Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thất nghiệp vì chọn ngành ”hot”?

Thứ hai, 15:17 30/04/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Dù đã có dự báo trong những năm tới, sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành kinh tế sẽ khó xin việc, cạnh tranh quyết liệt vì cung vượt cầu nhưng năm nay thí sinh vẫn đổ xô đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ khối kinh tế mà “ngó lơ” những ngành nghề khác.

Học viện Ngân hàng, một trong những trường khối kinh tế có sức hút lớn đối với thí sinh năm nay. Ảnh: Q.Huy
 
Đổ xô đi học kinh tế

Những năm gần đây, việc thí sinh lựa chọn thi khối ngành kinh tế (chủ yếu là kinh tế, tài chính - ngân hàng) không phải chuyện nhất thời mà đã thành một xu hướng ngày càng phát triển. Năm nay, tiếp tục chứng kiến sự áp đảo của khối ngành kinh tế, trong khi các nhóm ngành xã hội, khoa học cơ bản, sư phạm tiếp tục bị thí sinh “ngó lơ”.

Đăng ký dự thi vào các trường khối kinh tế diễn ra khá phổ biến tại các trường THPT ở Hà Nội. Em Nguyễn Thu Hằng (THPT Quang Trung) cho biết: “Ngành kinh tế là lựa chọn số một của các bạn trong lớp em. Có vài bạn chọn ngành khác là đi theo nghề của bố mẹ. Các bạn chủ yếu thi ngành kinh doanh, ngoại thương, ngân hàng, kế toán… Em lựa chọn thi vào Học viện Ngân hàng, vì ngành này đang rất phát triển, cơ hội thăng tiến và thu nhập cao khi ra trường”. Còn Trần Anh Đức, lớp 12 Văn (THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam) cho biết: “Đa số các bạn lớp em thi khối D, vào các trường ĐH ngành ngân hàng, tài chính”.

Lãnh đạo các trường ở Hà Nội như THPT Kim Liên, THPT Việt Đức, THPT Chu Văn An, THPT Liễu Giai… cũng cho biết, kết quả thu nhận hồ sơ tại trường cho thấy, đa số học sinh thi ngành kinh tế như: tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, thương mại… Năm nay, Trường THPT Cầu Giấy có hơn 400 học sinh dự thi ĐH, theo ông Nguyễn Đức Hải - Hiệu trưởng nhà trường: “Xu hướng lựa chọn của học sinh khối 12 ở trường cơ bản giống như năm trước, chủ yếu là dự thi vào khối ngành kinh tế và một số trường khác như công an, quân đội”.

Tại các trường ĐH, CĐ dù mặt bằng chung ở các trường đều giảm lượng hồ sơ của thí sinh đến nộp trực tiếp, nhưng các trường chuyên ngành kinh tế, đào tạo ngành kinh tế lượng hồ sơ vẫn giữ được sự ổn định, thậm chí tăng nhẹ. Phòng đào tạo ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng cho biết, năm nay lượng hồ sơ nộp tại 2 trường này tương đương với năm trước. ĐH Ngoại thương nhận được khoảng 800 bộ hồ sơ, bằng với năm trước. ĐH Thương mại nhận 2.000 hồ sơ. ĐH Tài chính - Marketing tăng gần 200 bộ hồ sơ so với năm ngoái.
 
Thiếu định hướng nghề?

Ngành kinh tế hiện nay khá “hot” trong bối cảnh Việt Nam hòa nhập với kinh tế thế giới, nên các trường tập trung mở thêm khối ngành kinh tế hoặc tăng chỉ tiêu mỗi năm. Đánh trúng vào tâm lý thí sinh, nhu cầu xã hội đang chuộng, để thu hút thí sinh, phần lớn các trường ra sức “chạy đua” tuyển sinh khối ngành kinh tế mà xem nhẹ những ngành đào tạo khác. Hơn nữa, việc đăng ký mở ngành, chỉ tiêu đào tạo hiện không quá khó, bởi tiêu chí nặng về hình thức “cào bằng”, cơ sở vật chất.

Theo Bộ GD&ĐT, trong 3 năm (2009-2011), thí sinh đăng ký vào các ngành kinh tế chiếm khoảng 41% tổng số hồ sơ. Riêng năm 2011, có tới 248 trường tuyển sinh ngành kinh tế… Sự mất cân đối này đã khiến Bộ buộc phải “kìm” nhóm ngành này xuống còn khoảng 32% tổng chỉ tiêu của năm nay. Tình trạng mất cân đối nguồn nhân lực giữa các ngành, chắc chắn kéo theo những hệ lụy. Theo GS.TS Vũ Văn Hóa - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: “Nếu không có định hướng tốt về đào tạo, chỉ khoảng vài khóa học nữa, sinh viên các ngành tài chính, ngân hàng ra trường khó tìm được việc làm”. Thực tế, hiện nhiều sinh viên các ngành “hot” này, đặc biệt là ở các trường tốp dưới đã không xin được việc làm.

Chỉ ra yếu tố tâm lý khiến thí sinh “đua nhau” theo ngành kinh tế, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý - Khoa học giáo dục Hà Nội cho biết: “Hiện tượng thí sinh đổ dồn vào thi khối kinh tế đã diễn ra từ nhiều năm nay. Xuất phát từ nhu cầu nhân lực, bên cạnh đó học sinh nhận thức khá sai lệch về học kinh tế để “hái ra” tiền, giàu có… nên chạy theo tâm lý đám đông. Trách nhiệm thuộc về người lớn, nếu như định hướng sai, sinh viên ra trường sẽ không theo đúng ngành học mà thất nghiệp, hoặc phải đi học nghề khác là lãng phí thời gian, tiền bạc”.

Cũng theo TS Lâm: “Công tác hướng nghiệp phổ thông hiện nay chưa tốt. Hướng nghiệp hiện có theo quy định của Bộ GD&ĐT chỉ gói gọn trong một quyển hướng dẫn, thông tin chung chung, thiếu các thông số, các nghiên cứu có giá trị. Định hướng nghề cho học sinh vài tiết ngoài giờ, các em ngồi nghe rất thụ động. Còn các trường ĐH, CĐ lại cứ đua nhau đi tư vấn tuyển sinh, chủ yếu để “tiếp thị” cho trường mình”.
 
Tại buổi Đối thoại trực tuyến với nhân dân mới đây, trả lời về các ngành tài chính, ngân hàng hấp dẫn hơn các ngành nghề khác, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Mất cân đối trong ngành nghề đào tạo là một thực tế khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, giữa đào tạo và phân công sau khi đào tạo không gắn với nhau. Bộ đang phối kết hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp quy hoạch nguồn nhân lực. Gắn đào tạo với nhu cầu của nền kinh tế, xã hội về nguồn nhân lực. Bộ sẽ thông báo thường xuyên để học sinh, sinh viên tham khảo, lựa chọn”.

Quang Huy

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 1 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 1 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Top