Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ kiện bản quyền "Biệt động Sài Gòn": Kiện cáo chỉ tốn giấy mực!

Giadinh.net - "Bới móc lên chỉ làm xấu mặt những người sắp chết. Ông Lê Phương gần 80 rồi, ông Nguyễn Thanh thì sức khỏe không tốt, tôi thì đi tập tễnh thế này... Sắp xuống lỗ hết cả rồi" - đạo diễn Long Vân.

>> Nhà báo Nguyễn Thanh: “Vì sao 22 năm tôi mới đi kiện?”
>>
Nhà biên kịch Lê Phương: 90% giá trị kịch bản là của tôi

Chỉ  gặp mặt nhà báo Nguyễn Thanh đúng 23 năm sau ngày hoàn thành, nhưng vì là người trong cuộc, nên đạo diễn phim “Biệt động Sài Gòn” (BĐSG) Long Vân cũng đã cung cấp cho Báo Gia đình & Xã hội nhiều chi tiết liên quan đến quá trình xây dựng kịch bản.

Khi nhận kịch bản, tôi không nghe nói đến cái tên Nguyễn Thanh

- Hồi bắt đầu làm phim, ông có nghe Lê Phương nói gì về Nguyễn Thanh không?

- Tôi không nghe thấy nói gì cả. Sự thực là như thế. Tôi không biết gì cả. Tôi chỉ nhận được kịch bản viết tay, chữ của ông Lê Phương, đề tác giả Lê Phương thôi. Và tôi chẳng có lý do gì mà không tin đó là kịch bản của ông Lê Phương cả vì trước đó, chính tôi mời ông Phương đi gặp các nguyên mẫu BĐSG. Gặp rồi thì phải viết kịch bản là chuyện đương nhiên.

- Tức là ông Lê Phương đã được đặt hàng?

- Đúng, năm 1981, khi đang làm phim “Cho cả ngày mai”, tôi gặp Thiếu tướng Hải Phụng – nguyên Tư lệnh BĐSG, lúc ấy đang là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP HCM. Vì đã xem một số phim của tôi, nên ông ấy đặt vấn đề: “Tôi rất muốn anh giúp làm một bộ phim về BĐSG, kinh phí chúng tôi chịu”. Tôi trả lời: “Tôi đã nghe nhiều chiến công lừng lẫy của các chiến sĩ biệt động, nên cũng rất khoái làm, chỉ có điều hiện giờ tôi chưa hiểu lắm về các anh, đề nghị anh cho mời các chiến sĩ biệt động lẫy lừng như ông Tư Chu, Bảy Bê... để tôi được gặp mặt”.

Ông Hải Phụng đồng ý ngay và tổ chức một cuộc liên hoan để tôi được tiếp xúc trực tiếp với những con người ấy. Gặp xong, tôi thấy rất phấn chấn vì những câu chuyện về họ đủ yếu tố để có một bộ phim hay. Mấy tháng sau, khi suy nghĩ chín muồi, tôi đề xuất dự định này với ông Hải Ninh, lúc ấy là Phó GĐ Hãng Phim truyện Việt Nam, phụ trách Xưởng phim I và đề nghị ông ấy cử một biên kịch (xin được giấu tên) đi cùng tôi để tìm hiểu viết kịch bản. Nhưng Hải Ninh bảo: “Ông đó chỉ làm thư ký cho mày thôi, tao muốn cho mày một nhân vật mà kết hợp với mày sẽ hiệu quả cấp số nhân. Đó là nhà văn Lê Phương”.

Trước đó, Lê Phương cũng viết kịch bản cho phim 2 tập “Nơi gặp gỡ của tình yêu” do tôi đạo diễn. Ông Lê Phương là một nhà văn hư cấu rất giỏi, nhưng để chắc chắn, tôi bàn với chủ nhiệm Vũ Văn Nha. Ông Nha cũng nói: “Mày đồng ý thì mời Lê Phương”. Và tôi đồng ý. Sau đó tôi dùng kinh phí của phim “Cho cả ngày mai” (chi phí ăn, ở, đi lại) để mời Lê Phương đi cùng tôi gặp các nguyên mẫu BĐSG. Khoảng 2 tháng sau, Lê Phương đến gặp tôi và ông Vũ Văn Nha trong thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ để trình bày về kết cấu kịch bản phim. Nghe xong, tôi bảo: “Cốt truyện này được, mày viết đi”.

Khoảng 3 tháng sau, Lê Phương đưa cho tôi bản viết tay kịch bản có tựa đề “Những thiên thần ra trận”.

