Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biệt thự danh họa ở phố Nguyễn Thái Học

Chủ nhật, 09:32 31/07/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Nơi ấy, là chốn đi về của những danh họa, danh ca tài tử, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng...

Hiếm có nơi nào như Hà Nội, nơi có những khu phố dành riêng cho các giới ví dụ xóm phi công, xóm kịch nghệ, phố tài tử điện ảnh, phố danh họa... Nơi ấy, là chốn đi về của những danh họa, danh ca tài tử, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng...
 
Người ta gọi đoạn phố Nguyễn Thái Học là" phố danh họa" bởi nơi đây là chốn cư ngụ, là điểm tụ họp của biết bao nghệ sĩ, trong đó chủ yếu là giới họa sĩ. Những tên tuổi hàng đầu trong hội họa Việt Nam như Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Văn Giáo, Mai Văn Hiến, Trần Đông Lương, Nguyễn Phan Chánh… một thời từng ở trong những căn phòng chật chội vài chục mét vuông, từng chiều xếp hàng chờ nước trong khu nhà biệt thự trên con phố này.
 

Mặt tiền tòa biệt thự xưa bị che khuất bởi vô số ki ốt nhỏ.

 
"Nhà  danh họa"...

Trong bộ tứ "Sáng, Liên, Nghiêm, Phái" (Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái) của nền hội họa Việt Nam thì có tới 2 danh họa sinh sống ở "nhà nghệ sĩ" 65 Nguyễn Thái Học. Ấy là một ngôi biệt thự ba tầng từ thời Pháp với nước sơn màu vàng đặc trưng và những ô cửa sổ nhiều như cửa tò vò. Mỗi tầng được thiết kế 4 phòng.

Sau khi hòa bình lập lại (1954), tòa biệt thự được phân cho 14 hộ sinh sống. Gia đình các nghệ sĩ nổi tiếng cùng quây quần về sống thành khu tập thể trong tòa biệt thự cổ. Tầng 3 được chia cho 4 hộ gồm gia đình họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, gia đình họa sĩ Văn Giáo, họa sĩ Nguyễn Sáng, họa sĩ Trần Đông Lương; tầng 2 và tầng 1 được phân cho gia đình họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhà văn Vũ Tú Nam, nhà văn Nguyễn Đình Thi, gia đình họa sĩ Mai Văn Hiến, họa sĩ Song Văn, nhạc sĩ Huỳnh Văn Gấm.
 
Không chỉ là chốn quần tụ của những nghệ sỹ, đây còn là điểm đi lại, giao lưu của những tên tuổi hàng đầu như Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Văn Cao, Nguyễn Tuân, Trần Văn Cẩn... Nhiều danh họa, nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà soạn kịch nổi tiếng tuy không sống ở đó nhưng "ngôi nhà danh họa" trên phố Nguyễn Thái Học ngày ấy đã trở thành chốn dập dìu của văn nhân tài tử không chỉ đất Hà thành, mà văn nghệ sĩ các tỉnh khác đều đi lại chốn này mỗi khi có dịp ra Thủ đô.

Tòa biệt thự có 14 gia đình sinh sống thì mỗi nhà, mỗi nghệ sĩ lại có một cá tính sáng tạo riêng. Nếu như họa sĩ Mai Văn Hiến có tính hài hước, giao lưu nhiều bạn bè thì ngược lại, họa sĩ Nguyễn Sáng sống khá khép mình trong căn phòng nhỏ chừng hơn 10m2 ở tầng 3. Cây đại thụ của tranh sơn mài Việt Nam nhưng Nguyễn Sáng cả đời gần như cô độc. vợ mất sớm, không tái hôn, ông cũng không có người con nào nên cả đời Nguyễn Sáng khép kín trong căn phòng nhỏ ít tiếng cười, cuối đời ông cũng ra đi trong khốn khó, lặng lẽ. Nếu như Nguyễn Sáng sống cô đơn thì họa sĩ Nguyễn Phan Chánh dường như lại "thuận buồm xuôi gió" trong đường tình cảm, gia đình, vợ con, cháu chắt đề huề.
 
