hơn 2m nước. Nhiều gia đình phải đi sơ tán đến nhà người quen hoặc đi thuê nhà phía ngoài để ở. Những gia đình ở nhà cấp 4 không kịp chuẩn bị sơ tán thì phải sang tầng thượng nhà hàng xóm ở nhờ. Những người chồng phi công đang làm nhiệm vụ trực chiến khi ấy thêm nỗi lo canh cánh cảnh nhà chìm trong biển nước, lo cho vợ con. Có người trực tận Thanh Hóa khi hết ca trực đã vội vã lên xe khách mang cả mì tôm, gạo, nước về tiếp tế cho gia đình.

"Những trận ngập lụt thiên tai ấy thì cái tình đồng chí mới càng bộc lộ rõ, chúng tôi phải làm bè chuối để di chuyển. Xuồng của lực lượng vũ trang phải vào giúp đỡ những gia đình neo đơn, chồng đi công tác vắng".- anh Nguyễn Văn Tuấn kể. Bây giờ cứ chớm mưa một chút là cả xóm cùng vang lên tiếng ì oạp tát nước trong nhà.
 
Phi đội bay trang phục chỉnh tề luôn sẵn sàng trực chiến
 (Trung tá, phi công Tô Văn Đào ngoài cùng bên trái).

Từng lái chiếc trực thăng lớn nhất thế giới

Tính sơ qua, ở xóm có tới khoảng 20 phi công quân đội đã từng lái máy bay chiến đấu nay về hưu, có người hiện vẫn đang công tác trong ngành. Trung tá, phi công trực thăng Tô Văn Đào kể: Những phi công từng trực tiếp trong tổ bay thì có hai ông mang quân hàm đại tá, 8 ông mang quân hàm thượng tá và 5 ông mang quân hàm trung tá. Phi công chiến đấu hiện đang cầm lái trực tiếp cũng còn tới 5 đồng chí.
 
Ở khu xóm đặc biệt này có đủ cả phi công lái trực thăng đến phi công lái các loại chiến đấu cơ phản lực như MIG - 21, Su - 22, Su 27, Su - 30 cùng nhiều loại máy bay khác. Một loạt các phi công kỳ cựu tên tuổi là cư dân của xóm "nhà giời" đặc biệt này như Đại tá, phi công Nguyễn Xuân Hồng; như Đại tá Lê Văn Chính; Thượng tá, phi công Lê Đức Minh; Thượng tá, phi công Trần Huy Hà...

Trung tá, phi công Tô Văn Đào ở đoàn Không quân 916, cầm lái từ năm 1971 tham gia kháng chiến chống Mỹ và sau đó là tham gia mặt trận biên giới Tây Nam năm 1979. Hồi đó Trung tá Tô Văn Đào là phi công lái trực thăng MI 26 nặng 26 tấn chuyên vận tải thiết bị quân sự và tải thương. Ngày ấy, chiếc MI 6 do Liên Xô sản xuất nằm trong số loại trực thăng lớn nhất thế giới!  MI 6 còn là chiếc máy bay bay nhanh nhất với tốc độ lên tới 300 km/giờ và có thể mang số hàng hóa nặng lên đến 12 tấn hoặc 65 binh sĩ cộng thêm đội bay 5 người. "Lái chiếc máy bay đó không hề dễ dàng bởi MI 6 có một hộp số rất lớn, nặng hơn cả động cơ của nó", Trung tá Tô Văn Đào kể.
 
Đến bây giờ ông vẫn nhớ như in lần "hút chết" trên chiếc MI 6 trong chiến dịch phản kích Khmer Đỏ năm 1979 ở biên giới Tây Nam. "Đó là khi tôi nhận nhiệm vụ vận tải thương binh. Hôm đó, máy bay cất cánh rồi bay về phía cảng Sihanoukville của Campuchia, nơi đó hải quân của ta đang đụng độ ác liệt với quân Pol Pot. Khi mới bay vào lãnh thổ Camphuchia được hơn 100 km thì chiếc MI 6 khổng lồ bị trúng đạn của Khmer Đỏ. Thùng dầu bị bắn trúng, khói bay mù mịt. Chiếc máy bay kéo lê một vệt khói đen xì, loạng choạng tưởng như rơi đến nơi. Tôi bị dính một viên đạn vào bắp chân nhưng vẫn tiếp tục lái máy bay về căn cứ"- phi công kỳ cựu Tô Văn Đào nhớ lại. Rồi ông chép miệng bảo: May mà hồi đó dính đạn tiểu liên, chứ nếu trúng 12 ly 7 thì chắc là rớt luôn rồi!

