Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư về kho báu trên đỉnh Mã Cú

Thứ năm, 08:30 30/06/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Dư luận tỉnh Quảng Bình "rộ" lên bởi tuyên bố của ông Nguyễn Hồng Công cho rằng mình đã chạm tay vào "kho báu".

Thời gian qua, dư luận tỉnh Quảng Bình "rộ" lên bởi tuyên bố của ông Nguyễn Hồng Công cho rằng mình đã chạm tay vào "kho báu" trước thời Pháp thuộc. Theo ông Công, đây là kho báu của vua Tự Đức cho quân lính mang đi cất giấu để tránh binh biến, loạn lạc…
 

Theo lời ông Công đây là lối dẫn vào kho báu.  Ảnh: T.G

 
Hành trình gian nan…
 

"Kho báu mà tôi đang tìm kiếm không phải của vua Hàm Nghi mà là của vua Tự Đức. Những năm trước, người dân từng nhặt được vàng, trang sức cùng gươm đao mạ vàng. Người ta đã hiểu nhầm bởi Vua Hàm Nghi khi chạy loạn qua đây chỉ lưu trú trong một thời gian ngắn nên không thể làm được một công trình công phu đến như vậy! Tôi sẵn sàng cung cấp cho cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình những hình ảnh về kết cấu trong khu vực hang tôi tìm được theo chỉ dẫn từ sơ đồ "kho báu" đó…"- ông Công khẳng định.

Dựa trên nội dung "gia phả" của dòng họ, ông Công cho rằng: ở Hóa Sơn, Minh Hóa, Quảng Bình có một kho báu được xây từ thời Vua Tự Đức (trước khi thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Đông Nam bộ). Theo ông Công thì việc vua Tự Đức cho quân lính tìm địa điểm để cất giữ kho báu tránh cho giai đoạn loạn lạc đồng thời để thế hệ sau có "vốn" xây dựng lại đất nước. Trong gia phả của dòng họ, ngoài tấm bản đồ có được trong đó còn có câu "Cát Đặng khe Mã Cú" có nghĩa là "vàng được chôn cất ở khe Mã Cú (Thuộc địa bàn xã Hóa Sơn - Minh Hóa hiện nay).

Với những "chứng cứ" có được, năm 1982 ông bắt đầu cuộc đi tìm kho báu này. Theo ông Công, các bậc tiền bối đã vẽ lại sơ đồ kho báu trên đó bố trí rất nhiều loại cây, nhìn như một "ma trận".
 
Năm 1987, khi ông Công trình bày một số “chứng cứ” về kho báu, UBND tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) đã đồng ý cùng ông tổ chức cuộc tìm kiếm kho báu. Tuy nhiên đến năm 1988, những dấu vết về kho báu đã không được giải mã, không phát hiện được bất kể một dấu hiệu nào nên mọi người bỏ cuộc chỉ còn lại mỗi ông Công ngày đêm miệt mài đào bới nhưng vẫn không có kết quả.
 
Mãi đến ngày 19/6/2011, ông Công lần nữa tuyên bố đã "chạm tay" vào cửa của "kho báu", đồng thời có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình cho ông hưởng 20% trên tổng giá trị kho báu với mục đích để trang trải nợ nần cho chi phí quá trình "bỏ của đi tìm vàng"suốt 30 năm qua.

Theo ông Công, trên tấm bản đồ để lại có đánh dấu một số cây được nhiều người biết đến để chỉ vị trí ra- vào của kho báu này. "Trước đây do tôi cứ lần theo sơ đồ và ký hiệu cũng như mũi tên chỉ dẫn nên đã định hướng sai. Dựa trên cơ sở sơ đồ đó, cùng với một số câu trong gia phả tôi đã hiểu ra nên đi đường nào vào "kho báu"? Tôi tin chắc rằng chỉ một thời gian ngắn nữa tôi sẽ công bố kho báu của vua Tự Đức chôn trong lòng núi Mã Cú này?!" - ông Công khẳng định chắc nịch.
 

