Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hốt hoảng biết mình mắc ung thư đại trực tràng chỉ vì bỏ qua dấu hiệu rất nhiều người gặp phải

Thứ ba, 06:45 16/06/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh nhân Nguyễn Văn H. (70 tuổi, trú tại TP Hà Nội) đã bất ngờ phát hiện bị ung thư đại trực tràng từ các dấu hiệu nhiều người mắc phải nhưng vẫn hay bỏ qua là đau bụng âm ỉ, đại tiện vài lần phân nát…

Theo chia sẻ của bệnh nhân N.V.H., khoảng 1 tháng nay, ông thi thoảng xuất hiện đại tiện phân nát, kèm theo đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, hạ vị, không quặn thành cơn. Bệnh nhân sau đó đã đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Xét nghiệm bộ dấu ấn ung thư đại trực tràng, trong đó có chỉ số CEA là 8.92 ng/mL tức tăng gấp đôi giới hạn bình thường.

Nhận thấy chỉ số bất thường, bệnh nhân được khuyên tới bệnh viện để được thăm khám và nội soi đánh giá thêm. Bệnh nhân đã được các BS nội soi đại trực tràng, kết quả có 01 polyp kích thước xấp xỉ 3mm. Tuy nhiên, vị trí trực tràng cách rìa hậu môn khoảng 10cm, có 01 khối sùi loét kích thước xấp xỉ 3cm, bờ nham nhở, chạm đèn soi dễ chảy máu. Nghi ngờ khối u ác tính, bác sĩ đã tiến hành sinh thiết 05 mảnh tại khối sùi làm giải phẫu bệnh và cho kết quả bệnh nhân bị ung thư trực tràng.

Bệnh nhân H. đã được chỉ định chụp cắt lớp vi tính đánh giá thêm. Hình ảnh chụp CT128 dãy có tiêm thuốc cản quang của bệnh nhân H. cho thấy ngoài tổn thương ung thư trực tràng còn có vài hạch trong ổ bụng và khoang sau phúc mạc. Nằm chuỗi bệnh viện liên kết, bệnh nhân H. đã được làm thủ tục nhanh chóng để chuyển sang Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô phẫu thuật.

Hốt hoảng biết mình mắc ung thư đại trực tràng chỉ vì bỏ qua dấu hiệu rất nhiều người gặp phải - Ảnh 2.

Ung thư đại trực tràng phát hiện sớm tỉ lệ sống cao

Theo ThS.BS Đỗ Đức Linh - chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, chụp cắt lớp vi tính trong bệnh lý ung thư đại trực tràng có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá chính xác kích thước, vị trí của tổn thương; mức độ xâm lấn các cơ quan, tổn thương di căn các hạch cũng như các tạng ở xa như gan, phổi, xương... Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.

PGS.TS Đoàn Hữu Nghị - Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, chuyên gia ung bướu – Bệnh viện đa khoa MEDLATEC cho biết, ung thư trực tràng xếp thứ 2 thế giới về số lượng người mắc, ngang hàng với ung thư gan nguyên phát. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi cao hơn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. 

Bệnh nhân ung thư trực tràng sau phẫu thuật sống thêm được 5 năm, nhiều hơn bệnh nhân ung thư gan, ung thư dạ dày hay ung thư thực quản. Bệnh nhân H. do may mắn phát hiện bệnh sớm, bệnh nhân có thể được cắt bỏ khối u và đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị cũng như cơ hội kéo dài sự sống được tới 10 năm.

Từ trường hợp của bệnh nhân H, các chuyên gia khuyến cáo, ung thư đại trực tràng thường không biểu hiện các triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn sớm. Biểu hiện sớm hay gặp như rối loạn tiêu hóa không điển hình lẫn với các triệu chứng bệnh khác: ợ hơi, chậm tiêu, chướng bụng, đau bụng nhẹ, rối loạn đi ngoài: hay mót đại tiện, táo bón, khó rặn,... 

Các rối loạn bài tiết phân: táo bón hay đi phân lỏng bất thường, kéo dài, phân nhỏ so với bình thường, có máu trong phân; các dấu hiệu khác mệt mỏi, sụt cân,... Việc tầm soát ung thư là điều cần thực hiện định kỳ 6 tháng/ lần, ngay cả khi cơ thể bạn không xuất hiện các dấu hiệu nói trên.

Trong đó, những người có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng như:

Người trên 50 tuổi.

Cá nhân hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bệnh lý liên quan đến đường ruột, polyp đại tràng, polyp trực tràng, ung thư đại trực tràng,…

Người thường xuyên bị táo bón, đại tiện ra máu không rõ nguyên nhân.

Người có lối sống ăn uống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Người bị viêm loét đại trực tràng, có tiền sử mắc bệnh Crohn.

Theo các chuyên gia, vì triệu chứng của ung thư đại, trực tràng dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác nên khi đi khám người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm, kỹ thuật chuyên dụng để được theo dõi, chẩn đoán chính xác. Thông thường các xét nghiệm, kỹ thuật được chẩn đoán, tầm soát ung thư đại trực tràng gồm: Xét nghiệm CEA; xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, sinh thiết; nội soi trực tràng và chụp cắt lớp vi tính.

Phương Thuận

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 9 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 10 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 13 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top