Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mưu sinh trên dòng Thạch Hãn

Thứ sáu, 09:00 12/10/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Hết ngày đến đêm vật lộn với sóng nước để mưu sinh, cuộc đời họ từ khi sinh ra và lớn lên gắn liền với chài lưới, với sông nước.

Mưu sinh trên dòng Thạch Hãn. Ảnh: Q.T

Dựng vợ, gả chồng, sinh con, đẻ cái cũng trên sông nước. Đó là câu chuyện về cuộc đời những người ở xóm chài Tân Đức, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Dòng sông Thạch Hãn, xưa là chiến địa ác liệt, giờ là nguồn sống của biết bao nhiêu con người lam lũ.

Lam lũ

Chúng tôi tới bến sông thăm gia đình anh Nguyễn Hùng khi trời đã gần trưa, anh Hùng vẫn chưa về. Anh đang đánh vật với mớ lưới còn chưa kéo ngoài sông. Trên dòng sông Thạch Hãn lịch sử này chỉ riêng đoạn chảy qua thị xã Quảng Trị đã có đến 50 hộ gia đình mưu sinh trên sông nước.

Ở xóm chài Tân Đức, anh Hùng được người dân gọi đùa là “người không phổi” vì anh làm quần quật cả ngày thậm chí cả đêm để đánh bắt tôm cá. Ngoài công việc giăng lưới mưu sinh, Hùng còn kiêm luôn việc chèo đò giúp khách vượt sông Thạch Hãn để kiếm thêm đôi đồng. Gặp anh ở ngoài bãi sông, Hùng giải thích cái sự về muộn của mình: "Có hai người là chị em ruột từ Hà Tĩnh vào thành cổ Quảng Trị thắp hương cho anh trai là liệt sỹ, họ muốn sang sông bằng đò nên tôi giúp". Mùa này nước lên, nhìn sang bên kia bờ xa tít tắp, ấy vậy mà mỗi lần đưa khách qua sông, Hùng chỉ lấy tiền công... tùy tâm. Có khách trả cho anh dăm chục, cũng có người chỉ đưa anh vài ba chục nghìn đồng. Hùng đều vui vẻ nhận mà không kỳ kèo. Mỗi năm vào dịp tháng 7 tri ân, cũng là lúc anh kiếm thêm kha khá nhờ vào việc chèo đò đưa khách sang sông thắp hương.

Anh kể: "Năm 1972, lúc đó tôi mới lên mười, đi theo bố vào Huế sinh sống. Sau trận chiến khốc liệt đó vài năm, cha con chúng tôi mới trở lại nơi này sinh sống". Bố anh cũng làm nghề chài lưới, anh trai là Nguyễn Hoàng cũng sống bằng nghề này. Như vậy cả nhà anh đều gắn bó với dòng Thạch Hãn.

Đã là những ngày cuối thu nhưng nước dòng Thạch Hãn vẫn trong vắt và có vị mằn mặn. Hùng cười rằng đó là do nước biển dâng lên. "Nước bây giờ trong xanh có thể nhìn thấy đáy thế này chứ ít hôm nữa mùa mưa lũ về nước lại đục ngầu chảy xiết ngay ấy mà", Hùng nói. Như vậy, dòng nước Thạch Hãn mỗi năm có hai màu nước và cũng đồng nghĩa với việc có hai quần thể sinh vật sống ở dưới dòng nước này.

Nguyễn Hùng dáng người nhỏ thó, đen sạm nhưng người anh trai Nguyễn Hoàng còn nhỏ hơn. Anh Hoàng kể: "Chúng tôi làm việc chẳng có giờ giấc cụ thể, mùa nước nổi có khi dậy từ 1 giờ sáng đi giăng lưới. Đến khoảng 3 giờ sáng giăng lưới xong về nhà ngủ, chợp mặt một lúc lại đi kéo lưới bắt cá cho kịp vợ đi chợ buổi sáng". Lặn lội trong đêm tối vất vả là thế nhưng họ cũng chỉ kiếm được 30.000 - 40.000 đồng chợ sáng.
 

Phút nghỉ ngơi của anh em Nguyễn Hùng (áo xanh), Nguyễn Hoàng.

