Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày Xuân nhớ trầu cánh phượng

Thứ sáu, 07:00 31/01/2014 | Xã hội

GiadinhNet - "Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi", đó là những câu thơ rất hay mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng viết về tình yêu gắn với duyên trầu cau, gắn với tục ăn trầu của người Việt. Đây là một mỹ tục của văn hóa Việt đến nay dù không còn nhiều, nhưng những dư âm của nét đẹp này thì vẫn còn nguyên vẹn.

Ngày nay, trong đám cưới, lễ Tết trầu cau sau khi bày ra rồi cũng héo dần trên đĩa, nhưng đôi khi, gặp những cụ bà ngồi đâu đó, tay quết cối trầu thật nhuyễn, ta thảng thốt nhận ra một nét đẹp vượt thời gian. Từ hàng trăm năm trước đến nay vẫn vậy, như một vầng sáng dịu ngọt dù đã chìm hơn một nửa vào quá khứ nhưng nửa còn lại vẫn hiện hữu bất diệt trong tâm tưởng người Việt theo thời gian.

 
Ngày Xuân nhớ trầu cánh phượng 1
 
Ăn trầu - một mỹ tục văn hóa người Việt

Tục ăn trầu của người Việt bắt đầu từ câu chuyện cổ tích về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó, tìm nhau vượt non vượt suối và cùng hóa thành trầu, thân cau, tảng đá quấn quýt bên nhau. Cùng với câu chuyện tình cảm động ấy, truyền thuyết, Vua Hùng đã cho thử lấy lá trầu ăn chung quả cau và vôi từ tảng đá nung xốp thì thấy vị cay cay, nồng đượm như mối tình của ba người. Vậy là, một chút vôi từ đá, lá trầu, miếng cau cuốn vào nhau, càng ăn càng say, càng thấm thía, mắt sáng môi đỏ, ấm áp lòng người.

"Miếng trầu đầu câu chuyện", là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ mừng, lễ thọ... Trong chuyện cưới hỏi ngày xưa cho tới ngày nay, những quả cau, miếng trầu luôn chiếm vị trí rất quan trọng, nó như sợi dây kết chặt mối lương duyên cho những đôi trai gái thành vợ thành chồng. Tục lệ ăn trầu đã trở thành một tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người xưa, miếng trầu gồm có một miếng cau tươi (hoặc khô), một miếng vỏ, một lá trầu và một chút vôi. Khi ăn vào sẽ có vị cay, thơm, ngoài ra còn làm chắc răng, sạch miệng.

Theo thời đại, tục ăn trầu chỉ còn là những miếng trầu têm cánh phượng gói trong phong giấy hồng báo hỉ nhỏ xíu. Trầu cau có khi bày ra không phải để mời nhau "đưa cay" cho câu chuyện thêm ấm nồng nhưng vẫn có ý nghĩa "là đầu câu chuyện", luôn xuất hiện nơi thành kính, lễ lạt và quan trọng hơn, nó được ngầm hiểu về sự thuỷ chung, keo sơn, gắn bó của lòng người. Không chỉ gần gũi, thân thiết trong đời sống, trầu cau đã là nơi khởi đầu cho bao mối lương duyên trong thi ca, nhạc hoạ: "Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/Này của Xuân Hương đã quệt rồi/Có phải duyên nhau thì thắm lại/Đừng xanh như lá bạc như vôi" (Hồ Xuân Hương). Hoặc dịu dàng đến tình tứ: "Nhà anh có một giàn trầu / Nhà em có một giàn cau liên phòng / Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?" (Nguyễn Bính).
 
Đâu rồi cái duyên...?

Ngày nay, không nhiều người còn ăn trầu nhưng vẫn âm thầm nhớ, da diết nhớ cái duyên nghĩa trầu cau trong câu chuyện cổ tích giản dị xưa. Phải chăng đó là cái duyên của sự chuyển hóa, của sự cách điệu. Trầu, cau, vôi, vỏ...tất cả nếu đứng riêng rẻ thì mỗi thứ chỉ là cây, là đá, là lá, không có khả năng làm ấm, làm say lòng người. Nhưng khi hợp lại, hòa quyện, được ấp ủ trong môi miệng của con người, thì tất cả bỗng biến đổi ấm áp.

Ở Việt Nam, địa danh Mười tám thôn Vườn trầu (TP. Hồ Chí Minh) đã nổi tiếng hàng trăm năm nay. Đây là vùng đất có đặc điểm thổ nhưỡng tốt, phù hợp với cây trầu, cộng với kinh nghiệm của di dân, Mười tám thôn Vườn trầu trở thành nơi chuyên canh và cung cấp trầu cho khắp miền Nam. Bây giờ về vùng đất bạt ngàn trầu xưa kia, chỉ còn rất ít mảnh vườn trầu nằm sâu trong hẻm. Ở chợ Bà Điểm, ngày càng ít hàng trầu cau và chủ yếu vẫn là khách đến mua cau cưới. Không còn cái thời các bà, các chị hăm hở lựa tìm trầu quế trầu cay và các cô gái trao cho người yêu chiếc khăn trầu tình tứ. Không ai coi "răng đen" màu nước trầu lóng lánh là "mùa thu tỏa nắng".

Đám cưới, lễ lạt, trầu cau sau khi chưng rồi cũng héo dần trên đĩa. Đôi khi, gặp những cụ bà ngồi đâu đó, tay quết cối trầu thật nhuyễn, ta thảng thốt nhận ra một nét đẹp vượt thời gian. Từ hàng trăm năm trước đến nay vẫn vậy, như một vầng sáng dịu ngọt đã chìm hơn một nửa vào quá khứ. Trẻ con lớn lên ở thành thị ngày càng ít biết đến hình ảnh những bà, những mẹ thong thả nhai trầu. Mắt long lanh, môi và má hồng hào trong nắng sớm mai ửng màu mật ong. Hình ảnh ấy đẹp như cổ tích, khiến rất nhiều thế hệ người con xa xứ không ít lần bùi ngùi khi hoài hương.
 
