Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sơn La và nỗi buồn mang tên “vàng trắng” (1): Sau 10 năm góp đất trồng cao su

Thứ bảy, 20:01 23/03/2019 | Xã hội

GiadinhNet – Sau 24 năm đảm nhiệm chức vụ trưởng bản, ông Lường Văn Chương chẳng bao giờ nghĩ đến viễn cảnh buồn đến vậy. Mỗi ngày trôi qua dài đằng đẵng, dai dẳng như… cao su vậy.

Giữ thì khó, bỏ không xong

Sau nhiều cuộc điện thoại và chờ đợi cả buổi sáng, đúng 12h trưa chúng tôi nghe thấy tiếng lạch cạch lao gỗ xuống vách núi dựng đứng ở bản Lạnh B (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Đây là lúc ông Chương trở về sau một buổi đi nương với một bó củi lớn trên vai.

Trở lại “lịch sử” cách đây khoảng 10 năm, khi thực hiện chính sách, chủ trương trồng cây cao su theo cách “đã vào quy hoạch”, ông Chương đã góp 1,6ha đất canh tác ngô, sắn hàng năm của mình với thu nhập khoảng 20 triệu/năm để trồng cao su. Khi ấy ông cùng 147 hộ dân khác được điền tên vào danh sách những hộ góp đất, hộ góp nhiều lên đến 7ha, hộ ít thì vài trăm mét vuông. Với những hộ góp đất từ 1ha trở lên sẽ có một “suất” làm công nhân cho Công ty Cổ phần Cao su Sơn La (Công ty Cao su). Và lẽ đương nhiên với 1,6ha đất gia đình ông Chương có một người được nhận vào làm công nhân.

Từ khi góp đất, nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào đồng lương công nhân theo thời vụ ít ỏi. Khi có việc mới có lương, cuộc sống trở nên khó khăn, không có nguồn thu nhập nào khác, buộc ông Chương phải lên núi canh tác. Đứng ở nhà ông nhìn lên triền núi thấy những đám khói bay ngang như những đám mây lơ lửng giữa bầu trời. Hỏi ra mới biết đó là nơi ông vừa đốt cây cỏ dại để canh tác.

Ông Lường Văn Chương, Trưởng bản Lạnh B, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: PV

Ông Lường Văn Chương, Trưởng bản Lạnh B, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: PV

Ông Chương kể: “Mình phải bắc thang trèo qua vách núi dựng đứng kia mất khoảng 5 phút, sau đó đi bộ 30 phút nữa mới đến nương, nếu đi xe máy phải vòng khoảng 5km đường gập ghềnh”. Vượt qua bao hiểm nguy để đến được nơi kiếm kế sinh nhai, lúc này ông mới nghĩ đến việc: Nếu có chỗ đất 1,6ha trước kia chưa góp đất trồng loại cây được ví như “vàng trắng” này mà canh tác ngô, cà phê, cây ăn quả thì cuộc sống sẽ không vất vả như bây giờ.

Khi trò chuyện với vị trưởng bản kỳ cựu, gương mặt ông lúc nào cũng buồn, hiện diện bao điều suy nghĩ: “Nếu cứ để cao su thì tương lai không đủ sống do thu hoạch kém quá. Vì trong vòng hai năm cạo mủ với 6.300m2 họ (Công ty Cao su) chia cổ phần được có 1 triệu, nếu trồng ngô sắn giá được cao hơn, giờ nhiều hộ dân muốn đòi lại đất thì khó lắm, nhà mình ký hợp đồng rồi. Ở bản nhiều hộ đã ký và đã đưa cho Công ty Cao su ra xã đóng dấu nhưng chưa thấy đưa lại”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Hùng Trưởng phòng Nông nghiệp Thuận Châu chia sẻ: “Lúc trồng là giá mủ cao su hơn 100 triệu/tấn, giờ chỉ còn có 30 triệu/ tấn. Bà con suốt ngày kêu tôi góp đất trồng cao su mà bây giờ sản lượng ít quá, giá lại thấp. Bây giờ toàn huyện bà con ký hợp đồng đến 90% nên những mất mát cũng như mong muốn của bà con rất khó giải quyết. Giờ bà con bỏ cũng không bỏ nổi, vì 10 năm rồi, mà cây cao su – tài sản lại là của công ty, nó là chủ trương lớn không bỏ được”.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu.

Trăn trở trước nỗi lo cuộc sống

Được biết, theo chủ trương của nhà nước hộ có đất ít góp ít và ngược lại, mình được vận động góp đất, có sản phẩm ra thì sẽ chia theo sản phẩm, bên góp đất được 10%. “Ở bản gia đình góp nhiều nhất là anh bí thư thôn khoảng 7ha. Ngày xưa bà con tham gia làm công nhân nhiều nhưng sau đó ngày có việc, ngày không có việc, thu nhập không đều nên bà con nghỉ gần hết. Hiện tại cây cao su phát triển bình thường, đất tốt được cạo mủ, đất xấu thì chưa”, ông Chương nói.

