Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biệt động Sài Gòn: Trên đỉnh vinh quang

Giadinh.net - Tuy chỉ có 4 tập, nhưng có thể nói phim “Biệt động Sài Gòn” (BĐSG) là bệ phóng tên tuổi của hàng loạt diễn viên từ vai chính đến vai phụ.

>> Biệt động Sài Gòn: Những điều không có trên màn ảnh

Thành công của bộ phim cũng đã mang đến những câu chuyện vô cùng thú vị cho những người trong cuộc.

Và những giây phút đó lắng đọng trong ký ức suốt cuộc đời người nghệ sĩ. Sau khi Giadinh.net.vn đăng tải loạt bài về phim này, chúng tôi đã nhận được phản hồi của nhiều người trong cuộc. Xin chuyển đến độc giả “những bí mật cuối cùng” này.

Chen lấn chết người, đổ tường vì... mua vé xem phim

Theo ký ức của nhiều người chứng kiến thời điểm bộ phim được công chiếu, bộ phim đã lập nhiều kỷ lục về số lượng người xem, và về những cơn sốt dư luận.

Ông Vũ Văn Nha  - Chủ nhiệm phim nhớ lại: “Lượng khán giả đến xem đông như kiến. Tôi còn nhớ khi phim chiếu ở Cổ Nhuế - Hà Nội, vì quá đông người chen lấn mua vé vào xem, đã làm đổ tường và gây chết người. Lúc đó giá vé là 3-5 hào/vé. Có lẽ đây là bộ phim duy nhất có tới 10 triệu lượt khán giả xem trên màn ảnh rộng.

Các diễn viên chụp ảnh cùng các nguyên mẫu BĐSG.

Đoàn làm phim đi đến đâu cũng được mọi người đón tiếp rất nồng nhiệt, tung hoa chào đón, thậm chí chẳng khác gì đón nguyên thủ. Tôi còn nhớ, khi vào miền Nam công chiếu, người ta trải thảm đỏ để cả đoàn bước vào, hai bên người đứng đông nghẹt tung hoa. Trước mỗi buổi chiếu bao giờ cũng là màn giới thiệu và ra mắt của đoàn làm phim và diễn viên. Phim kết thúc nhưng rất lâu đoàn mới được ra về vì nhiều khán giả còn chạy lên ôm chầm lấy chúng tôi để cảm ơn. Chiếu ở tỉnh nào Đoàn cũng được mời cơm, chăm sóc. Rồi đoàn còn mang phim đến nhà riêng của đồng chí Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ chiếu và cũng được tiếp đãi rất nồng hậu”.

Người chiến sĩ biệt động bị bắn trên đường phố 1968 là ai?

Trong phim cũng như ngoài đời, chiến sĩ này bị tướng ngụy Nguyễn Ngọc Loan xử tử ngay giữa đường phố Sài Gòn. Ông Vũ Văn Nha nhớ lại:

“Phim hoàn thành và đã chiếu được một thời gian thì một hôm, có một phụ nữ miền Tây đến gặp tôi. Bà ấy khoảng 40 tuổi mang theo mía và mấy con vịt để làm quà cho tôi. Bà ấy xưng là vợ của chiến sĩ biệt động Lý Cảnh Nè và nói: “Vừa rồi tôi có được xem phim Biệt Động Sài Gòn, thấy có nói về cái chết của anh ấy, nhưng đến giờ vẫn chưa được phong là liệt sĩ”.

Tôi có đưa biếu bà ấy mấy chục ngàn bảo cứ về quê đi rồi tôi sẽ tìm hiểu. Nhưng sau đó tôi được thông tin bà ấy đã chuyển đi, không còn biết tìm ở đâu nữa”.

Đạo diễn Long Vân cũng lim dim mắt tận hưởng những ký ức không thể nào quên từ những ngày đầu bộ phim được công chiếu: “Sau khi ra mắt được một thời gian, chúng tôi nhận được chỉ thị đem phim đến chiếu tại nhà cho ông Trường Chinh (khi ấy là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) xem. Ông Trường Chinh bảo phim hay quá và hỏi có phải nhờ chuyên gia nước ngoài làm giúp không mà được như thế? Nói chung dư luận và báo chí đồng lòng khen bộ phim hoành tráng và xúc động.

