Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết của thời bao cấp

Thứ năm, 10:43 26/01/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Trong vô số sự kiện có thể gây sung sướng thời bao cấp, thì Tết là sự kiện sung sướng hơn cả.

Có người bảo, thời bao cấp, quanh năm là lo toan, vất vả, chỉ 3 ngày Tết là sung túc, nhàn nhã. Thế nhưng khi quá khứ đã ở lại sau lưng, trong tâm trí nhiều người bất chợt trào dâng nỗi nhớ, kỷ niệm của một thời gian khó lại ùa về...
 
 
Sự kiện sung sướng

Câu nói ghi dấu một thời

Buồn như mất sổ gạo; Mặt nghệt như mất sổ gạo; Mua được gạo không mốc sướng lâng lâng cả ngày;

Một trăm lời nói không bằng ống khói Honda;

Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe cup/Xe đạp anh xịt lốp cả tư mùa (Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)

Một yêu anh có may ô/Hai yêu anh có cá khô ăn dần;

Một yêu anh có Sen-ko; Hai yêu anh có Pơ-giô cá vàng; Ba yêu nhà cửa đàng hoàng; Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng Thủ đô;... Bảy yêu anh vững tay nghề; Tám yêu sớm tối đi về có nhau; Chín yêu gạo trắng phau phau; Mười yêu nhiều thịt ít rau hàng ngày. (Bài thơ 10 yêu, lược bớt một số câu).

 
Trong vô số sự kiện có thể gây sung sướng thời bao cấp, thì Tết là sự kiện sung sướng hơn cả. Nhà tôi, cứ đến ngày ông Công ông Táo lên chầu giời là thế nào mẹ tôi cũng háo hức hỏi bố tôi năm nay được phân bao nhiêu cân thịt.
 
Ngày thường, theo chế độ tem phiếu, mỗi cán bộ, công nhân được phân 3 lạng thịt/tháng. Tết đến, ngoài chế độ cao hơn (5 lạng/khẩu) thì hầu như cơ quan nào cũng mổ lợn chia cho cán bộ. Cơ quan bố tôi dịp Tết cho đến 5 - 7 cân thịt, có năm còn cho tới 15 cân. Năm đó, quê ngoại tôi cho thêm mấy con gà, vậy là nhà tôi ăn Tết to.
 
Khi Tết đến, nỗi lo lắng chiếm nhiều thời gian của các gia đình nhất là nồi bánh chưng, thường là do các gia đình tự gói. Nhà tôi hay gói bánh chưng vào 27 Tết. Mỗi lần đến ngày này tôi lại lăng xăng trải chiếu, đặt mâm, chọn trong đống lá dong vài chiếc lá bé xíu để tự gói cho mình một chiếc bánh. Lúc đậu đã đồ xong, thịt đã ngấm đủ hành, mắm, hạt tiêu, gạo sẵn sàng trong rá là lúc cả nhà bắt tay vào “sản xuất”.
 
Bố tôi gói bánh rất nhanh, lại vuông và chặt tay lắm, hơn chục cân gạo mà loáng cái đã xong. Đến khoảng 5 giờ chiều, bố tôi cho bánh vào nồi, nới rộng mấy ông đầu rau, nhét vào những thanh củi to như ống chân rồi “khai hỏa”. Có lần vừa châm lửa bố vừa vui vẻ hát bài “Nổi lửa lên em” khiến chúng tôi cười ngặt nghẽo.
 
Bánh chưng được luộc đun từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau, bố tôi bảo ít nhất cũng phải luộc đủ 12 tiếng bánh mới dền, không bị lại gạo. Đêm luộc bánh chưng, chị em tôi thức đến 2 – 3 giờ sáng rồi ngủ ngay trên chiếc chiếu trong bếp.

Cũng có năm nhà tôi và nhà chú thím hàng xóm luộc bánh chung. Gọi là chú thím nhưng nhà tôi và nhà chú thím ấy không có quan hệ họ hàng gì. Những năm đó, dù người tứ xứ đã bắt đầu đổ về Hà Nội nhưng chất làng xã còn rất đậm, vẫn gọi nhau bằng những danh xưng như người trong một gia đình. Mỗi khi nhà ai có việc gì là hàng xóm lăn vào giúp, coi như việc nhà mình.

Khi luộc bánh chung thì phải dùng sợi lạt đánh dấu để tránh nhầm lẫn, bởi mỗi nhà gói bánh theo một chất lượng khác nhau. Bánh nhà nào có nhiều thịt, đậu được coi là niềm tự hào của gia chủ, vì nó chứng minh cho sự khá giả.