Những người con của các danh họa một thời sống trong khu nhà này đến nay vẫn nhớ như in hình ảnh Nguyễn Phan Chánh nho nhã trong căn phòng trên tầng 2, cùng tầng với nhạc sĩ của "Hò kéo pháo" Đỗ Nhuận. Người vợ của ông năm nay đã ngoài 90 tuổi hiện vẫn sống cùng con cháu trong căn phòng thuở xưa.
 
 Con gái cả của cố họa sĩ Mai Văn Hiến hiện vẫn giữ gìn những
 tác phẩm của cha trong khu nhà xưa.
 
Danh họa xếp hàng đợi... nước

Mỗi căn phòng trước đây chỉ độ hơn chục đến chừng hai chục mét vuông, gia đình 4- 5 người thì phải khéo thu xếp đủ thứ đồ đạc lỉnh kỉnh trong nhà thì mới đủ chỗ ngủ.

Chị Mai Thị Ngọc Oanh, con gái cả của cố họa sĩ Mai Văn Hiến vẫn còn như in cảnh cả nhà 4 người sinh họat trong căn phòng chật chội 20 m2: "Nhà tôi chỉ có 20m2 cho 4 người sống, tất cả chỉ vẻn vẹn chừng ấy nên cứ sáng sáng chị em tôi lại hì hụi bê cái thùng gỗ để làm bếp ra bên ngoài sân đun bếp dầu, đến tối nấu nướng xong lại bê vào.
 
Tất cả xe đạp, nồi niêu xoong chảo, sách vở, quần áo, giường chiếu... của cả nhà chỉ được trong 20 m2". Là nơi tập trung của nhiều gia đình văn nghệ sĩ, mỗi người một cá tính, cuộc sống tập thể chật chội, thiếu thốn nên cũng khó tránh khỏi va chạm thi thoảng xảy ra. Nhưng đó cũng là khu nhà ngập tiếng cười của con phố Nguyễn Thái Học khi mỗi độ trung thu đến, các nghệ sĩ lại dựng sân khấu, bày cỗ, chơi nhạc, hát cho lũ trẻ. Hình ảnh họa sĩ Văn Giáo có dáng người cao lớn dường như không bao giờ phai mờ trong tâm trí những đứa trẻ xưa sống trong "tòa nhà danh họa" này!

Dù là danh họa hay nhà văn, nhạc sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam nhưng mỗi khi trở lại cuộc sống đời thường trong nhà "tập thể biệt thự" thì họ đều là những người chồng, người cha giản dị và thương yêu gia đình. Họ cũng nhặt rau, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái và xếp hàng... đợi nước như bao gia đình khác thời bấy giờ.
 
Chị Mai Thị Ngọc Oanh kể lại: "Hồi đó 14 gia đình sinh sống mà chỉ có mỗi vòi nước ở phía góc trái tòa nhà, nước chảy rất yếu, có khi còn không được một giọt nào nên cả khu nhà hầu như đều phải xách xô ra xếp hàng ở vòi nước công cộng phía ngoài chợ Cửa Nam. Có nhà thì các bác gái hoặc con đi xếp hàng, có nhà thì các bác trai đi. Hồi ấy, ai cũng phải xếp hàng chờ nước. Các bác Nguyễn Phan Chánh, bác Nguyễn Sáng, bác Văn Giáo, bác Vũ Tú Nam, bố tôi và các chú trong khu nhà đều phải xếp hàng, có hôm xếp hàng dài mãi mới lấy được xô nước mang về. Nhà tôi hồi đó, phải làm đơn xin mãi mới được cấp cho cái thùng phi 200 lít mang về cọ rửa thật sạch để chứa nước dùng cho cả nhà".
 