Có một chi tiết tôi rất nhớ, đó là khi phim được chiếu ở rạp Tháng Tám (Hà Nội), mỗi nhân viên được mua 10 - 20 vé xem. Vì kinh tế khó khăn nên họ tuồn vé ra “chợ đen” kiếm tí cải thiện, nên gặp tôi là họ tay bắt mặt mừng lắm. Còn những người trông xe ở đó cũng cám ơn chúng tôi rối rít, thậm chí còn mời đi uống bia, vì nhờ có phim này mà tiền trông giữ xe lúc nào cũng rủng rỉnh”.

Nhấp chén trà, đạo diễn Long Vân kể tiếp: Tuy nhiên thỉnh thoảng bộ phim cũng gây ra hiệu ứng ngược chiều. Một lần, tôi đi uống nước ở phố Trần Hưng Đạo, bà bán nước biết tôi là đạo diễn bảo: “Đáng lẽ là tôi không lấy tiền của ông nhưng mà vì ông cho Sáu Tâm chết sớm quá nên tôi phải lấy, tôi thương nó lắm”.

Những chuyện như thế thì nhiều lắm, nhiều đến nỗi, năm ngoái, đi nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn, một cô y tá giận dỗi: “Cháu xem phim BĐSG không dưới 10 lần. Nhưng khi xem xong, bọn con gái chúng cháu đều trách bác vì bác để cho Huyền Trang chết. Khi cô ấy chết, chán quá, cháu không muốn xem nữa, thế là cứ phải xem đi xem lại mãi mới hết phim”.

Lẽ ra phim đã... hay hơn nhiều

Trong quá trình quay phim, có một sự kiện làm cả đoàn “suy sụp”. Đó là đã khởi quay 5 tháng, được 50 phút phim của cả tập 1 và 2, nhưng đến khi in tráng thì phim hỏng hết.

Diễn viên Thanh Loan - vai Ni cô Huyền Trang.

Thế là bao nhiêu cảnh quay, bao nhiêu công sức diễn viên và bộ phận hậu cần bị xóa xổ, bao nhiêu tiền bạc đã tiêu mà không mang lại hiệu quả gì. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi hãng phim ở Hà Nội phải cử phái đoàn vào kiểm tra xem hỏng ở đâu, vì sao hỏng, trách nhiệm thuộc về ai? Người này đổ lỗi cho người kia, cuối cùng truy ra mua phải phim mốc. Mất tinh thần. Nhưng phải nghiến răng mà quay lại.

Trong hoàn cảnh ấy, dù cố gắng rất nhiều nhưng cảm xúc của lần diễn lại ấy vẫn không thể bằng lần quay đầu. “Nếu không hỏng phim, hẳn công chúng sẽ được xem một tác phẩm điện ảnh hoàn thiện hơn nữa” - đạo diễn Long Vân cho biết.

Tật xấu của đạo diễn - chuyện giờ mới kể

Nhiều diễn viên đã vui vẻ kể cho chúng tôi về “tật xấu” của Long Vân trên trường quay. Đó là cái tính nóng như lửa và lối nói thẳng ruột ngựa, mạnh như búa bổ của ông. Đạo diễn Long Vân cũng đã thật thà thú nhận điều này, ông kể: “Trong một cảnh quay huy động hai, ba trăm người, chờ mãi nhưng cậu phụ trách đạo cụ vẫn chưa đến. Sau đó tôi phát hiện ra cậu ta đi tán gái. Giận quá, khi cậu ta đến, tôi giơ chân đạp cậu ta ngã xuống sông. Tính tôi nóng nhưng chóng quên, còn sau đó cậu ta kiện lên ban giám đốc. Thì tôi cũng “thành khẩn” nhận lỗi nóng tính.

Một tật xấu nữa là khi bực tức tôi hay nói tục. Tuy nhiên có lúc nói tục là chỉ để “kích” diễn viên. Chẳng hạn, khi thấy Thúy An (vai người yêu Sáu Tâm) đóng một cảnh cần khóc tức tưởi, nhưng cô ấy chỉ khóc được hờ hờ, tôi bèn ghé vào tai cô ấy nói: “Mày diễn như c... tao ấy”. Ngay lập tức cô ấy òa khóc, máy quay lia ngay, thế là thành công.

Theo ông Vũ Văn Nha thì một trong vài “tật xấu” nữa của đạo diễn Long Vân là bệnh hay cãi nhau. Nhưng kể cũng lạ, có nhiều cuộc cãi nhau như thế đã làm bật ra nhiều ý tưởng hay.