Rồi ông đưa ra hợp đồng góp quyền sử dụng đất để hợp tác trồng cao su và cho biết huyện, tỉnh, trước đây vận động và cho biết “đây là vùng quy hoạch trồng cao su, theo chủ trương của nhà nước, nếu không trồng cán bộ bị chỉ trích, kiểm điểm, có phản đối vẫn phải trồng theo quy hoạch”.

“Chục năm nay có được gì đâu, chỉ năm hết tết đến có ít quà tết cho bà con góp đất. Một số chưa cạo mủ vì cây nhỏ do không chăm sóc tốt, bà con ít việc làm. Cả ba bản có 147 hộ tham gia trồng trên 69ha, khi tham gia góp đất hộ dân có làm hợp đồng, cũng có hộ chưa nhất trí ký, tôi biết có làm ba bản, một bản để dân cầm, một bản Công ty Cao su ký, một bản chính quyền xã ký, đất trước đây chưa có sổ, giờ bảo làm sổ rồi”, vị trưởng bản Lạnh B tâm sự.

Trước khi chia tay chúng tôi ông Chương ngồi ở hiên nhà, hướng ánh mắt nhìn xa xăm, buồn bã chia sẻ: “Con trai và con dâu tôi không có việc làm nên giờ đi Hà Nội làm thuê, để hai cháu ở nhà. Không biết tương lai các cháu sẽ ra sao. Rồi còn bà con làng bản nữa, giờ bà con rất buồn, không có đất sản xuất nên đi làm thuê, trước đây có gần 60 người làm công nhân cao su giờ chỉ còn có 7 người”.

Sau 10 năm trồng và chăm sóc đến nay hàng nghìn ha cao su ở Sơn La vẫn chưa cho thu hoạch.

Sau 10 năm trồng và chăm sóc đến nay hàng nghìn ha cao su ở Sơn La vẫn chưa cho thu hoạch.

Không chỉ hộ ông Chương, ở Lạnh B còn có vợ chồng Lò Văn Thuận, vợ Lò Thị Đỉnh góp 3000m2, nhưng đến nay cao su trên đất của gia đình trồng từ năm 2008 vẫn chưa khai thác được. “Cao su thu nhập không tốt. Trước còn bảo khi nào có nhựa, có mủ thì được cổ phần. Nhưng giờ 10, 11 năm rồi mà chả thấy cái cổ phần đâu”, anh Thuận nói.

“Còn các đất trồng cà phê thì đều đất trong nương có đá nhiều, đất đấy họ không lấy để trồng cao su. Họ khoanh vùng, vào nhà ai thì người đó góp. Đây xã cũng đến vận động, có nhà không nhất trí làm đâu, nhưng xã với bản bảo bây giờ hai bên đều trồng cao su, mình ở giữa mình không góp thì trồng cây gì mà ăn được. Trồng 10 năm rồi, giờ thiếu ăn, nương rẫy thì ít. Cao su mà có kết quả thì dân cũng không bỏ đâu”, ông Thuận buồn rầu chia sẻ

Ông Thuận cho biết thêm: “Trồng từ khi con gái tôi lấy chồng, mà bây giờ con của nó học lớp 5, 6 đấy vẫn chưa thấy cao su có được cái gì. Cuối năm thì công ty cho 2 hộp bánh, một chai dầu ăn, một chai nước mắm đấy. Nhà tôi có thằng con đi làm được độ 6-7 năm. Lương không phải tháng nào cũng đều nhau đâu, mà nó tính ngày công ấy, làm mỗi ngày ví dụ đi phát cỏ cứ 120 cây thì được 1 công, 50-60 nghìn, công bón phân thì cao hơn một tí. Tính ra thì dân như bọn chú, nếu mà làm cà phê từ ngày đấy thì bây giờ được bao nhiêu tiền rồi. Bây giờ trong bản cũng nhiều người trồng, nhà chú 2000m, mới trồng năm ngoái".

Được biết, thiếu đất canh tác làm nhiều hộ gia đình thay đổi sinh kế. Các hộ so sánh mỗi ha đất trồng sắn hoặc ngô, mỗi vụ hộ cũng thu được 20-30 triệu. Trồng cao su, các hộ mất nguồn thu này. Nhiều thành viên trẻ của nhiều hộ đã phải đi tìm việc ở ngoài cộng đồng, đặc biệt là đi làm thuê bên ngoài. Nhiều cặp vợ chồng trẻ để con cái ở nhà với ông bà và đi làm thuê, nhằm mưu sinh.

(Còn nữa…)

Nhóm Phóng Viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện thi thể nữ giới đã "khô" trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới đã "khô" trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 8 phút trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 52 phút trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 12 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 12 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Top