Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ “giảng đường” tại chức

Thứ tư, 10:58 08/12/2010 | Xã hội

GiadinhNet- Vừa qua, thông tin một số nơi sẽ không nhận sinh viên hệ tại chức vào làm việc trong cơ quan Nhà nước đã dấy lên nhiều luồng dư luận khác nhau.

 
Có người cho rằng, năng lực không nằm ở bằng cấp. Có người coi đây như bước đột phá để "thanh lọc" chất lượng đầu vào. Sinh viên hệ tại chức sẽ đi về đâu khi hàng năm vẫn đào tạo nhưng địa phương có thể sẽ không tiếp nhận?
 
"Mặc dù sinh viên hệ nào cũng có người giỏi, người dốt và không nên đánh đồng tất cả các sinh viên (SV) với nhau. Nhưng công bằng mà nói, chất lượng đào tạo của hệ chính quy cao hơn hệ tại chức. Hai loại hình đào tạo này luôn có khoảng cách do nhiều trường chưa đầu tư cho hệ tại chức". Đó là nhận xét của PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, Trưởng Ban đào tạo (ĐHQG Hà Nội).
 

Sinh viên hệ vừa học vừa làm (hệ tại chức cũ) của Trường ĐH KHXH&NV làm thủ tục nhập học.

 
Ngày của sinh viên  vừa học vừa làm
 
Ngày học tại chức của em H.C.T (lớp Trắc địa, Trường ĐH Mỏ- Địa chất, Hà Nội) bắt đầu gắt gao như lớp ĐH chính quy: Sáng bắt đầu từ 7h và chiều 13h30. Mỗi buổi học chằn chẵn gần 4 tiếng đồng hồ trên lớp. T cho biết, lớp mình có 45 SV. "Nhiều người nói học tại chức "lất phất", lớp vắng hoe nhưng lớp em lúc nào cũng đông, đạt khoảng 80% sĩ số. Khi thi, các SV đều bị tính số lượng buổi học/môn, nếu nghỉ quá số lượng vẫn bị cấm thi như SV chính quy. Mặc dù học tại chức, trong lớp, một số người đã bị cấm thi hoặc học lại môn do vắng quá nhiều" - T cho biết.
 
Hiện, T đang là cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh Nghệ An. Vì lịch học cả ngày, tập trung trong 5 năm nên T phải cắt toàn bộ lịch công tác để học. Nhiều SV trong lớp cũng phải làm như vậy nếu không muốn bị đình chỉ học. 
 
Nguyễn Thùy T - một SV tại chức thuộc trường ĐHKHXH & NV (ĐHQG Hà Nội) - cho biết, năm 1998, chị lấy bằng trung cấp sư phạm. Làm giáo viên dạy trẻ ở Hà Nội vài năm, chị quyết định thi tại chức để chuyển nghề. Ban ngày đi làm, cứ 5h chiều, cho dù lớp có ít hay nhiều SV, chị T vẫn đến lớp "đều như vắt chanh". Chị cho biết, do đặc thù của học tại chức là nhiều người đi làm nên số SV vắng trong mỗi buổi học khá đông. Nhưng bù lại, ai đi học chăm chỉ thì được thi cử, còn không cũng bị đánh trượt chẳng khác SV chính quy.
 
Và so với ngành nghề cũ, chị T thấy dù học tại chức vẫn rất thú vị nên thích đến lớp. Do vừa học vừa làm nên những kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp hàng ngày đã giúp chị rất nhiều trong bài học. Và quan trọng hơn, chị thấy mình cần phải học tập tốt để có kiến thức chứ không phải đối phó với thi cử hay điểm chác. Các bài tập, khóa luận thầy giáo đưa ra, T đều hoàn thành xuất sắc.
 
Luôn có khoảng cách
 
Theo em H.C.T, mặc dù cũng quản lý SV nghiêm túc nhưng thực tế hệ tại chức vẫn tồn tại nhiều điểm bất cập. SV hệ vừa học vừa làm đã có lương, tiêu cực trong thi cử là chuyện có xảy ra ở nhiều trường.
 
Th.S Nguyễn Khánh Trung, Giảng viên Khoa Kinh tế luật, ĐH Kinh tế TP HCM chia sẻ, để đánh giá một SV, thường có 3 tiêu chí: Thời gian theo học trên lớp, điểm thi giữa kì và thi cuối kì.
 
Vì thế, trung bình mỗi lớp SV hệ vừa học vừa làm mà thầy đang giảng dạy, có khoảng 50% SV bị rớt vì không đáp ứng được hai tiêu chí đầu. Đã không có hai tiêu chí đầu, điểm thi cuối kì cũng không thể tốt.
Nhưng theo H.C.T, không nên đánh đồng tất cả vì tiêu cực hay không cũng tùy trường và tùy thầy cô giáo. Thậm chí, nhiều SV tại chức còn nhờ người điểm danh trên lớp để đối phó với giáo viên.
 
Còn theo chị Thùy T, mặc dù bỏ học tiếc lắm nhưng đôi khi phải đi công tác xa, đành "cắn răng" nghỉ thôi. Do hệ tại chức không quản lý quá nghiêm khắc như hệ chính quy nên việc nhờ người điểm danh hộ không phải chuyện hiếm.
 
PGS. TS Nguyễn Văn Nhã (Trưởng Ban đào tạo- ĐHQG Hà Nội) cho biết, sở dĩ gần đây hệ tại chức được đổi tên thành hệ "vừa học vừa làm" là để phân biệt loại hình đào tạo này không chuyên biệt như hệ chính quy. Xét về phía SV, dù học hệ nào cũng có người giỏi, người dốt, và quan trọng là thái độ của người học. Có người học chính quy cũng "cúp cua", bị đúp lên đúp xuống.
 
Tuy nhiên, nếu nhận xét công bằng, rõ ràng chất lượng đào tạo của hệ vừa học vừa làm thua ĐH chính quy. Giữa hai loại hình bằng cấp này luôn có khoảng cách vì trừ một số trường lớn, phần đa các trường ít đầu tư cho hệ tại chức. Việc tổ chức dạy- học tại chức chưa đổi mới nên chất lượng đào tạo hệ này ở một số trường còn hạn chế.
 
Hạnh Nguyên
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 8 phút trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 3 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 14 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 14 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Top