Ông Nguyễn Văn Linh đã gợi ý đặt tên phim là Biệt động Sài Gòn

Ông Nguyễn Thanh nói rằng, cái tên mà ông Phương sửa thành “Những thiên thần ra trận” đã bị ông Tư Chu (nguyên mẫu vai Hoàng Sơn) phản đối, vì tên đó gợi đến đội quân “thiên thần mũ đỏ” của ngụy. Điều này ông có biết?

- Điều đó không đúng. Sự thực là thế này: Trong bữa tiệc gặp gỡ giữa đoàn làm phim và các đại diện của Biệt động Sài Gòn, có Bí thư Thành ủy lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Linh (sau là Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng) tham dự. Cùng bữa tiệc có ông Hải Phụng, Tư Chu... Ông Hải Phụng giới thiệu: “Đây là đạo diễn Long Vân, anh ấy đã làm nhiều phim và tôi đang nhờ anh ấy làm một bộ phim về BĐSG có tên là “Những thiên thần ra trận”.

Nghe vậy, ông Nguyễn Văn Linh nói: “Chưa ổn, bản thân BĐSG còn kỳ diệu hơn cả thiên thần ấy chứ. Các anh nên suy nghĩ đặt tên nào đó hay hơn”. Sau hôm đó, tôi cứ suy nghĩ mãi về cái tên phim. Sau khi gần hoàn thành tập 1, tôi báo cáo lãnh đạo Hãng là muốn đổi tên phim thành BĐSG. Tên này được chấp nhận.

Ông Nguyễn Thanh đã khiếu nại từ năm 1984

- Từ khi nào thì ông nghe được chuyện ông Nguyễn Thanh khiếu nại?

- Ngay khi hết tập 1, năm 1984.

- Cho đến bây giờ ông Thanh đã gặp ông lần nào để nói về chuyện này chưa?

- Cho mãi đến năm 2007, tôi mới gặp ông Thanh lần đầu tiên. Đó là lần ông ấy đến hỏi tôi một số thông tin với mục đích cùng cố tư liệu để thưa kiện.

- Kịch bản mà ông Lê Phương đưa ban đầu, khi lên phim có bị thay đổi nhiều không, thưa ông?

- Cốt truyện, kịch bản Lê Phương đưa lúc đầu chỉ có 2 tập. Về phương diện đạo diễn, thì tôi cũng phải thêm bớt, điều chỉnh một số chi tiết, thêm bớt một số nhân vật cho phim hợp lý và hấp dẫn hơn (ví dụ thêm nhân vật em bé bán báo, người chiến sĩ biệt động ngâm bài thơ “Từ ấy”... Một số nhân vật khác cũng được điều chỉnh, gia giảm cho hợp lý). Nhưng khi làm hết tập 2, thấy câu chuyện vẫn còn hấp dẫn, cảnh quay cũng dồi dào, nên tôi lại vạch hướng làm tiếp và mời ông Lê Phương khai triển kịch bản. Nên nói phim làm theo bao nhiêu phần trăm kịch bản thì cũng khó.

Ông Thanh còn nói rằng, các ông đã sửa nhiều chi tiết trong kịch bản và sự sửa này không đúng với sự thật lịch sử.

- Ông ấy nên phân tích là cái sự sửa đổi ấy có làm cho phim hay lên hay không. Anh là tác giả kịch bản, còn phim là của đạo diễn. Nói thế là không hiểu tính chất chuyên môn của đạo diễn. Nếu đạo diễn sửa mà kém hay đi hoặc bóp méo lịch sử, thì mới là vấn đề...

Bới móc lên chỉ làm xấu mặt những người sắp chết

Tại sao chỉ đến tập 2 của bộ phim thì cái tên Nguyễn Thanh mới xuất hiện bên cạnh cái tên Lê Phương, thưa ông?

- À, cái đó cũng rắc rối lắm, nhưng quan điểm của tôi không muốn làm rùm beng chuyện này lên làm gì. Bới móc lên chỉ làm xấu mặt những người sắp chết. Ông Lê Phương gần 80 rồi, ông Nguyễn Thanh thì sức khỏe không tốt, tôi thì đi tập tễnh thế này... Sắp xuống lỗ hết cả rồi.

Tại sao tôi không muốn bới móc lên? Nếu không có chiến công của các chiến sĩ BĐSG thì không có phim này. Nếu không có cuộc gặp với ông Hải Phụng, thì cũng không có phim này. Không có ông Nguyễn Văn Linh thì lại không có cái tên phim là BĐSG. Rồi ngay cái tên tập 3 là “Cơn giông” thì cũng là do ông Hải Ninh đặt. Nói như thế để thấy, không có công sức của đông đảo đội ngũ đoàn làm phim và những người có liên quan, lao động miệt mài trong suốt gần 4 năm, thì cũng chẳng có bộ phim để mà bây giờ hai ông lôi nhau ra tòa.

