Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xóm kịch nghệ lớn nhất Việt Nam

Chủ nhật, 08:00 21/08/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Đó chính là khu nhà 50 Nguyễn Bỉnh Khiêm- Hà Nội

 
Nơi từng là chốn đi về của hàng loạt những nghệ sỹ tên tuổi lừng danh thuộc thế hệ đầu tiên của sân khấu kịch Việt Nam…
 

 Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: TL

 
Xóm kịch nghệ ở ngôi biệt thự
 

Ngôi biệt thự 50 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội hơn nửa thế kỷ oằn mình với thời gian đã chứng kiến biết bao kỷ niệm của thế hệ nghệ sĩ đầu tiên của sân khấu hiện đại Việt Nam…

Họ là những nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu của sân khấu kịch Việt Nam, là những người được đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thư yêu cầu Chủ tịch Thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng cải thiện nơi ăn chốn ở. Đó chính là những cặp nghệ sĩ mà tên tuổi, sự nghiệp sống mãi với thời gian: Thế Lữ - Song Kim; Đào Mộng Long – Phạm Thị Thành; Dương Viết Bát – Ngọc Thoa...

Nghệ sĩ Ngọc Thoa tài sắc nổi danh một thời, giờ vẫn ngày ngày đi về căn phòng trên tầng 2 của khu nhà 50 Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) - nơi bà và chồng (nghệ sĩ Dương Viết Bát)  đã cùng nhau sống những năm tháng hạnh phúc, đầy tiếng cười.

Thế hệ những nghệ sĩ thời kỳ đầu tiên của sân khấu kịch Việt Nam thuở đó với những tên tuổi lừng danh Thế Lữ, Đào Mộng Long, Dương Viết Bát, Ngọc Thoa, Song Kim, Minh Trâm, Hoàng Uẩn, Học Phi, Vương Lan, Bửu Tiến, Nguyễn Ninh, Chu Qùy... đều là cư dân của xóm kịch nghệ này từ những năm sau ngày giải phóng Thủ đô, khi văn nghệ sĩ kháng chiến cùng trở về Hà Nội với đoàn quân giải phóng.
 
Hồi đó, nghệ sĩ Dương Viết Bát và nghệ sĩ Song Kim được giao nhiệm vụ tìm thuê chỗ ở cho cả Đoàn Kịch nói Trung ương. Hai nghệ sĩ lặn lội mãi mới tìm được nơi ưng ý là ngôi biệt thự 2 tầng còn nguyên mùi vôi vữa nằm nép mình dưới những rặng cây lớn trên phố Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngôi biệt thự vốn là của một viên tổng đốc Hà Đông, còn đang xây dở, chưa kịp ở thì giải phóng Thủ đô nên viên tổng đốc vội vã bỏ lại, chạy vào Sài Gòn.

Từ đó, ngôi biệt thự  trở thành Khu nhà tập thể của các nghệ sĩ kịch từ kháng chiến trở về. Cả hai tầng được dành cho sinh hoạt tập thể. Tầng trên có ba phòng thì hai phòng được chia thành một phòng nam, một phòng nữ dành cho những diễn viên độc thân; duy nhất có một phòng gia đình là của cặp nghệ sĩ Thế Lữ - Song Kim. Tầng dưới là dãy phòng thông suốt được dùng để tập kịch. Cả khu diễn viên ngày ấy dùng chung hệ thống vệ sinh, bếp được bố trí tại dãy nhà phụ phía sau rộng chừng 10m2. 

Nghệ sĩ Ngọc Thoa hồi ấy là một cô gái trẻ xinh đẹp nổi tiếng, sống cùng căn hộ dành cho nữ diễn viên độc thân cùng lứa như Minh Trâm, Hương Mai... Khu tập thể nam độc thân ngày ấy có Chu Qùy, Nguyễn Ninh, Văn Thành, Dương Viết Bát, Mai Quang Huy. Mối tình nghệ sĩ Dương Viết Bát – Ngọc Thoa cũng bắt đầu nảy nở từ những ngày sống cùng trong xóm nghệ sĩ.
 
Nhớ lại những năm tháng tuổi trẻ, nghệ sĩ Ngọc Thoa bảo: “Tình yêu thời đó đẹp và lãng mạn chứ không thực tế như bây giờ. Anh Bát ở đó từ năm 1954 còn tôi đến năm 1959 mới về. Tình cảm nảy nở và chúng tôi tìm hiểu đến năm 1963 thì cưới, khi ấy tôi 19 tuổi còn anh Bát 23 tuổi. Sau này khi anh ấy mất, tôi không thể nào rung động trước ai được nữa, cảm thấy ai cũng không bằng anh ấy...”.
 

