Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 lưu ý quan trọng khi dọn nhà sau mưa ngập, điều đầu tiên đặc biệt cần nhớ vì dễ nguy hiểm tính mạng

Thứ hai, 18:43 30/05/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, sau mưa ngập, người dân nên tiến hành dọn nhà ngay để hạn chế các nguy cơ gây bệnh. Khi dọn dẹp cần thận trọng, nhất là các vấn đề liên quan đến điện.

Sau khi lội nước mưa ngập về, làm ngay những việc này để tránh mắc các bệnh về daSau khi lội nước mưa ngập về, làm ngay những việc này để tránh mắc các bệnh về da

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi tiếp xúc với nước bẩn nơi ngập lụt cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Nếu cơ thể đang có vết thương hở, cần làm sạch, băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trận mưa lớn kỷ lục chiều hôm qua (29/5) không chỉ gây ngập nặng làm giao thông "tê liệt" tại nhiều tuyến phố của Hà Nội mà còn khiến nhiều ngôi nhà bị ngập sâu đến cả mét ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Hiện tại, sau khi nước rút, nhiều gia đình ở Thủ đô đang phải hì hục dọn dẹp nhà cửa, nơi làm việc để trở lại cuộc sống thường nhật. Đây là việc làm rất quan trọng bởi theo các chuyên gia, ngập lụt có thể cuốn theo rác thải, chất thải thậm chí là xác động vật theo dòng nước tràn vào nhà gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

4 lưu ý quan trọng khi dọn nhà sau mưa ngập, điều đầu tiên đặc biệt cần nhớ vì dễ nguy hiểm tính mạng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa


Không những thế, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa ngập là tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

Vì vậy, sau khi nước rút, người dân nên tiến hành dọn nhà ngay để hạn chế các nguy cơ gây bệnh. Việc làm này tưởng chừng đơn giản nhưng cũng cần thận trọng, lưu ý một số điều sau đây:

Kiểm tra các đầu mối điện

Sau mưa, ngập, điều quan trọng đầu tiên là cần kiểm tra các đầu mối dây điện, ổ cắm xem tình trạng ra sao, có bị đọng nước hoặc bị ẩm hay không. Nếu có, phải tiến hành sấy hoặc làm khô rồi mới đóng cầu dao để sử dụng điện.

Nếu lơ là không kiểm tra mà sử dụng ngay, dễ có nguy cơ xảy ra sự cố giật điện, nguy hiểm đến tính mạng. Sự việc 2 mẹ con ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam bị điện giật tử vong khi đang dọn nhà sau lũ là cảnh báo nhãn tiền về vấn đề này.

Sấy khô các đồ điện gia dụng bị ướt

Đối với các đồ điện gia dụng như nồi cơm điện, ấm siêu tốc, lò nướng, lò vi sóng, tủ lạnh… nếu bị ướt, cần được làm khô ráo trước khi sử dụng. Tốt nhất, nên mang ra thợ sửa chuyên nghiệp để tránh bị rò rỉ hoặc chập điện khi sử dụng.

Dùng găng tay, khẩu trang trong khi dọn dẹp

Sau khi nước rút, người dân nên đeo khẩu trang, mang ủng chân cao su, găng tay để tiến hành dọn dẹp. Tường, sàn và bất kỳ vật gì có bề mặt cứng tiếp xúc với nước lũ, mặt bàn hoặc khu vực vui chơi trẻ em cần phải được làm sạch bằng xà phòng và nước sạch, khử trùng bằng dung dịch thuốc tẩy. Thau rửa bể nước ngầm nếu bị ngập.

Quần áo, chăn ga bị dính nước bẩn nên được giặt sạch sớm nhất có thể. Nên giặt bằng nước nóng hoặc giặt khô. Đối với đồ nội thất như giường và ghế sofa bọc vải nên được phơi khô dưới ánh mặt trời, sau đó xịt bằng các chất khử trùng. Làm sạch thảm để chân bằng nước và phơi thật khô.

Vứt bỏ những thực phẩm đã tiếp xúc với nước bẩn

Các loại rau, củ quả hoặc thực phẩm tươi sống, đồ uống để bên ngoài không khí có tiếp xúc với nước bẩn hoặc bị ngâm trong nước mưa ngập cần vứt bỏ không nên ăn. Một số đồ chơi như thú nhồi bông và đồ chơi trẻ em nếu không khử trùng được cũng nên được loại bỏ.

Những ai nên lưu ý khi dọn nhà sau lũ:

Theo các chuyên gia, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, đặc biệt là những người đang điều trị ung thư, những người đã cấy ghép nội tạng, những người đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người đang có vết thương hở… nên tránh tham gia các hoạt động dọn nhà nhà sau mưa ngập để tránh gây hại đến sức khỏe.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 6 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 7 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top