Bây giờ chiếc MI 6 ấy được trưng bày ở phía sân sau của Bảo tàng Không quân, trên bãi đất trống lớn để người dân khắp nơi được tận mắt trông thấy chiếc máy bay nổi tiếng một thời được các anh hùng phi công chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

"Hồi đó chiến tranh ác liệt. Có khi sáng còn đánh bóng với nhau nhưng đến chiều thì đã nghe tin đồng đội hy sinh. Trong chiến tranh, chứng kiến nhiều anh em hy sinh, cái chết đến như trong tích tắc. Một lần, thiên tai bão lũ ở miền Trung, một người đồng đội nhận được lệnh bay từ căn cứ Hà Tây (cũ) vào miền Trung nhận hàng cứu trợ bão lụt trong thời tiết vô cùng xấu. Khi chiếc MI 8 cất cánh, thì cũng là lúc bầu trời đen kịt, mưa gió bão bùng, một lát sau, trung tâm chỉ huy phi công nhận được báo cáo đã lấy đủ độ cao từ máy bay nhưng tầm nhìn hạn chế do mây mù nhiều nên anh xin giảm độ cao xuống còn 70m. Nhưng khi máy bay vừa hạ xuống độ cao ấy thì mấy ngọn núi ở Sài Sơn, Thạch Thất lừng lững hiện ra trước máy bay, người đồng đội vội kéo cần lái nhưng không còn kịp nữa, anh ấy mãi mãi không trở về"- Trung tá Tô Văn Đào bùi ngùi nhớ lại.

Bây giờ, mỗi khi nghe tin có tai nạn máy bay ở đâu là cả xóm lại thót tim, ngóng chờ tin từng phút. Lần gần đây, chiếc máy bay vận tải AN 26 rơi trên cánh đồng Tả Thanh Oai ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, cả 5 sĩ quan trong đội bay đều hy sinh. Cả xóm gần như nín thở khi nghe tin dữ. Trong số 5 sĩ quan ấy có một thành viên của xóm "nhà giời" Tương Mai. 
 
 Chiếc MI 6 oai hùng một thời nay được trưng bày trong
bảo tàng Phòng không Không quân.

Quí hơn vàng ròng!
 
Hàng năm, cả nước có trên dưới 3.000 thí sinh đăng ký dự tuyển phi công lái máy bay quân sự, nhưng chỉ khoảng 1/20  trong số đó qua được vòng 2 để dự thi vào Trường Sĩ quan Không quân. Sau đó, tiếp tục loại, chỉ chọn được khoảng 1/3 trong số dự thi vào học chính thức. Riêng năm 2011 này, chỉ tiêu tuyển phi công lái máy bay quân sự (hệ đại học chính quy) trong cả nước là 75 (cho cả 3 chuyên ngành phi công phản lực, phi công trực thăng và  phi công vận tải). Con đường trở thành phi công đầy gian nan nhưng vẫn không ngăn nổi khát vọng chinh phục bầu trời của nhiều bạn trẻ. Hàng năm số lượng thanh niên đăng ký khám tuyển phi công vẫn không ngừng tăng lên. 
 
T.L
Thời chiến tranh, mỗi tổ bay thường có 5 người gồm cơ trưởng, cơ phó, người dẫn đường, cơ giới bay và một buồng riêng cho cán bộ thông tin bởi hồi đó không có radio như bây giờ, tất cả thông tin liên lạc đều phải dùng cách gõ mã moocxơ.

 Còn ngày nay, tổ bay thường chỉ có 4 người. Những "người bay" vẫn theo lịch trực chiến đều đặn với đầy đủ trang phục, thiết bị sẵn sàng cất cánh bất cứ khi nào có lệnh. Họ là những anh hùng bay, thường làm việc ở nơi "lơ lửng" nhất - trên không trung - nên những phi công luôn là những người được tuyển lựa rất kỹ càng. Không chỉ phải có "thần kinh thép" xử lý mọi việc nhanh nhạy mà họ còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, sức khỏe bền bỉ. Mỗi khi ngồi lên vị trí thiêng liêng trong buồng lái, "người bay" phải bỏ lại sau lưng tất cả những âu lo, buồn phiền trong cuộc sống để tập trung vào từng đường bay. 

Vì thế, để được trở thành "người bay" không hề đơn giản. Không chỉ là những tiêu chuẩn về chính trị, mà những phi công tương lai được "nhắm" đến sẽ phải chịu sự kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt từ khi còn là học sinh trung học phổ thông.
 
Sơ tuyển vòng 1 chủ yếu khám về ngoại hình, chiều cao, cân nặng... vốn là những đòi hỏi sơ đẳng nhất đối với một phi công. Những người thuận tay trái, mắt một mí, gan bàn chân dày dù có to khỏe đến mấy cũng sẽ  bị loại ngay từ vòng đầu.
 