Giai thoại để đời về Thế Lữ, Nguyễn Ninh
 

Thời đó, khi mà gia đình nghệ sĩ ở các khu khác như 65 Nguyễn Thái Học, 96 Phố Huế còn chật vật với nơi ăn chốn ở, mỗi nhà chỉ độ hơn chục mét vuông thì căn hộ của ba cặp đôi kịch nghệ nổi tiếng Thế Lữ - Song Kim; Đào Mộng Long - Phạm Thị Thành; Dương Viết Bát - Ngọc Thoa là niềm mơ ước của biết bao người.

Sau cặp Thế Lữ - Song Kim, khu tập thể nghệ sĩ bắt đầu lớn dần lên với những cặp đôi mới Bửu Tiến – Minh Nhu; Hoàng Uẩn – Lý Hiếu; Dương Viết Bát – Ngọc Thoa... Những đứa trẻ cũng lần lượt ra đời khiến xóm kịch nghệ càng rộn rã thêm tiếng cười.

Nghệ sĩ Ngọc Thoa bảo, hồi đó cụ Thế Lữ cũng đã lớn tuổi nhưng cứ bắt anh em không được gọi bằng bác hay ông – mà bắt gọi bằng anh. Cụ Thế Lữ cũng đáng tuổi bố Ngọc Thoa hồi ấy, nhưng chiều cụ nên hai vợ chồng và cả các nghệ sĩ khác vẫn gọi cụ bằng... anh. Thế là hai cô con gái của Ngọc Thoa – Dương Viết Bát đương nhiên gọi cụ Lữ bằng... bác.
 
Cư dân xóm nghệ sĩ ngày ấy, không gọi tên Thế Lữ mà thường gọi bằng cái tên thân mật ở nhà là “anh Lễ”. “Một hôm, hai vợ chồng đi làm về thì con gái tôi bảo có chú Nghi đến tìm bố- Chồng tôi hỏi chú Nghi nào?- Con bé đáp: Chú Nghi con bác Lễ. Chồng tôi quát: Sao con lại gọi bằng chú, bác ấy lớn tuổi hơn bố mẹ nhiều. Thế là con bé mếu máo: Nhưng mà con đã gọi bác Lễ là bác rồi, sao lại gọi con bác ấy là bác nữa? Vợ chồng tôi lúc ấy đờ người ra chẳng biết nói thế nào nữa”- nghệ sĩ Ngọc Thoa bồi hồi kể lại.

Một lần, hai vợ chồng trẻ Dương Viết Bát – Ngọc Thoa vốn mê phim mà không có ai trông con bèn mang đứa bé sang nhà cụ Thế Lữ - Song Kim gửi nhờ. Lúc về thì thấy hai cụ hổn hển: hai đứa vừa đi khỏi thì con bé dậy khóc thét lên, cụ Lễ hoảng hồn gọi cụ Kim thì cụ Kim khi ấy cũng đã lớn tuổi, con cái đã trưởng thành nên cũng loay hoay không biết dỗ đứa trẻ thế nào cho nó nín. Đứa trẻ khóc nhiều đến nỗi đầm đìa mồ hôi, nóng quá nên gãi chảy cả máu đầu, cụ Kim cuống lên bảo cụ Lễ mang nắm bông đến cho đứa bé cầm ở tay, thế là nó mới không gãi nữa. Hai cụ thở phào nhẹ nhõm!
 
Nghệ sĩ Ngọc Thoa giờ vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm trong căn phòng của gia đình nghệ sĩ kịch hàng đầu Việt Nam Thế Lữ - Song Kim: “Hồi đó cụ Lễ rất hay chia kẹo cho lũ trẻ, con Việt Hương nhà tôi lúc nào cũng rất nhiều kẹo trong túi, tôi hỏi thì lần nào nó cũng bảo của bác Lễ cho. Nhà cụ Lễ có cái bàn làm việc nhỏ để cụ ngồi dịch, con gái út nhà tôi sang đó trèo lên bàn rồi tè dầm lênh láng lên đó, cụ Lễ kêu trời: Thôi rồi, con Bảo Ngọc “tè” cả lên văn chương chữ nghĩa!!!”.
 
Nghệ sĩ Ngọc Thoa (trên) và căn gác nhỏ trên phố
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Hạnh Vân

Còn với nghệ sĩ Nguyễn Ninh thì những ngày đó, tất cả trẻ con trong khu nhà đều gọi anh là “mẹ”. Đến bây giờ nghệ sĩ Ngọc Thoa cũng không lý giải nổi vì sao lũ trẻ con ngày ấy lại gọi Nguyễn Ninh như thế. Bà bảo, có lẽ do Nguyễn Ninh rất hay ăn vặt, thi thoảng lại gọi lũ trẻ đến chia phần như một người mẹ nên lũ trẻ con gọi anh là mẹ cũng nên. Mà trẻ con gọi thế nên người lớn cũng cứ gọi theo, cả cụ Song Kim, cụ Trâm khi cần gì cũng cứ gọi: Mẹ Ninh ơi, mẹ Ninh ơi. “Từ đó biệt danh “mẹ” gắn liền với anh Nguyễn Ninh. Người ngoài nghe thấy lạ lắm, thường trố mắt ra nhìn”, nghệ sĩ Ngọc Thoa cười bảo.

