Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nhỏ cũng bị đột quỵ, cha mẹ bỏ qua dấu hiệu ban đầu dễ khiến trẻ nguy hiểm

Thứ hai, 14:24 15/06/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Đột quỵ rất dễ gặp trong những ngày nắng nóng hiện nay và thường xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên mới đây, các bệnh viện đã ghi nhận trẻ nhỏ cũng bị đột quỵ. Cha mẹ thường nhầm lẫn bỏ qua khiến trẻ gặp nguy hiểm.


Trẻ nhỏ cũng bị đột quỵ

Mới đây, một bé gái 10 tuổi ở Hậu Giang đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng xuất huyết não. Trước khi bị đột quỵ bé đang đi học bình nhưng đột ngột có biểu hiện đau đầu dữ dội, nôn ói. Ngay sau khi được người nhà đón về, bé không nói rõ, chân không đứng vững nữa và được chuyển ngay vào bệnh viện. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bé bị dị dạng mạch máu não bẩm sinh cần can thiệp nội mạch bằng công nghệ DSA. May mắn xử lý kịp thời, bé đã tỉnh, sức khỏe diễn biến tốt.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị đột quỵ mà người lớn thường không để ý. Tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cũng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi chỉ 3 tuổi bị đột quỵ. Người nhà đưa bé đến khám tại địa phương trong tình trạng lơ mơ dần, được theo dõi viêm màng não.

Trẻ nhỏ cũng bị đột quỵ, cha mẹ bỏ qua dấu hiệu ban đầu dễ khiến trẻ nguy hiểm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa


Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, đột quỵ ở trẻ em ngoài phân loại theo xuất huyết, nhồi máu như đột quỵ người lớn sẽ phân theo tuổi. Đột quỵ xảy ra từ 28 tuần thai đến 28 ngày sau sinh là đột quỵ chu sinh và đột quỵ trẻ em từ 28 ngày sau sinh đến 18 tuổi.

Đột quỵ ở trẻ em bản chất không khác đột quỵ ở người lớn đều là tình trạng nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Đột quỵ trẻ em phần lớn là xuất huyết não. Nguyên nhân là do vỡ dị dạng mạch máu bẩm sinh mà không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc một số ít có biểu hiện. Triệu chứng như đau đầu, co giật, động kinh, rối loạn thị lực, rối loạn phối hợp vận động… Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chủ quan, nhầm lẫn với bệnh lý khác mà khiến trẻ gặp nguy hiểm khi cấp cứu chậm.

Xử trí sớm hồi phục cao

PGS.TS. BS Kiều Đình Hùng - Khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện ĐH Y Hà Nội) chia sẻ rằng, đột quỵ hay còn gọi là tai biến là căn bệnh nguy hiểm có khả năng cướp đi tính mạng của bệnh nhân rất nhanh chóng. Nếu có qua khỏi thì 70% sẽ để lại di chứng ở các mức độ khác nhau. Do đó việc xử trí sớm và đúng cách vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân tăng khả năng điều trị và phục hồi.

Đột quỵ được chia thành 2 loại là chảy máu và nhồi máu (tắc mạch), nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và điều trị khác nhau. Dấu hiệu đột quỵ thường thấy là đau đầu dữ dội, liệt ½ người hoặc nói khó, nặng hơn có thể đi vào lơ mơ và hôn mê. Những bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch hoặc dị dạng động tĩnh mạch, phình mạch não… hay xảy ra. Khi có các dấu hiệu trên bệnh nhân cần phải nhập viện ngay.

Thông thường các bác sĩ sẽ chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ, kèm theo chụp mạch não sẽ biết được loại đột quỵ do chảy máu hay do tắc mạch. Trường hợp đột quỵ do chảy máu trên phim chụp mạch nếu có dị dạng hoặc phình mạch cần phải xử trí cấp cứu có thể phẫu thuật hoặc can thiệp mạch. Nếu trước đây phẫu thuật là chủ yếu, ngày nay cần thiệp mạch là phương pháp tối ưu nhất vì ít làm tổn thương đến não. Trường hợp khối máu tụ lớn có thể cần phải phẫu thuật để lấy khối máu tụ để giải phóng chèn ép não. Trường hợp đột quỵ do tắc mạch nhỏ, dùng thuốc tiêu sợi huyết sẽ giúp tiêu cục máu đông và tái thông mạch máu.

Những trường hợp tắc mạch lớn bệnh nhân nhập viện trước 6 giờ (tốt nhất trước 3 giờ), bác sĩ sẽ dùng ống thông hút khối máu đông làm tắc mạch, thường kết quả rất tốt. Bệnh nhân có thể tỉnh táo và hết liệt ngay sau khi can thiệp. Còn những trường hợp đến muộn không có chỉ định tái thông, thuốc tiêu sợ huyết kết quả rất hạn chế.

Các chuyên gia khuyến cáo, với đột quỵ trẻ em rất khó phòng ngừa do không thường gặp và nhiều yếu tố nguy cơ. Một khi bệnh nhi đã có đột quỵ, sau khi điều trị đột quỵ cấp cần phòng ngừa tái phát bằng việc tìm nguyên nhân, yếu tố nguy cơ để có cách điều trị các nguyên nhân bệnh nền phù hợp. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như nhức đầu đột ngột, nôn, yếu liệt nửa người…

Phát hiện sớm các dị dạng mạch máu não bằng cách chụp MRI não và mạch não để tầm soát, đặc biệt là những người trong gia đình có tiền sử dị dạng mạch não. Ngoài ra cần phải phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường và các bệnh tim mạch. Ở trẻ nhỏ thường đột quỵ chủ yếu là do dị dạng mạch máu não nhưng cha mẹ cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau xanh để trẻ có sức đề kháng.

Phương Thuận

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 14 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 15 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top