Theo ông, đề cương và giải pháp dựng chuyện chiếm bao nhiêu phần trăm trong kịch bản sau này (ông Lê Phương cho rằng nó chiếm 90% giá trị kịch bản - PV)?

- Người làm đề cương và cốt truyện phải là công đầu. Phim ảnh thế giới cũng để họ đứng hàng số 1.

Nhuận bút không đủ để hút thuốc lá Sông Cầu

- Dù thế nào thì cả ông Phương và ông Thanh đều là hai cộng sự của ông trong phim BĐSG. Ông muốn nói gì với họ qua vụ việc này?

* "Biệt động Sài Gòn": Những điều không có trên màn ảnh

- Hồi ấy nhuận bút biên kịch và đạo diễn ngang nhau. Thế nhưng cái tiền ấy tôi chỉ đủ tiêu vặt, không đủ hút thuốc lá Sông Cầu bao bạc và uống rượu cuốc lủi. Làm xong phim còn phải tạm ứng chi tiêu, hai năm sau mới trả hết. Mặt khác ông Phương cũng đã trả ông Thanh rồi, tên ông Thanh cũng có trên phim rồi. Thế thì kiện nhau về tiền nhuận bút làm gì. Đòi tiền rồi còn tính toán ra vàng, quy đổi thành nửa tỷ đồng (ông Thanh yêu cầu Hãng Phim truyện Việt Nam hoàn trả ông số tiền nửa tỉ đồng - PV) thì càng không nên và không có cơ sở.

Chính vì thế, giờ đây tôi nghĩ hai ông nên lấy sự đóng góp của mình vào bộ phim làm nguồn vui tuổi già. Kiện cáo nhau thế này chỉ tốn giấy mực vô ích thôi. 23- 24 năm rồi còn gì. Nếu tòa gọi tôi ra làm nhân chứng, tôi cũng sẽ nói như vậy.

- Xin cảm ơn ông!

Tôi sẵn sàng cùng ông Thanh đứng đơn

“Tôi năm nay đã 75 tuổi. Ông Thanh kém tôi 10 tuổi. Tôi là lính chống Pháp, ông Thanh là lính chống Mỹ. Cùng là những cựu chiến binh cầm bút mà phải đưa nhau ra toà để phân giải “phần anh phần tôi” về một cái kịch bản đã viết từ hơn 20 năm qua là chuyện thật đáng buồn. Sự nghiệp báo chí của ông Thanh thật đáng tự hào. Còn cái nghiệp cầm bút của tôi với hơn 20 đầu sách, gần 20 kịch bản phim nhựa và hàng trăm tập kịch bản phim truyền hình thì cũng là để an ủi lúc tuổi già.

Nhiều lúc tôi tự nghĩ không hiểu mình có gì thất thố mà ông bạn cộng tác lại bức xúc đến thế. Vì tiếng tăm ư? Thì việc là đồng tác giả với một nhà văn như tôi trên phim thiết tưởng cũng không vì thế mà làm giảm uy danh của một nhà báo như ông Thanh. Vì tiền bạc ư?

Ông Thanh chắc còn biết nhiều hơn tôi về chế độ nhuận bút của chúng ta thời ấy không thể nuôi sống chúng ta được mà chỉ đủ để động viên khích lệ chúng ta làm việc. Có thể do thiếu thông tin chính xác, ông Thanh đã tưởng tôi “đánh lẻ” đưa in sách báo rồi đề tên tác giả lung tung để lấy tiếng lấy tiền. Sự thực thì như tôi đã trình bày, chắc chắn không phải thế. Trong thư gửi ông Thanh tôi đã cung cấp cho ông đầy đủ thông tin về những nơi in ấn và sẵn sàng cùng ông ấy đứng đơn đòi quyền lợi, nếu ông ấy vẫn nhiệt tình làm chuyện đó...”. 

(Trích thư ông Lê Phương gửi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội)

(Còn nữa)

Hoàng Hải - Thanh Hà

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ký ức những ngày 30/4 không bao giờ quên của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Ký ức những ngày 30/4 không bao giờ quên của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - "Thôi, vĩnh biệt những đêm dài lo âu thao thức trong ánh đèn mù. Thôi, từ nay giấc ngủ con cái chúng ta sẽ không còn bị khuấy động bởi tiếng bom đạn gầm rú," đạo diễn Đặng Nhật Minh đọc lời bình trong phim tài liệu "Tháng Năm – Những gương mặt".