Ngày ấy, buổi chiều  rất đông người xếp hàng nên mọi người trong "xóm" bảo nhau đợi đến tầm 9 - 10 giờ tối là í ới mang xô hứng nước ở vòi nước Cửa Nam, cách nhà biệt thự chừng vài trăm mét. "Vòi nước công cộng ở đó chảy mạnh hơn vòi nước trong tòa nhà. Hồi đó tôi 16 - 17 tuổi rồi nên bố mẹ giao cho hai chị em tối nào cũng xách đầy thùng phi thì thôi", chị Oanh kể.
 
Dấu tích cũ  phai phôi...

Tòa biệt thự 65 Nguyễn Thái Học ngày ấy là một trong những tòa nhà đẹp nhất Hà Nội, từng được giải thưởng về kiến trúc thời Pháp thuộc. Trong ký ức của những người con các danh họa, nhà văn... nổi tiếng từng sống ở đây thì tòa nhà xưa đẹp lộng lẫy như cung điện với khoảng sân rộng dài, lũ trẻ chạy mỏi chân chưa hết. Cổng vào tòa biệt thự xưa được làm từ loại gỗ lim chạm lộng (chạm thủng) cầu kỳ, phía trên là mái vòm uốn lượn cổ kính. Những dãy tường bao cũng được thiết kế thành những ô hoa, dãy chạm hình hoa thanh thoát và đẹp đẽ.
 
Những người con của các văn nghệ sĩ xưa vẫn còn nhớ như in những trưa hè trốn ngủ ra sân chơi, đôi chân bé xíu chạy đã mỏi mà vẫn chưa hết được khoảng sân rộng mênh mông, bèn rủ nhau chơi trò nhòm qua khe ô hoa trên bức tường bao thi đếm xem có bao nhiêu người đi ngang qua đường. Những cánh cửa gỗ trên các tầng xưa cũng được làm từ gỗ lim chạm lộng cầu kỳ trong quần thể kiến trúc Pháp cổ kính của tòa biệt thự.

Nhưng sau bao biến cố thăng trầm của lịch sử, của thời gian và cả do cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt, khoảng sân rộng mênh mông trong ký ức những đứa trẻ xưa giờ đã biến mất. Thay vào đó là những căn phòng được cơi nới, sửa chữa mới.
 
Căn phòng ở ngay mặt tiền của tòa biệt thự, nằm ngay phía sau cổng chính xưa được thiết kế cổ kính, đẹp đẽ là thế mà giờ đã được sửa thành một phòng tranh lớn, đèn điện sáng trưng. Cánh cổng bằng gỗ lim chạm trổ hoa văn xưa cũng đã không còn. Dãy tường bao với ô hoa trong ký ức xưa giờ cũng biến mất, thay vào đó là một lọat ki ốt, mỗi ki ốt chỉ rộng chừng trên dưới 1 - 2 mét với đủ loại ngành nghề kinh doanh như làm khung tranh, điện thoại, giặt là,máy bơm, trà đá...
 
Cuộc sống mưu sinh cũng khiến tòa biệt thự cổ bây giờ phải "cõng" thêm nhiều ba lô lồng sắt. Ngôi nhà danh họa lẫy lững một thời giờ tan hoang và biến dạng hoàn toàn. Nhìn phía ngoài và cả phía trong, có lẽ ít ai có thể tưởng tượng ra xưa kia nơi đây là một trong những tòa biệt thự đẹp nhất Hà Nội. Có lẽ dấu tích dễ nhận thấy nhất của tòa biệt thự danh họa, nghệ sĩ một thời là hai tấm biển treo hai bên cổng ghi rõ tên tuổi của những họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ, nhà báo từng sống và làm việc tại đó.

Những danh họa, những nhà văn, nhạc sĩ tên tuổi sống mãi với thời gian nay cũng đã rời xa ngôi nhà. Người thì mất, người thì chuyển đi nơi khác…Nhưng nhiều người thân, con cháu của họ vẫn cố gắng giữ lại chốn xưa như một sự giữ gìn dấu tích cha ông một thời.
 