“Có buổi tôi và anh Long Vân cãi nhau suốt đêm ấy chứ - ông Nha kể - Chẳng hạn như cảnh bắt trung tá Cordel. Ông Long Vân muốn để cho nó vào khách sạn chơi gái và bị ta bắt sống. Tôi bảo, Mỹ nó không ngu thế đâu, phải để cảnh bắt gay cấn và thật hơn nữa. Thế là tôi và ông ấy cãi nhau. Tôi phải mua chục quả trứng vịt lộn và một chai rượu, vừa uống vừa cãi nhau với ông ấy cả đêm. Cuối cùng tôi phải đưa ra “tối hậu thư” rằng nếu anh không nghe tôi chi tiết đó thì ngày mai tôi bỏ về Hà Nội, không làm phim với anh nữa, thì ông ấy mới chịu xuống nước. Và cảnh quay đã thực hiện việc bắt Cordel ở trên sông Sài Gòn, hợp lý hơn.

Nhưng đến cảnh đánh đại sứ quán Mỹ thì anh ấy nhất quyết không chịu nghe tôi. Xe tăng húc vào đại sứ quán, xe vẫn ở ngoài, tường không đổ mà người ở trong lại bị thương chạy ra, thì khá vô lý...”

Chuyện kể của em bé bán báo

Kể về bộ phim này, Nguyễn Vân Dung (con gái của đạo diễn Long Vân, người thủ vai em bé bán báo) kể: “Tuy vai em bé trong phim Biệt động Sài Gòn không phải là vai diễn đầu đời của tôi, nhưng có khá nhiều chuyện đáng nhớ. Vai đầu tiên tôi đóng là vai em bé câm trong phim “Những đứa con”. Từ đầu đến cuối chỉ ú ớ rồi đến khi kết thúc bộ phim mới được nói mỗi một câu “em bé”.

Diễn viên Vân Dung trong vai cô bé bán báo

Bộ phim thứ 2 tôi tham gia là “Mẹ vắng nhà” của đạo diễn Khánh Dư. Chú Khánh Dư tìm đến nhà tôi, nói chuyện với bố mẹ để mời tôi đóng phim. Hôm sau chú ấy đến nhà, lúc đó tôi đang chơi ở sân, chú ấy bảo: “Nào, theo các chú đi đóng phim nào”. Cũng chả kịp suy nghĩ là đi đâu, đóng như thế nào mà đồng ý luôn: “Vâng, chú chờ cháu tí”. Thế là lên nhà tự gấp quần áo cho vào vali. Trước khi đi còn kịp lấy bánh xà phòng 72 của mẹ cắt làm đôi rồi viết một mảnh giấy để lại: “Mẹ cho con xin một nửa”. Đi mà không cần gặp bố mẹ. Lúc đó tôi mới 6 tuổi.

Vì cứ phải đi đóng phim liên tục như thế nên việc học cũng bị gián đoạn liên tục, nay trường này mai trường khác. Đóng phim “Cho cả ngày mai” (đạo diễn Long Vân) thì quay ở Vũng Tàu. “Mẹ vắng nhà” thì quay ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thành ra tôi rất nhiều bạn bè thân mà cho đến tận bây giờ vẫn liên lạc với nhau.

Cô tiếp viên hàng không Vân Dung bây giờ.

Khi tham gia Biệt động Sài Gòn tôi mới khoảng 15 tuổi. Lúc bố Long Vân bảo đóng vai em bé bán báo tôi đã ngần ngại vì thứ nhất là vai phụ, lại vào tận Sài Gòn, hơn nữa lại đi mấy năm liền. Nhưng bố bảo: “Con đừng có coi thường vai đấy. Tuy là vai phụ nhưng bố tin là sẽ rất ấn tượng”. Lúc đó cũng đang dịp nghỉ hè, cũng coi như là một chuyến đi du lịch nên tôi gật. Sau này mới biết, hóa ra bố muốn tôi đi đóng phim cũng một phần vì đi lâu ngày nên bố muốn tôi vào đấy cho có bố có con.