Vòng 2 của quá trình tuyển lựa còn khắt khe, chặt chẽ hơn nhiều với hàng trăm danh mục kiểm tra về 12 bộ dây thần kinh, các loại chuyên khoa nội, ngoại, chụp, chiếu, soi các bộ phận trong cơ thể. Không những thế, những cậu học sinh có ước mơ thành "người bay" sẽ phải ngồi ghế quay để kiểm tra chức năng tiền đình; hay ngồi buồng khí áp trong trong môi trường thiếu ôxy giống như trên độ cao 300 - 500m.
 
Sau khi "qua" được hai vòng khám sức khỏe này thì mới đủ điều kiện để dự thi xem có đỗ vào các trường đào tạo sĩ quan không quân. Nếu đỗ thì những học viên này sẽ được đào tạo bài bản và kỷ luật trong 5 năm. Trong đó 2 năm đầu chỉ rèn luyện thể lực, học chính trị và lý thuyết; bước sang năm thứ 3 mới tập bay. Trên thế giới, người ta ví để đào tạo được một phi công chiến đấu thì phải "ngốn"  khoảng 1 triệu USD, còn ở ta thì giá trị của một "người bay" được quy bằng vàng với số lượng lớn bằng chính cân nặng của "người bay" đó.
 
Nỗi lo chết máy!

Nỗi ám ảnh sự cố lớn nhất khi bay trên bầu trời, có lẽ là nỗi sợ máy bay đang bay mà bị… chết máy!

Dù được chuẩn bị rất kỹ trước khi cất cánh như toàn bộ công tác chuẩn bị gồm hiệp đồng, biểu diễn, luyện tập buồng lái… kiểm tra kết quả công tác chuẩn bị đều được tiến hành trước đó một ngày, nhưng những sự cố bất ngờ thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Máy bay đang bay mà chết máy được cho là một trong những sự cố khẩn cấp khó khăn nhất, yêu cầu phải hạ cánh ngay. Trước đây, một phi công trẻ của Quân chủng trong một lần bay huấn luyện đã gặp phải sự cố một động cơ bị hỏng. Nhờ bình tĩnh, dũng cảm, phi công này đã đưa máy bay về hạ cánh an toàn, bảo vệ được khối tài sản lớn của Nhà nước, dù anh hoàn toàn được phép nhảy dù. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vì để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, khi gặp sự cố những người lính phi công đã chấp nhận hy sinh.
 
T.L
 
Lã Xưa
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Xe máy bốc cháy ngùn ngụt giữa phố sau tai nạn giao thông

Hà Nội: Xe máy bốc cháy ngùn ngụt giữa phố sau tai nạn giao thông

Đời sống - 37 phút trước

GĐXH - Vụ tai nạn giao thông giữa 3 phương tiện trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) khiến 1 xe máy bị rò rỉ xăng, bốc cháy dữ dội giữa phố.

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản Facebook giá trị cao, thu lợi 90 tỉ đồng

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản Facebook giá trị cao, thu lợi 90 tỉ đồng

Pháp luật - 50 phút trước

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản người dùng Facebook, sau đó bán các tài khoản có giá trị cao, nhóm do Đặng Đình Sơn cầm đầu đã thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Người dân đi qua khu vực ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội bất ngờ phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người.

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Dù con trai chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bà Lan vẫn giao xe dẫn đến vụ tai nạn làm một người chết.

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Khó khăn trong cung ứng nguồn vật liệu, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cùng với năng lực nhà thầu thi công..., 4 dự án giao thông trọng điểm ở Thanh Hóa đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Dù đã hoàn thiện, tuy nhiên hơn 23.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quảng Trị đến nay vẫn đang phải 'cất kho' tại cơ quan nhà nước vì chưa có người đến nhận.

Tiết lộ điều chưa biết về ‘Em bé Điện Biên’ tỏa sáng giữa rừng cờ hoa và chiến sĩ

Tiết lộ điều chưa biết về ‘Em bé Điện Biên’ tỏa sáng giữa rừng cờ hoa và chiến sĩ

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh “Em bé Điện Biên” chỉ xuất hiện trong khoảng 15 giây trong màn xếp hình nghệ thuật tại buổi lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút được chú ý.

Hào hùng Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hào hùng Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - 3 giờ trước

Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với khí thế hào hùng, có sự tham gia của hơn 12.000 người diễn ra sáng nay tại TP Điện Biên.

Tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các con giáp này đối mặt thách thức nên chú ý ngay điều này để vận may kéo tới

Tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các con giáp này đối mặt thách thức nên chú ý ngay điều này để vận may kéo tới

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các tuổi Tý, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân... đối mặt thách thức nên chú ý điều này để vận may kéo tới.

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Pháp luật - 6 giờ trước

Đóng giả là khách vào quán cà phê “nhạy cảm”, đối tượng ra tay tàn độc với nữ nhân viên để cướp tài sản. Trong quá trình trốn chạy, hắn đã bị hơn 1.000 cảnh sát vây bắt trong khu rừng 50ha.

Top