Một thời quy gai xốp

Ngày thường, trẻ con chúng tôi chỉ quanh quẩn với kẹo lạc, kẹo vừng, chè lam, kẹo bột. Tết đến, thứ bánh không thể thiếu là quy gai xốp. Thực ra bánh quy gai và quy xốp là hai loại khác nhau, nhưng vì thường xuất hiện cạnh nhau nên người ta quen miệng gọi bánh quy gai xốp. Bánh quy gai trông như chiếc đũa cả, dài chừng 6 cm, rộng 2cm, ở một mặt bánh có những hàng gai đâm lên tua tủa. Còn bánh quy xốp có nhiều hình thù khác nhau, nhưng làm cùng chất liệu (đường, trứng, bột mì) như quy gai.

Thường thì trước Tết khoảng 15 ngày, mấy mẹ con tôi rồng rắn mang nguyên liệu ra tiệm làm bánh của hợp tác xã, để đó rồi hôm sau ra lấy bánh về. Nhưng nhiều người khác thì cẩn thận hơn, họ chờ làm xong thì lấy luôn. Có thể do người ta nghe nơi này, nơi kia bị làm “nhầm” bột hoặc thiếu đi chút ít đường, trứng nên các bà nội trợ áp dụng phương châm “cẩn tắc vô áy náy”. Bánh mang về rồi, mẹ tôi lấy giấy báo ủ kỹ, cho vào trong những chiếc thùng tôn đựng gạo. Mẹ bảo như thế bánh mới giòn.
 
Đến ngày 30 Tết, khi nhà cửa đã được quét dọn, bày biện tươm tất, lúc đó quy gai xốp mới được cho vào những chiếc đĩa xinh xinh trên bàn. Mẹ bảo, ăn bánh vào lúc giao thừa mới ngon, nhưng chị em tôi thì đã xơi trộm ngay từ khi mang về. Mồng một Tết, nếu có trẻ con hàng xóm sang chơi, ngoài 5 xu, 1 hào mừng tuổi, thế nào bố mẹ tôi cũng đưa kèm thêm dăm ba chiếc quy gai xốp. Dù trong mớ bánh có những chiếc nướng quá lửa, cháy đen cả cạnh, nhưng ăn sao vẫn thấy ngon thế, thơm thế.
 
Mỗi năm Tết về là chị em tôi lại tất bật với quần áo, giày dép. Theo tiêu chuẩn, bố và bà nội tôi được 10 mét vải xanh chéo/năm, mẹ thường dùng vải này may quần cho chúng tôi mặc đi học. Còn đến Tết, mẹ mua vải ngoài thị trường, mịn và đẹp hơn để may cho chị em tôi những bộ cánh mới. Sau những năm 1980, bố tôi hay phải đi công tác miền Nam nên Tết đến chị em tôi còn được bố mua cho quần bò Levis, dép sa – pô, những thứ trong mơ.
 

Giấc ngủ tuổi thơ

Khi trăm thứ bà rằn cho một cái Tết hoàn tất, cả nhà háo hức trong bữa cơm chiều 30 Tết. Còn đến lúc ba chiếc kim đồng hồ chuẩn bị chập vào con số 12, chị em tôi vừa xem mẹ cúng giao thừa vừa nóng lòng chờ bố về xông đất. Khi đã lớn hơn, cũng có năm giao thừa tôi đi chơi cùng đám bạn. Ngày đó quán xá rất ít nên mọi cuộc đi chơi đều dẫn đến Hồ Gươm. Tại đây chúng tôi chụp ảnh, xong rồi làm vài con mực với món tương ớt cay xé lưỡi.

Mồng một Tết, chị em tôi dậy từ rất sớm để nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ và chờ... khách đến. Tuy nhiên, khi có khách, chúng tôi biết ý “đi chỗ khác chơi”, chỉ lúc các cô, chú gọi mới bẽn lẽn lại gần, dù đã như mở cờ trong bụng. Ngày ấy, cha mẹ rèn con nghiêm lắm, cha mẹ chưa cho phép, cấm có dám cầm thứ gì của ai.

Hết 3 ngày Tết, mọi thứ nhanh chóng quay trở lại nhịp sống thường ngày, người lớn đi làm, trẻ con đi học, ra đường lại thấy quần xanh chéo, xe đạp, cặp lồng tung tăng khắp phố, trong ngõ xóm cơm rang lại nhảy lách tách trong chảo, tất cả lại cần mẫn trong suốt một năm để đón đợi cái Tết năm sau, với bánh chưng, thịt mỡ dưa hành, túi quà Tết, quy gai xốp theo tiêu chuẩn nhà nước.

Năm 1986 – năm đầu tiên chấm dứt thời kỳ bao cấp, dường như đã có không ít người bỡ ngỡ. Mấy chục năm ăn có nhà nước lo, Tết có nhà nước chu cấp đã trở thành một thói quen, không dễ gì từ bỏ ngay được. Thế nhưng sự chống chếnh ấy cũng nhanh chóng qua đi, giờ đây nếu nói đến cảnh xếp hàng từ nửa đêm sắm đồ Tết hẳn nhiều người sẽ thấy rất khôi hài. Tất cả những câu chuyện đó đã trở thành quá vãng, thành kỉ niệm mang nhiều sắc thái, chua xót lẫn ngọt ngào, mừng vui hòa tiếc nuối.