Về đất diễn thì vai đó cũng ngắn, chỉ có vài cảnh thôi. Ngay tên của nhân vật cũng không có nhưng có  lẽ do mọi người ấn tượng cảnh tra tấn nên vai diễn của tôi cũng được nhớ nhiều đến chăng? Tôi rất sợ rắn nên lúc đầu đọc kịch bản ở nhà, thấy cảnh đó tôi đã bảo: “Con không đóng cảnh này đâu đấy”. Bố trấn an: “Cứ yên tâm, bố không bắt con đóng cảnh ấy đâu mà sợ”.

Đến khi chuẩn bị quay, vẫn thấy bố hướng dẫn phải làm thế này thế này. Tôi hỏi thì bố vẫn bảo “cứ yên tâm”. Nhưng vừa nhìn thấy thùng rắn thì tôi đã khóc váng lên. Các chú trong đoàn phải đến trấn an, bảo không sao đâu, có người giữ chân cháu ở trên rồi, rắn không với tới được đâu mà sợ.

Biệt động Sài Gòn chưa phải là “đứa con” cưng nhất

Đó là lời tâm sự thật lòng của đạo diễn Long Vân. Theo ông, về bộ phim Biệt động Sài Gòn, ông tự hào vì nó đạt kỷ lúc về số lượng người xem.

“Đó là bộ phim dễ làm cho người ta thích nhưng đó lại chưa phải bộ phim mà tôi thích. Tôi thích nhất là phim Giải phóng Sài Gòn, bộ phim làm trong suốt 12 năm, mất rất nhiều công sức. Sau đó là phim Hẹn gặp lại Sài Gòn. Còn bộ phim xúc động, có giá trị nghệ thuật cao là Cho cả ngày mai.

Cảnh bị cưa chân, tôi phải mặc chiếc quần rộng để cột cái chân lên đi cho khỏi lộ. Để thể hiện đúng cái dáng đi của người bị cụt chân, trong vòng một tuần, cứ đi học về là bố lại bảo tôi co chân, chống nạng đi mấy vòng quanh sân ở Đồn Đất. Đi thì không khó nhưng mà ngượng lắm. Bọn trẻ con cứ thấy tôi đi là nhìn nhau cười vang. Bố bảo, phải chịu khó tập cho giống, không thì hỏng hết phim của bố.

Đóng xong tôi cũng không ngờ là bộ phim đó có ảnh hưởng như thế. Mỗi khi đi học ở Sài Gòn các bạn cứ nhìn tôi chỉ trỏ: “Con bé bán báo đấy”. Cho đến tận bây giờ, mỗi khi đi ra ngoài đường hay đi đâu đó, thỉnh thoảng tôi vẫn bị người yêu mến phim đó nhận ra: “Trông em quen quen, hình như là trong phim Biệt động Sài Gòn thì phải”. Mọi người nhận ra tôi là bởi... bộ răng dài. Hồi đó, người thì nhỏ nhưng răng thì dài nên bây giờ nhìn cái là mọi người nhận ra ngay.

Sau này tôi có thi vào trường Sân khấu Điện ảnh ở TP HCM (cùng với khóa của Lý Hùng, Diễm Hương...). Ra trường có tham gia một vai phụ trong “Người đàn bà bị săn đuổi (ĐD Trần Phương), phim “Tình đời”... Học xong, không hiểu số phận đưa đẩy thế nào lại tôi rẽ sang làm tiếp viên hàng không.

Sau đó, tôi lập gia đình và sinh con nên cũng muốn dành thời gian cho gia đình vì đi máy bay nhiều cũng rất mệt. Bây giờ tuy không còn dính dáng đến điện ảnh nữa nhưng mỗi khi xem lại một vở kịch nào đó vẫn thấy thích, và còn nghĩ, giá là mình thì mình sẽ xử lý khác...”

Hoàng Hải - Thanh Hà

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vợ chồng Phương Trinh Jolie kỷ niệm 2 năm ngày cưới: Quẩy tưng bừng tại Thái Lan, bao trọn du thuyền sang chảnh

Vợ chồng Phương Trinh Jolie kỷ niệm 2 năm ngày cưới: Quẩy tưng bừng tại Thái Lan, bao trọn du thuyền sang chảnh

Giải trí - 5 phút trước

Sau 3 năm yêu đương, lễ cưới của Lý Bình và Phương Trinh Jolie diễn ra vào tháng 4/2022.

