Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam

Thứ năm, 11:31 29/10/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sáng 29/10, tại TP Vũng Tàu, Tổng cục DS - KHHGĐ tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam.

Tham dự hội thảo, ngoài lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của Tổng cục Dân số - KHHGĐ còn có đại diện các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các cơ quan bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ thuộc các tỉnh, thành phía Nam.

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Ngọc Quyên

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết, di cư là một sự tất yếu và là động lực của phát triển kinh tế-xã hội của bất cứ quốc gia, xã hội nào và là một nội dung quan trọng của công tác dân số.

"Việc chúng ta thực hiện các chương trình chăm sóc SKSS/KHHGĐ nói riêng hay chương trình sức khỏe của người di cư nói chung chính là một trong những giải pháp tận dụng cơ cấu dân số vàng", lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết.

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Ngọc Quyên

Theo ông Nguyễn Doãn Tú, chúng ta cần phải tăng cường khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cho người di cư không chỉ về vấn đề kế hoạch hóa gia đình, tư vấn và khám sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên, tư vấn và khám sức khỏe cho người trước khi kết hôn, chẩn đoán, sàng lọc trước sinh, sơ sinh… mà còn bao gồm các vấn đề sức khỏe người di cư nói chung, vấn đề giáo dục, việc làm, an toàn… trong một cái nhìn tổng thể để mang đến cơ hội tiếp cận công bằng cho người di cư. 

"Tôi xin nhấn mạnh điều quan trọng nhất là công bằng trong cơ hội tiếp cận và thụ hưởng", ông Nguyễn Doãn Tú nói.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Annie Chu - chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam  (WHO) đánh giá: "Sức khỏe của người di cư là một điều quan trọng để đóng góp vào năng suất, chất lượng của lực lượng lao động, sự tăng trưởng xã hội của nơi đến cũng như nơi đi. Giải quyết nâng cao sức khỏe cho họ là một vấn đề cơ bản trong việc thực hiện quyền con người".

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 3.

Tiến sĩ Annie Chu - chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO). Ảnh: Ngọc Quyên

Theo GS Nguyễn Đình Cử - Chủ tịch HĐKH Viện nghiên cứu Dân số, Gia đình, Trẻ em: "Di cư trong và ngoài nước hiện đa dạng và quy mô lớn mỗi năm hàng triệu người. Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam năm 2009, dân số là 85,8 triệu người, di cư nội địa trong 5 năm trước Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở là 6,72. Năm 2019, dân số là 96,2 triệu người, di cư nội địa trong 5 năm trước Tổng Điều tra là 6,4 triệu người".

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 4.

GS Nguyễn Đình Cử - Chủ tịch HĐKH Viện nghiên cứu Dân số, Gia đình, Trẻ em. Ảnh: Ngọc Quyên

Giáo sư Nguyễn Đình Cử chia sẻ thêm, người di cư chịu nhiều rủi ro về sức khỏe hơn người không di cư. Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người di cư là công việc mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc; Nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư và gia đình họ; đồng thời là giải pháp tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng và phát triển bền vững đất nước.

Ngọc Quyên

Ngọc Quyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Top