Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công dụng chữa bệnh của cá chép, cá giếc

Thứ năm, 17:45 04/02/2010 | Y học cổ truyền

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt cá chép nấu với lá bìm bìm non, ăn hàng ngày chữa phù thũng ở trẻ nhỏ (cam thũng).

Cá chép
 

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt cá chép nấu với lá bìm bìm non, ăn hàng ngày chữa phù thũng ở trẻ nhỏ (cam thũng). Dùng đến khi đái được nhiều và thấy nhẹ mặt. Có thể dùng cá giếc hay cá quả thay thế. Cá chép (1 con) nấu với hoàng kỳ (60g) ăn trị bí đái. Người cao tuổi dùng rất tốt. Để chữa phù nề vàng da ở phụ nữ có mang, lấy thịt cá chép (1 con) nấu thật nhừ với hạt đậu đỏ (100g) và trần bì (10g). Cá chép loại đuôi đỏ (600g) mổ bỏ ruột, nhồi vào bụng 20g phèn chua nghiền nhỏ, rồi bọc giấy, trát bùn, đem nướng chín; sau đó bỏ bùn, gỡ lấy thịt cá, nấu cháo ăn hết một ngày chữa thũng trướng.

Theo thầy thuốc ưu tú, lương y Lê Trần Đức: Cháo gạo nếp nấu với một con cá chép và 1 lạng a giao, ăn trong 3 ngày làm tác dụng an thai. Kinh nghiệm khác: Cá chép (1 con) đánh vảy, bọc đất sét, nướng chín; bỏ đất, gỡ thịt cá nấu cháo ăn vào lúc đói ngày một lần, chữa viêm khí quản cấp tính. Cá chép đốt tồn tính, tán bột mịn, uống mỗi lần 10g, ngày 2 lần, là thuốc thông sữa, bổ huyết. Phụ nữ còn truyền nhau kinh nghiệm dùng cá chép cỡ 3-4 lạng luộc ăn trong thời kỳ thai ngén khoảng 1-3 tháng để cho dễ đẻ và có những đứa con khỏe mạnh, thông minh, hồng hào.

Mật cá chép (1 cái) phối hợp với gan gà trống (1 cái) nghiền nát, ngâm với nửa lít rượu trắng trong 5-7 ngày, càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 chén chữa liệt dương. Cũng với công dụng trên, có thể lấy mật cá chép (1 cái), trứng chim sẻ (1 quả) và mật gà trống (1 cái) làm viên uống. Mật cá chép và đất lòng bếp (lượng bằng nhau), trộn đều, tán nhỏ nhuyễn, bôi vào cổ chữa trẻ con bị tắc họng, không nuốt được (Nam dược thần hiệu).

Vảy cá chép (nửa bát) rang cháy đen cùng với lá ngải cứu và rễ cây gai (mỗi thứ 1 nắm) nghiền nát, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 ngày. Chữa rong kinh, rong huyết khi có thai. Còn theo tài liệu nước ngoài, vảy cá chép (200g) cắt nhỏ, sắc nhỏ lửa với nước rồi cô đến khi thành cao đặc. Ngày uống 40-60g cao với rượu hâm nóng, chia làm 2 lần. Chữa chảy máu tử cung. Để chữa hóc xương cá, lấy 36 cái vảy ở lưng cá chép, sao vàng, tán bột mịn, uống với nước lạnh. Thịt cá chép nấu với ngó sen lại là món ăn – vị thuốc bổ huyết, ích thận, tiện kỳ.

Cá giếc
 

Cá giếc nướng, nấu với rau má mơ (rau má họ) ăn hàng ngày chữa đau gan, vàng da; với rau rút làm canh ăn chữa biếng ăn; với đậu đỏ hoặc vỏ quả bí đao để tiêu phù thũng; với nấm hương làm tăng tiết sữa. Để chữa phù ở trẻ em, kiết lỵ ra máu, lấy cá giếc (1 con) đánh vảy, mổ bụng, làm sạch ruột, rồi phi phèn chua (1 cục nhỏ) tán bột cho vào bụng cá, đốt tồn tính, tán nhỏ mịn. Mỗi ngày uống 10g chia làm 2 lần.

Cá giếc (1 con), sa nhân, gừng, hồ tiêu (mỗi thứ 3g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa buồn nôn, nôn mửa.

Bột cá giếc (5g) uống với bột gừng (3g), bột bán hạ chế (3g) trị viêm phế quản mạn tính.

Dùng ngoài, lấy mật cá giếc (1 cái) đốt thành than, tán nhỏ, trộn với dầu vừng, bôi chữa sa dạ con sau khi đã rửa sạch bộ phận này bằng nước ngâm tỏi.

Theo thầy thuốc ưu tú, lương y Lê Trần Đức: Cá giếc làm sạch, nhồi đầy lá chè non vào bụng, bọc giấy, đốt cho chín thịt cá, ăn vài lần là khỏi bệnh đái tháo, tiêu khát, uống nước nhiều.

Kinh nghiệm ở Trung Quốc, người ta dùng cá giếc dưới dạng món ăn - vị thuốc đề bình gan, thấp dương, hạ huyết áp theo cách làm sau: Cá giếc (200g) đánh vảy, bỏ mang ruột, rửa sạch, thoa lên mình cá bằng dầu ăn (10g), trượu trắng (10g) và ít muối, rồi bỏ vào nồi cùng với nước dùng gà (nửa lít), gừng (5g, đập giập), hành (5g, thái nhỏ), bột mẫu lệ (12g). Nấu sôi, cho đậu phụ (200g, cắt lát) vào, đun nhỏ lửa đến chín nhừ, rồi bỏ lá cải xanh (100g, cắt nhỏ) vào là được. Để nguội, ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày.

Phụ nữ ở một số địa phương nấu cá giếc với hoàng kỳ, khởi tử, rượu vang, gừng sống, hồ tiêu, giấm và đương làm món ăn bổ huyết, dưỡng da làm cho da dẻ hồng hào, sắc mặt tươi tắn.

Mật cá giếc (5-10 giọt) uống với ít rượu là thuốc chữa viêm túi mật.
 
Theo BS Trịnh Minh
Nông nghiệp VN
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Phật thủ - Thuốc tốt chữa bệnh tiêu hóa

Y tế - 4 năm trước

Sau Tết, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

9 bài thuốc trị đau bụng do nhiễm lạnh

Y tế - 4 năm trước

Đau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi khi buồn nôn, nôn, tay chân lạnh, sợ lạnh... Theo y học cổ truyền, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả như sau.

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Bài thuốc từ chim sẻ chữa nam giới liệt dương, ít tinh

Y tế - 4 năm trước

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Y tế - 4 năm trước

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Y tế - 5 năm trước

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Ăn thịt vịt để yêu bền bỉ

Y tế - 6 năm trước

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng...

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'

Y tế - 6 năm trước

Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Y tế - 7 năm trước

3 bài thuốc dân gian của người phương Tây từ gừng, củ hành tây hay cải ngựa sau có tác dụng làm long đờm khi bạn bị ho.

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Món ăn tốt cho phụ nữ hiếm muộn

Y tế - 7 năm trước

Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả.

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Chữa bệnh phụ nữ bằng trứng gà

Y tế - 7 năm trước

Đông y có những bài thuốc dành cho phụ nữ mắc bệnh khó nói như kinh nguyệt không đều, khí hư, sa tử cung, thống kinh.

Top