Ngày Xuân nhớ trầu cánh phượng 2

Tỷ phú Mỹ Bill Gates được một liền chị Quan họ mời trầu cánh phượng tại Bắc Ninh năm 2006. (ảnh N.A).


Và cả những làng quê sau luỹ tre, hình ảnh những bà, những chị ăn trầu bây giờ cũng ngày càng ít. Nhưng tục ăn trầu đã trở thành một nét văn hóa không phai nhòa trong tâm hồn người Việt. Trong lễ cưới hỏi, trong các mâm thờ cúng dâng ông bà tổ tiên không thể thiếu cau, trầu. Mai này không biết chúng ta có còn thấy được những người đàn bà thong thả nhai trầu. Mắt họ long lanh. Môi họ thắm đỏ và một mầu hồng nâu say say ửng trên đôi má, ấy là khi trầu đã bén duyên cau. Và vôi, và vỏ, và chút thuốc lào gợn dưới vành môi. Làn môi trên của người đàn bà ăn trầu được nhẹ cong lên một chút, như mọng hơn, như hờn dỗi, để làm lung linh thêm cái duyên nghĩa trầu cau.
 
Vẫn khắc sâu  trong tâm tưởng

Những người đàn bà ăn trầu được bây giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay trong làng trong phố. Nhưng tục ăn trầu bởi đã trở thành một nét văn hóa không phai nhòa trong tâm hồn người Việt nên vẫn tiếp nối trong các đám cưới, trong các món đồ lễ của các bà các cô dâng lên bàn thờ tổ tiên, cầu thần khấn Phật với lòng thành kính. Và theo thời đại của những người răng trắng, tục ăn trầu đã biến cách. Chỉ còn là những miếng trầu têm cánh phượng gói trong phong giấy hồng báo hỉ nhỏ xíu. Chỉ còn là buồng cau nõn nường một vài trăm trái được tết giấy trang kim lấp lánh nằm xoãi dài trên quả cưới chú rể đội đến nhà bố mẹ cô dâu xin con gái người ta. Một lá trầu quế xinh xinh điểm duyên dáng những dấu tàn nhang, trên mặt lá trầu có phết chút vôi trắng, với một quả cau non đặt trên mâm đồ lễ dâng lên ông bà tổ tiên...

Những hàng trầu cau bây giờ vì lãi không đủ trang trải thuế chợ, nên đã giạt ra mé ngoài cuối chợ, ngồi xập xệ dưới những mái hiên. Chủ yếu là khách đến mua cau cưới nhưng cũng không còn cái thời mà mỗi đám cưới người ta phải mua tới hai ba ngàn quả cau và vô số là trầu. Không còn là thời những tay đàn ông đàn bà hăm hở lựa tìm trầu quế trầu cay và các cô gái trao cho người yêu chiếc khăn trầu tình tứ. Đám cưới bây giờ các chú rể chỉ mua 100-200 quả cau. Rồi cũng chẳng mấy ai ăn, trầu cau héo dần trên đĩa, thỉnh thoảng mới được vài cụ già nhón lấy một miếng. Nhưng dù thế nào, các cụ cùng với gian hàng trầu cau vẫn ngồi đấy, như một người trung thành níu giữ cái duyên của một thời không thể lãng quên.

Còn ít ỏi lắm những cụ bà còn gắn với duyên nghiệp trầu cau. Rồi họ cũng sẽ lần lượt họ sẽ thành những người thiên cổ, song chút hương xưa, chút duyên thầm của nét văn hóa này còn đó. Còn một mạch ngầm toả lan trong dòng máu của người Việt Nam không dễ gì mai một. Ngày nay, mặc dù trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, người ta không còn mời nhau ăn trầu nữa mà thay vào đó là những đồ ăn thức uống của thời hiện đại, nhưng hình ảnh người bà ngồi bên hiên nhà bỏm bẻm nhai trầu, vừa quạt vừa kể chuyện cổ tích cho đàn cháu nhỏ nghe sẽ vẫn khắc sâu trong tâm tưởng mỗi chúng ta.

Ngày xuân, trong khí xuân lành lạnh, nhìn những dòng người xe chen nhau mải miết lo Tết cổ truyền, mà nôn nao nhớ mong một điều gì đó. Có lẽ là nhớ bà tôi đã yên nghỉ ở vùng đất vĩnh hằng và thuở sinh thời bà vẫn ăn trầu; là nhớ những cụ bà bán trầu, vài ba người trong họ đến nay còn sống, vẫn tiếp tục ngồi bên sạp trầu cau...                                
 
Râm ran tháng năm, hồng tươi khuôn mặt

Khi người Việt Nam chưa biết làm duyên bằng son phấn, mỹ phẩm thì miếng trầu têm cánh phượng đã làm đẹp cho bao cô gái, bao thiếu phụ có má thắm môi duyên. Những bà già mắt đã mờ, chân chậm ngồi trầm ngâm lơ đãng nhìn trời mưa, tay cầm chiếc cối đồng nhỏ xíu, chầm chậm nghiền miếng trầu cho nhuyễn, nghe tháng năm râm ran chạy từ chót lưỡi lên đôi má và trong phút chốc, tuổi trẻ như vãn hồi trong chút ửng hồng trên gương mặt hằn bao nếp nhăn của thời gian, năm tháng. Chẳng thế mà, những bà cụ lưng còng, xế bóng, cối giã trầu vẫn là vật bất li thân...
 
Nhật Anh
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 3 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 3 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Top