Lý Hải: Rất sợ bị gọi là 'ông hoàng phòng vé'

Lý Hải: Rất sợ bị gọi là 'ông hoàng phòng vé'

Giải trí - 29 phút trước

Lý Hải cho biết, công việc của anh là lui về phía sau để hỗ trợ diễn viên tỏa sáng, vì vậy rất sợ bị gọi là "ông hoàng phòng vé" hay "ông vua phim Việt".

'Người đẹp Tây Đô' Hồng Ánh và chồng - nhà phê bình văn học: Hôn nhân đời thực 15 năm chưa con cái

'Người đẹp Tây Đô' Hồng Ánh và chồng - nhà phê bình văn học: Hôn nhân đời thực 15 năm chưa con cái

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Hồng Ánh và nhà phê văn học Thanh Sơn có cuộc hôn nhân bình yên và được nhiều khán giả mến mộ. Dù đã kết hôn 15 năm nhưng cặp đôi vẫn chưa có con, tình cảm luôn mặn nồng ấm cúng.

Thiều Bảo Trâm bị 'team qua đường' bắt gặp sau chuyến đi Pháp thăm bạn trai, thái độ ra sao khi phát hiện ống kính?

Thiều Bảo Trâm bị 'team qua đường' bắt gặp sau chuyến đi Pháp thăm bạn trai, thái độ ra sao khi phát hiện ống kính?

Giải trí - 1 giờ trước

Thiều Bảo Trâm đã về Việt Nam sau những ngày vi vu cùng “người ấy” ở Pháp.

Thí sinh Hoa hậu Ecuador bị sát hại, qua đời ở tuổi 23

Thí sinh Hoa hậu Ecuador bị sát hại, qua đời ở tuổi 23

Giải trí - 3 giờ trước

Người đẹp Landy Párraga - thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Ecuador 2022 - đã qua đời sau khi bị sát hại bằng súng tại một nhà hàng.

Nam ca sĩ Việt gặp vận xui ở trời Tây: Bị ngã trẹo chân, thất lạc vali nên gần 1 tuần không dám gội đầu

Nam ca sĩ Việt gặp vận xui ở trời Tây: Bị ngã trẹo chân, thất lạc vali nên gần 1 tuần không dám gội đầu

Giải trí - 3 giờ trước

"Lần này là té ngồi giữa đường luôn không đứng dậy được, đau thấu trời xanh, bạn nhân viên phải dìu vào một bên, ngồi đó nghỉ một tiếng và quyết định đi taxi về", ca sĩ Đan Trường chia sẻ.

Ký ức những ngày 30/4 không bao giờ quên của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Ký ức những ngày 30/4 không bao giờ quên của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - "Thôi, vĩnh biệt những đêm dài lo âu thao thức trong ánh đèn mù. Thôi, từ nay giấc ngủ con cái chúng ta sẽ không còn bị khuấy động bởi tiếng bom đạn gầm rú," đạo diễn Đặng Nhật Minh đọc lời bình trong phim tài liệu "Tháng Năm – Những gương mặt".

Cận gương mặt tuổi 48 trẻ đẹp ngỡ ngàng của Trương Ngọc Ánh

Cận gương mặt tuổi 48 trẻ đẹp ngỡ ngàng của Trương Ngọc Ánh

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Trương Ngọc Ánh mới đây đã ngồi "ghế nóng" trong một cuộc thi. Điều khiến khán giả chú ý chính là gương mặt tuổi 48 trẻ trung gây ngỡ ngàng của nữ diễn viên này.

Hoa hậu Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa đồng loạt check-in địa điểm đặc biệt kỷ niệm 30/4

Hoa hậu Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa đồng loạt check-in địa điểm đặc biệt kỷ niệm 30/4

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Dàn Hoa - Á hậu: Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa, Bảo Ngọc,... đồng loạt khoe ảnh tại Dinh Độc Lập chào mừng lễ kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2024).

Nữ NSND là tượng đài sắc đẹp, U60 nuột nà, đời thực viên mãn bên chồng, khác vẻ cay nghiệt ở phim

Nữ NSND là tượng đài sắc đẹp, U60 nuột nà, đời thực viên mãn bên chồng, khác vẻ cay nghiệt ở phim

Giải trí - 18 giờ trước

Ở ngoài đời, NSND Thu Hà có cuộc sống bình yên, viên mãn bên chồng con. Cô cũng được ngưỡng mộ vì sở hữu nhan sắc trẻ đẹp không tuổi.

Top