Một mùa xuân lại về, tôi nhớ cái cảm giác se lạnh, mưa phùn giăng giăng ngoài sân, da thịt tôi cảm nhận được hơi ấm từ ngọn lửa, từ nồi bánh chưng đang sôi lục bục và dường như từ cả những câu chuyện mà bố mẹ tôi nói với nhau. Giờ bố tôi đã đi xa, nhà không gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến, tôi cũng không còn được ngủ bên cạnh hơi ấm của ngọn lửa. Có lẽ đó là những giấc ngủ mà chỉ tuổi thơ mới có được.
 

Nghề “hot” thời bao cấp

1 Nghề mậu dịch viên:
 
 
Họ là những người bán lương thực, thực phẩm, chất đốt, người làm nghề được nhiều người khác cầu cạnh, nhờ vả. Ngoài mậu dịch viên thì nghề thương nghiệp cũng thuộc loại đắt giá. Người làm nghề này chuyên đi kiểm tra, thu thuế, bà con tiểu thương không ưa, nhưng trước mặt thì họ luôn nể, sợ. Nói chung đây là nghề “hét ra lửa”.
 
2 Đánh máy chữ:
 
 
Sau 1975 phát triển mạnh. Với một cái máy chữ, tập giấy pơ - luya, giấy than, một cái bàn nhỏ có thể ra vệ đường kiếm tiền. Giấy tờ được thuê đánh máy là sơ yếu lý lịch, đơn xin, đơn khiếu nại... Công đánh máy chỉ vài hào/trang.
 
3 Bơm mực bút bi:
 
 
Khi bút bi hết mực, nó sẽ được bơm mực để dùng tiếp. Đồ nghề gồm có ống tiêm, cồn tẩy, mực, đầu bi, ruột viết. Dùng loại bút này, mực thường chảy... ướt áo.
 
4 Hàn dép:
 
Khu chợ nào cũng có những ông thợ hàn. Đồ nghề là một chiếc bếp dầu và khoảng 5 - 7 chiếc que hàn (giống những chiếc tuốc lơ vít nhưng đập bẹt đầu). Khi dép hỏng không ai vứt đi cả, người ta hàn lại nhiều lần, khiến trọng lượng của nó đôi khi nặng gấp rưỡi so với lúc còn mới.
 
5 Làm dép lốp:
 
 
Còn được gọi là dép râu, đế dép, quai dép được làm bằng lốp và săm ô tô cũ. Lốp xe được tách ra từng lớp, lấy phần bằng phẳng nhất sau đó cắt theo hình bàn chân, đục lỗ và xâu quai. Dép lốp có loại có quai hậu và loại không quai hậu, rất bền, dùng đến 5 – 10 năm, có điều hơi nặng.
 
6 Quấn thuốc lá:
 
Cho đến đầu những năm 1990, nghề này còn rất phổ biến. Một bàn quấn nhỏ bằng gỗ, thêm tập giấy thuốc, sợi thuốc là có thể mang lại thu nhập kha khá cho gia đình. Những điếu thuốc khi cuốn xong dài tới 20cm, người ta phải lấy dao để cắt.
 
7 Nuôi heo, hoạn lợn:
 
Thời bao cấp nhà nhà, người người nuôi heo. Thậm chí tận trên tầng 5 người ta cũng nuôi heo. Tuy là nghề phụ nhưng đây lại là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Do nhiều nhà nuôi heo nên bên cạnh đó xuất hiện đội quân chuyên nghề hoạn lợn, có mặt tại khắp các xóm ngõ.
 
Hà Nội tháng 12/201
Nguyễn Đức
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Các trường y dược hàng đầu cả nước công bố mức điểm xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất năm 2024

Các trường y dược hàng đầu cả nước công bố mức điểm xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất năm 2024

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Các trường y dược hàng đầu cả nước công bố mức điểm xét tuyển đại học bằng IELTS năm 2024 như thế nào?

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 26/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nội dung bát nháo trong những lá sớ tại lễ hội Phủ Dầy (Nam Định): UBND xã ra 'tối hậu thư' chấn chỉnh

Nội dung bát nháo trong những lá sớ tại lễ hội Phủ Dầy (Nam Định): UBND xã ra 'tối hậu thư' chấn chỉnh

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của Gia đình và Xã hội về dịch vụ viết sớ thuê sai nội dung ở lễ hội Phủ Dầy năm 2024, UBND xã Kim Thái (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) và thủ nhang phủ Chính đã ra "tối hậu thư" chấn chỉnh gấp hiện tượng trên.

Top