Ngày ấy, cuộc sống của các nghệ sĩ thật giản đơn nhưng vui, cả khu tập thể dường như lúc nào cũng có tiếng cười. Mỗi khi cao hứng, các nghệ sĩ còn nhập thần vào các vai diễn, biểu diễn cho lũ trẻ con xem cười ngặt nghẽo. Khu tập thể này vui tới mức mà có diễn viên dù đã có nhà ở Hà Nội rộng rãi, thoáng mát nhưng cứ nằng nặc xin vào ở cùng...

Khu nhà “phong lưu”...

Những ngày đầu ở khu nhà nghệ sĩ kịch, gia đình cụ Thế Lữ - Song Kim được phân cho căn phòng 10m2 tầng trên để ở thì vui lắm vì có được chốn riêng tư.

Đến năm 1960, trong một cuộc thăm hỏi văn nghệ sĩ đầu xuân, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thấy gia đình Thế Lữ - Song Kim ở căn phòng quá chật chội, thiếu tiện nghi nên Thủ tướng đã gửi thư yêu cầu Chủ tịch T.P Trần Duy Hưng cải thiện gấp tình hình nơi ăn chốn ở cho vợ chồng nghệ sĩ. Cuối cùng, các phòng diễn viên nam nữ độc thân ở tầng hai được chuyển giao cả cho ba gia đình Thế Lữ - Song Kim; Đào Mộng Long - Phạm Thị Thành; Dương Viết Bát - Ngọc Thoa. Thế là có ba hộ gia đình nghệ sĩ ở tầng hai của ngôi biệt thự từ ngày đó cho đến nay.
 
Phòng cụ Thế Lữ - Song Kim ở đầu gác hai rẽ trái, được coi là vị trí đẹp nhất nhưng cũng chỉ là phòng đơn dùng để ở, không có diện tích phụ cho vệ sinh và bếp núc. Cả ba gia đình trên gác phải xuống nhà dưới, sau đó phải mở ba lần khóa mới có thể vào sử dụng khu công trình phụ chung của cả ngôi nhà. Sau này, các nghệ sĩ còn được thành phố tạo điều kiện làm thông phòng lên phía trên sân thượng nên mỗi hộ đều có thêm phòng. Thời đó, khi mà gia đình nghệ sĩ ở các khu khác như 65 Nguyễn Thái Học, 96 Phố Huế còn chật vật với nơi ăn chốn ở, mỗi nhà chỉ độ hơn chục mét vuông thì căn hộ của ba cặp đôi kịch nghệ nổi tiếng Thế Lữ - Song Kim; Đào Mộng Long - Phạm Thị Thành; Dương Viết Bát - Ngọc Thoa là niềm mơ ước của biết bao người.

Những nghệ sĩ cùng thời bấy giờ như như các nhà văn, nhà thơ, diễn viên điện ảnh thường có cuộc sống khá chật vật. Người đi đánh máy chữ thuê, người còng lưng viết cho các báo nhưng riêng những nghệ sĩ kịch ở khu nhà Nguyễn Bỉnh Khiêm có vẻ “xông xênh” hơn nhiều.
 
Nghệ sĩ Ngọc Thoa kể: “Hồi đó nghệ sĩ chúng tôi được ưu ái lắm, cuộc sống nơi xóm kịch nghệ không đến nỗi vất vả, chật vật vì chúng tôi có chế độ thanh sắc. Nếu mọi người chỉ được 13kg gạo/một tháng thì chúng tôi được 17kg, các thực phẩm khác như thịt, cá, trứng... chúng tôi cũng được nhỉnh hơn. Chúng tôi đi diễn các nơi được tiếp đón long trọng, thường  được ăn cơm khách nên số tem phiếu tiêu chuẩn chỉ để ở nhà cho hai con ăn nên không đến nỗi vất vả, thiếu thốn”.