Ông Công chỉ lối vào “kho báu”. Ảnh: T.G

 
Đường vào “kho báu” qua lời kể…

Lần theo con đường nhỏ quanh co, chúng tôi tiếp cận ngôi nhà của ông Công trên đỉnh Mã Cú trong một chiều mưa. Ông cũng vừa chui lên từ lòng đất, dưới chiếc hang nhỏ chỉ đủ chui lọt một người. Suy tư một lúc, ông kể lại câu chuyện từ việc ông lật ngược sơ đồ kết hợp với việc giải nghĩa tên các loại cây để hiểu ra rằng: "lật ngược tấm sơ đồ đó chính là đường vào kho báu".
 

Việc người ta cho tôi là "hoang tưởng" cũng đúng. Nhưng tôi đang "hoang tưởng có mục đích". Những gì tôi phát hiện được lần này minh chứng cho việc thực sự tồn tại một kho báu mà vua Tự Đức đã xây dựng để cất giữ vàng bạc châu báu.

Ông kể: Theo sơ đồ ông  nắm trong tay thì có câu: "Cát Đặng Khe Mã Cú (hiểu nghĩa: Cát: Vàng, Khe: Kho, Mã: huyệt - chôn cất; Cú: Của). Bên cạnh đó, những loại cây như cây Đa (đường ra vào); cây Sú (khe nước chảy); cây Côm (cổng, cửa); cây Trâm Kết (kết thúc hang); cây Bút (vị trí cất vàng); cây Linh xẹt (tiếng địa phương hiểu nghĩa đá, khó khăn)... Suốt mấy chục năm ròng  rã vừa qua ông đã không thể nào giải thích được cách bố trí các loại cây trên - Chính vì vậy những lần kiếm tìm trước không có kết quả.
Ngày trở lại Khe Mã Cú (Kho cất của- P.V)  điều đập vào mắt ông chính là cây com (cổng, cửa) cổ thụ nằm dưới chân đồi. Tiếp đó có cây sú, ở đó có dòng nước chảy. Ông đã hét lên: "Cửa kho báu đây rồi!". Linh cảm của ông bấy lâu nay về kho báu đã gỡ được nút thắt đầu tiên, chính vì vậy ông chạy xung quanh khu vực tìm những thứ cây được các bậc tiền bối đánh dấu sau khi hoàn thành công trình. Tất cả đều có thật và đúng như suy luận. Ông bắt đầu đào bới và thông được cửa hang nhỏ hẹp để vào bên trong.

Từ cửa hang (rộng khoảng 0,8m; cao 1,6m) đã dẫn ông vào một cái hang rộng lớn có lối đi bằng phẳng, hai bên là vách đá được ghép bằng đá hộc và ghép mạch bằng đất sét. Đi được khoảng 3m thì đi sâu xuống 1m và bắt đầu gặp một khoảng không kết cấu giống hình chữ A, có nền bằng phẳng và cao khoảng 1,6m. Tiếp tục đi khoảng 5m nữa ông gặp một khu vực hình khối chữ nhật có 3 mặt, trong đó 1 mặt chắn ngang được xếp bằng những viên đá vuông, rỗng. Khi ông gõ vào thì đất đá rơi ra phía sau, tạo âm thanh - Chứng tỏ bên trong là khu vực hang bị rỗng (?!)

Đến thời điểm hiện tại, ông Công chỉ dừng lại ở vị trí này bởi theo ông có một "thế lực" nào đó ngăn cản không cho ông tiếp tục đi vào sâu hơn nữa. Câu chuyện nhuốm đầy màu sắc tâm linh. Người đàn ông này cho rằng: Những người lính đã từng xây dựng kho báu này chưa cho phép ông làm điều đó.
 

Ông Nguyễn Hồng Công sinh năm 1952, quê ở xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã bắt tay vào việc tìm kiếm kho báu này từ năm 1982 dựa trên những tài liệu của tổ tiên để lại. Tuy nhiên, việc tìm kiếm của dừng lại vào tháng 3/2010. Nhưng đến tháng 6/2011 ông lại tuyên bố đã "giải mã" được sơ đồ kho báu, chính ông đã chạm tay vào "kho báu" ấy?!