Cận gương mặt tuổi 48 trẻ đẹp ngỡ ngàng của Trương Ngọc Ánh

Cận gương mặt tuổi 48 trẻ đẹp ngỡ ngàng của Trương Ngọc Ánh

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Trương Ngọc Ánh mới đây đã ngồi "ghế nóng" trong một cuộc thi. Điều khiến khán giả chú ý chính là gương mặt tuổi 48 trẻ trung gây ngỡ ngàng của nữ diễn viên này.

Hoa hậu Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa đồng loạt check-in địa điểm đặc biệt kỷ niệm 30/4

Hoa hậu Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa đồng loạt check-in địa điểm đặc biệt kỷ niệm 30/4

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Dàn Hoa - Á hậu: Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa, Bảo Ngọc,... đồng loạt khoe ảnh tại Dinh Độc Lập chào mừng lễ kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2024).

Nữ NSND là tượng đài sắc đẹp, U60 nuột nà, đời thực viên mãn bên chồng, khác vẻ cay nghiệt ở phim

Nữ NSND là tượng đài sắc đẹp, U60 nuột nà, đời thực viên mãn bên chồng, khác vẻ cay nghiệt ở phim

Giải trí - 9 giờ trước

Ở ngoài đời, NSND Thu Hà có cuộc sống bình yên, viên mãn bên chồng con. Cô cũng được ngưỡng mộ vì sở hữu nhan sắc trẻ đẹp không tuổi.

Đời thực nhà cao cửa rộng cùng vợ đẹp con tài năng của nam danh ca nhạc đỏ - Trọng Tấn

Đời thực nhà cao cửa rộng cùng vợ đẹp con tài năng của nam danh ca nhạc đỏ - Trọng Tấn

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Trọng Tấn là giọng ca nổi bật trong làng nhạc đỏ Việt Nam. Ngoài sự nghiệp đỉnh cao, anh còn có một gia đình viên mãn và khối tài sản đáng ngưỡng mộ.

Con gái MC Quyền Linh đỗ vào trường đào tạo nghệ thuật top 2 thế giới

Con gái MC Quyền Linh đỗ vào trường đào tạo nghệ thuật top 2 thế giới

Giải trí - 11 giờ trước

Không chỉ xinh đẹp, Lọ Lem - con gái lớn của MC Quyền Linh còn sở hữu học lực đáng ngưỡng mộ.

Nàng dâu xinh đẹp của 'Lật mặt 7': Gốc Hà Nội lại phải học nói giọng Hà Nội

Nàng dâu xinh đẹp của 'Lật mặt 7': Gốc Hà Nội lại phải học nói giọng Hà Nội

Giải trí - 14 giờ trước

Góp mặt trong phim điện ảnh "Lật mặt 7: Một điều ước" của đạo diễn Lý Hải, diễn viên Minh Khuê được công chúng khen ngợi vì lối diễn xuất chân thật cùng nhan sắc thăng hạng theo thời gian.

Sao Việt rộn ràng nghỉ lễ: Hoa hậu Đỗ Hà lộ diện giữa thông tin cưới thiếu gia, dàn người đẹp diện bikini "cực nóng"

Sao Việt rộn ràng nghỉ lễ: Hoa hậu Đỗ Hà lộ diện giữa thông tin cưới thiếu gia, dàn người đẹp diện bikini "cực nóng"

Giải trí - 17 giờ trước

Dàn sao Việt đã bắt đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bằng những chuyến đi chơi xa.

Thanh Hằng: "Tôi và ông xã không đi theo những định kiến cũ"

Thanh Hằng: "Tôi và ông xã không đi theo những định kiến cũ"

Giải trí - 18 giờ trước

Mới đây, Thanh Hằng đã có những chia sẻ về hạnh phúc của cô trong công việc, trong cuộc sống, trong mối quan hệ với ông xã Trần Nhật Minh, thu hút sự chú ý.

Tuổi xế chiều của nữ NSND ly hôn chồng sau 32 năm gắn bó: Vẫn có người theo đuổi, sống vui vẻ, yêu đời

Tuổi xế chiều của nữ NSND ly hôn chồng sau 32 năm gắn bó: Vẫn có người theo đuổi, sống vui vẻ, yêu đời

Giải trí - 1 ngày trước

Sau những sóng gió đã qua, NSND Ngọc Huyền đang có cuộc sống bình yên, vui vẻ bên mẹ già và con cháu. U65 vẫn có người để ý...

Top