Bây giờ thế hệ những nghệ sĩ kịch kháng chiến xưa phần lớn đã từ giã cõi đời. Nghệ sĩ kịch hàng đầu Việt Nam, cụ Thế Lữ, cụ Đào Mộng Long, nghệ sĩ Dương Viết Bát, nghệ sĩ Song Kim, Nghệ sĩ Hoàng Uẩn... đã không còn nữa. Nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành thì cũng đã chuyển đi nơi khác. Căn hộ đầy kỷ niệm xưa hiện chỉ còn gia đình người con trai bà ở. Giờ chỉ còn lại hai nghệ sĩ kháng chiến xưa còn chưa nỡ theo con cháu rời đi khỏi khu nhà máu thịt này là nghệ sĩ Ngọc Thoa và nghệ sĩ Bùi Thức Thùy.
 
Nghệ sĩ Ngọc Thoa bảo: “Nơi đây gắn bó biết bao kỷ niệm của cả cuộc đời tôi. Các con cháu của các nghệ sĩ cùng thời tôi xưa bây giờ cũng sống nghĩa tình lắm, thương yêu nhau như gia đình nên tôi chẳng nỡ đi đâu được dù các con cứ giục đến ở cùng chúng cho tiện chăm nom lúc trái gió trở trời”.
 
Lối vào “xóm kịch nghệ” xưa bây giờ chen chúc hàng quán.
 Ảnh: Hạnh vân
 
Hạnh Vân
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P cuối): Manh mối không ngờ tới

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P cuối): Manh mối không ngờ tới

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Vụ tạt a-xít vào chị N tại khu bếp của trạm dừng nghỉ đã khiến người phụ nữ này tổn hại tới 68% sức khỏe, không thể lấy lại dung mạo như cũ. Công an tỉnh Hòa Bình xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên đã giao Phòng Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp với Công an huyện Cao Phong nhanh chóng tìm ra hung thủ.

Thiếu niên 13 tuổi đuối nước, các bạn tưởng đùa giỡn

Thiếu niên 13 tuổi đuối nước, các bạn tưởng đùa giỡn

Xã hội - 2 giờ trước

H. cùng nhóm bạn đi tắm và câu cá tại hồ nước ở phường Thới Hòa. Sau đó, H. bơi ra xa và bị chuột rút rồi đuối nước. Tuy nhiên, các bạn khác tưởng H. đang đùa giỡn.

Bắt quả tang thai phụ 8 tháng sử dụng ma tuý ở Hà Nội

Bắt quả tang thai phụ 8 tháng sử dụng ma tuý ở Hà Nội

Pháp luật - 2 giờ trước

Quá trình khám xét, cơ quan Công an phát hiện một phụ nữ dù đang mang thai 8 tháng nhưng vẫn sử dụng ma tuý cùng 2 đối tượng khác.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 19/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 19/5/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 19/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Phát hiện đạn 'khủng' khi đào móng thi công trạm y tế

Phát hiện đạn 'khủng' khi đào móng thi công trạm y tế

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Quá trình đào móng thi công trạm y tế, người dân phát hiện một quả đạn còn nguyên đầu nổ. Hiện lực lượng chức năng cắm biển cảnh báo nguy hiểm để tiến hành các bước xử lý.

Cà Mau đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Cà Mau đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Cà Mau đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn.

Hà Nội: Sở GTVT yêu cầu làm rõ thông tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông có lãi tăng vọt

Hà Nội: Sở GTVT yêu cầu làm rõ thông tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông có lãi tăng vọt

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông báo cáo năm thứ 2 liên tiếp có lãi, riêng năm 2024 vừa qua lãi đến 13 tỷ đồng. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị làm rõ thông tin trên.

Tuyệt đối không dùng hội trường xã, nhà văn hóa để giới thiệu sản phẩm, bán hàng

Tuyệt đối không dùng hội trường xã, nhà văn hóa để giới thiệu sản phẩm, bán hàng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương trên địa bàn tuyệt đối không cho phép tổ chức các sự kiện, hội thảo bán hàng đa cấp, giới thiệu sản phẩm, bán hàng khuyến mại tại hội trường xã, nhà văn hóa thôn, bản, phố.

Lịch cúp điện Tiền Giang tuần này (từ 20 – 26/5/2024): Hàng loạt khu dân cư không có điện để dùng từ 8 - 10 tiếng/ngày

Lịch cúp điện Tiền Giang tuần này (từ 20 – 26/5/2024): Hàng loạt khu dân cư không có điện để dùng từ 8 - 10 tiếng/ngày

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện mới nhất của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), trong tuần nhiều khu dân cư thuộc khu vực tỉnh Tiền Giang bị mất điện từ sáng sớm, có nơi cả ngày không có điện để dùng.

Cháy chung cư mini 9 tầng, nhiều người leo lên mái chờ giải cứu

Cháy chung cư mini 9 tầng, nhiều người leo lên mái chờ giải cứu

Xã hội - 4 giờ trước

Nhiều người leo lên mái nhà chờ giải cứu trong vụ cháy chung cư mini trưa 19-5 ở quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

Top