 
Những năm trước, khi  tìm kiếm trên đỉnh quả đồi này, ông bắt gặp một khối đá hình trụ, bên trên được ghép bởi những mảnh có hình cánh én. Trên đỉnh khối đá này có đánh dấu một vết màu đỏ. Vì hồi đó không thể hình dung được nên ông đã phá khối đá đó đi (sau đó ông có một giấc mơ kỳ lạ khi gặp một ông già đứng bên lan can của một cái tháp tương tự như khối đá mà ông đã phá). Dưới khối đá ấy có một lớp đất sét rồi đến lớp cát chừng 20cm sau đó là đất màu đen giống như nơi chứa hài cốt con người (?!). Theo ông đánh giá: Để có công trình này, người ta phải đào khoảng 30.000m3 đất đá trong lòng núi, như vậy công trình này hoàn thành cũng phải mất 3 năm với 200 binh lính khỏe mạnh làm cật lực đêm ngày.

Sẵn sàng cung cấp hình ảnh "kho báu"…

Sau khi "giải mã" sơ đồ, trở lại núi Mã Cú, lần tìm được những dấu vết chỉ dẫn, ông Công đã có đơn đệ trình UBND tỉnh Quảng Bình về việc mình đã phát hiện ra kho báu của vua Tự Đức đồng thời đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình kiểm tra lại và tiến hành "khai quật".

Việc ông Công đề xuất sẽ được UBND tỉnh có kết luận vào ngày 5/7 tới đây; Tuy nhiên do thời gian trước việc tìm kiếm kho báu không đạt được kết quả nên nhiều người cho rằng ông Công là người "hoang tưởng", không đủ căn cứ, không có tài liệu chứng minh?!...

Trao đổi với PV GĐ&XH Cuối tuần, ông Công cho biết: “Việc người ta cho tôi là "hoang tưởng" cũng đúng. Nhưng tôi đang "hoang tưởng có mục đích". Những gì tôi phát hiện được lần này minh chứng cho việc thực sự tồn tại một kho báu mà vua Tự Đức đã xây dựng để cất giữ vàng bạc châu báu. Trước đây, người ta có nhặt được một miếng vàng trên đó khắc 8 chữ là "Thiên niên kim quốc/ Vạn thế quy hồi" (tạm hiểu: vàng bạc châu báu của quốc gia sẽ trở về với của quốc gia). Chính vì nghĩ đến "tâm linh" nên tôi không thể đi tiếp khi gặp bức tường được ghép bằng đá rất đều, có lỗ hổng. Và tôi tin chắc rằng đằng sau đó là "kho báu" tôi đang đi tìm. Do đó tôi đã dừng lại và đề xuất với cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình về việc này”.
 

Một số cổ vật mà người dân địa phương đã tìm thấy.

Đây có thực sự đúng là lối dẫn vào kho báu theo lời khẳng định
 của ông Công.

Như vậy có hay không câu chuyện một "kho báu" đồ sộ đang nằm dưới lòng đất ở xã Hóa Sơn - Minh Hóa đang là dấu hỏi lớn cho cơ quan chức năng cũng như người dân ở tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, dư luận rất chờ đợi ông Công cung cấp những hình ảnh trong hang, có thể đó là lời kết cho sự ngờ vực, đồn thổi về một kho báu có giá trị đang nằm trong lòng đất hàng trăm năm qua...
 
Hoang tưởng!!!

Văn bản gửi tỉnh Quảng Bình của ông Công có đoạn: "Để trả lời được bí ẩn công trình này, tôi đã phải trả giá gần 30 năm và tiêu tốn gần 2 tỷ đồng. Vậy để đảm bảo được công sức và tiền của đầu tư gần 30 năm qua, tôi đề nghị tỉnh cho phép tôi được hưởng 20% tổng trị giá của kho báu".

Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Ngọc Hòa, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết bản tường trình của ông thiếu cơ sở khoa học và thực tế, người gửi có biểu hiện "hoang tưởng". Tuy vậy UBND tỉnh Quảng Bình vẫn giao cho UBND huyện Minh Hóa xác minh và có hướng xử lý.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Hồng Công thông báo đã tìm kiếm được kho báu của vua Hàm Nghi. Trước đó ông Công đã hai lần gửi văn bản tới tỉnh, và năm 1987, UBND tỉnh Bình Trị Thiên (lúc bấy giờ) đã đồng ý cùng ông tổ chức cuộc tìm kiếm, nhưng không có kết quả.
 
Vĩnh Quý
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 41 phút trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 45 phút trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 48 phút trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Top