Căn phòng chật chội của danh họa Nguyễn Sáng xưa hiện có gia đình người em vợ của danh họa ở từ khi ông qua đời. Căn phòng của vợ chồng họa sĩ Văn Giáo xưa thì đóng cửa để đó đã nhiều năm, chỉ thi thoảng có người nhà đến dọn dẹp. Nhà của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, một trong bộ tứ của hội họa Việt Nam thì trước đây cũng được nhượng lại cho con trai họa sĩ Văn Giáo, nhưng sau đó lại được chuyển nhượng cho người khác. Căn hộ của cố họa sĩ Nguyễn Phan Chánh thì giờ vẫn ấm áp với cuộc sống sum vầy của vợ ông bên con cháu. Nhà xưa của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng vậy, hiện có gia đình người con trai ông là nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và người vợ là diễn viên Chiều Xuân đang sinh sống cùng con cái. Người con gái cả của họa sĩ Mai Văn Hiến cũng không bán căn nhà xưa của cha mẹ mà giữ lại làm nơi thờ tự, hương khói cho tổ tiên.
 
Dù không còn được nguyên trạng như xưa, nhưng chính ngôi nhà danh họa, khu nhà văn nghệ sĩ xưa ấy là khởi nguyên đầu tiên làm nên con phố mỹ thuật với vô số cửa hàng, gallery tranh ngày nay trên phố Nguyễn Thái Học, như là một đặc trưng rất riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
 
Các văn nghệ sĩ từng sống và làm việc ở ngôi nhà văn nghệ sĩ Nguyễn Thái Học gồm:

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, giải thưởng Hồ Chí Minh

Nhà văn Nguyễn Đình Thi, giải thưởng Hồ Chí Minh

Họa sĩ Nguyễn Sáng, giải thưởng Hồ Chí Minh

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, giải thưởng Hồ Chí Minh

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, giải thưởng Hồ Chí Minh

Họa sĩ Văn Giáo, giải thưởng Nhà nước

Họa sĩ Trần Đông Lương, giải thưởng Nhà nước

Họa sĩ Mai Văn Hiến,giải thưởng Nhà nước
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, giải thưởng Hồ Chí Minh

Nhà văn Vũ Tú Nam

Nhà báo Nguyễn Thị Thanh Hương.
 
Còn nữa
 
Lã Xưa
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau lòng nam sinh lớp 8 tử vong do tự ngã khi điều khiển xe máy

Đau lòng nam sinh lớp 8 tử vong do tự ngã khi điều khiển xe máy

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Trước khi xảy ta sự việc, cháu T. điều khiển xe máy đi trên tuyến đường nội thị từ bãi tắm Bãi Cháy về hướng cầu Bãi Cháy. Khi lưu thông đến khúc cua, phương tiện do nam sinh điều khiển bất ngờ tự ngã xuống đường khiến nạn nhân không qua khỏi.

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Pháp luật - 4 giờ trước

Cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không trong vụ việc nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh đến chấn thương sọ não.

Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Tối 28/3, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra 2 tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

Một người đàn ông ở tỉnh Gia Lai lên mạng tìm "của lạ" đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn nửa tỷ đồng.

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều khiển xe máy lưu thông trên QL18 đoạn chạy qua địa phận phường Yên Thanh, chị T. bất ngờ va chạm với ô tô đầu kéo đi cùng chiều. Cú va chạm khiến chị T. cùng xe máy ngã ra đường và bị ô tô đầu kéo chèn qua tử vong.

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, một giám đốc doanh nghiệp đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 987 lượng vàng 18k, tương đương số tiền hơn 35 tỷ đồng của nhiều người.

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi lập Facebook, Quý đăng tải bài viết về cho vay online với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh rồi yêu cầu người vay đóng phí. Bằng thủ đoạn này, đối tượng lừa đảo 162 nạn nhân.

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Chiều 28/3, tại cuộc họp báo thông tin kinh tế - xã hội Quý I/2024 của Hà Nội, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã thông tin về vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não xảy ra trên địa bàn quận Long Biên.

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã giao Công an TP làm rõ những vấn đề liên quan đến thông tin phản ánh 3 cây sao đen trăm tuổi trước các ngôi nhà mới xây trên phố Lò Đúc bị chết bất thường.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 28/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top