Anh em họ Nguyễn đều đã qua tuổi 50, cả cuộc đời trai trẻ gắn bó với sông nước. Anh Hoàng cho biết ở xóm chài này, đa số là những người lứa tuổi như các anh. Lớn lên làm nghề chài lưới, lấy vợ rồi cả vợ chồng cùng làm chung nghề. Anh Hoàng tâm sự: "Nhà tôi mới góp tiền mua được chiếc thuyền máy, mất vài chục triệu đồng. Đi lại trên sông khỏe và nhanh ra bao nhiêu. Việc đánh bắt cũng thuận lợi hơn nhiều". Để có được chiếc thuyền máy, vợ chồng anh đã phải dành dụm trong nhiều năm liền. "Có thuyền máy rồi, nhưng mỗi ngày con tôm con cá cũng ít đi. Chúng tôi lại phải đi xa hơn. Suốt ngày lênh đênh trên sông nước, nhiều lúc chẳng biết xã hội thay đổi như thế nào. Cứ mỗi lần vào thị xã lại thấy nhà đẹp mọc lên mỗi lần một khác. Chẳng bù cho cái xóm chài này, bao đời nay vẫn nghèo", anh Hoàng nói như thở dài bên mâm cơm trưa. Bữa cơm trưa chỉ có hai vợ chồng anh. Cơm và món canh chua đạm bạc.

Ước mơ đời thường

Buổi cơm trưa với vợ chồng anh Hùng thường chỉ có như vậy. Ở vùng sông nước này, những người làm nghề chài lưới hầu hết đều khó khăn về mặt kinh tế. Có gia đình đã sống nhờ con tôm con cá hết đời cha rồi lại truyền cho đời con nối nghiệp. Như gia đình của anh Tín, hàng xóm của anh Hoàng, ngày xưa bố mẹ cưới nhau trên thuyền, rồi sinh ra anh cũng trên chiếc thuyền nhỏ, cả tuổi thơ của anh cũng nhấp nhô theo dòng nước- phương tiện mưu sinh của cả nhà. Anh Tín cười tít mắt nói: "Đã 34 tuổi, cũng là 34 năm tôi sống gắn liền với sông nước xứ này. Cực nhưng mà quen rồi. Mùi rong rêu, mùi tanh của cá như đã ngấm vào máu thịt mình từ thuở nhỏ".

Tuy nhiên theo Tín thì trên đoạn sông chảy qua thị xã Quảng Trị đã không còn nhiều thuyền bè như trước đây. Theo anh Tín, một số người trẻ của xóm chài đã không chịu được vất vả của nghề chài lưới, không chấp nhận cuộc sống thiếu thốn vật chất, đã không ở lại quê nối nghiệp cha mà lên đường vào Nam làm ăn. "Người đi vào các nhà máy xí nghiệp, người làm thuê cho các chủ thầu xây dựng. Họ đi biền biệt, cả năm may được dịp Tết mới thấy quay về sum họp đôi ba bữa"- Anh Tín kể. Thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp những chiếc thuyền chở cá tấp vào một bến chợ một lúc rồi cũng lui bến. Theo những chiếc thuyền lênh đênh ấy là những người ngày đêm phải bươn chải kiếm sống. Tâm sự với chúng tôi, họ có thật nhiều mơ ước, có những ước mơ lớn lao, nhưng cũng có những mơ ước giản đơn vậy mà suốt năm này qua năm khác vẫn chưa thực hiện được.

Đối với những người đánh cá trên sông, tuy họ biết công việc lặn hụp theo dòng nước vất vả, đôi khi nguy hiểm nhưng vì cuộc sống nên phải gồng mình mưu sinh. Mong muốn của Tín thật đời thường, anh tâm sự: "Người ta bỏ thuyền lên bờ xa quê tìm cuộc sống mới, tôi không bỏ nghề sông nước. Chỉ mong tìm được người mình thương cưới làm vợ, cơm cháo nuôi nhau, miễn sao người ta không chê mình nghèo là được". Đã ngoài 30 nhưng Tín vẫn chưa có một mối tình vắt vai. Cũng dễ hiểu thôi, công việc đã ngốn đi gần như cả thời gian của anh, cộng với cái tính nhút nhát đi làm về lại lăn ra ngủ thì cơ hội tìm vợ chưa đến với anh cũng là điều dễ hiểu.
 

Cuối thu, nước sông Thạch Hãn trong thấy đáy.

Với Tín, anh chỉ mong sao mình luôn luôn khỏe mạnh, bản tính đã cần cù chịu khó thì chẳng sợ đói nghèo. Đối với những người lớn tuổi hơn Tín một chút như anh Hoàng lại có mong ước khác: "Đời người lênh đênh trên sông nước rất ảnh hưởng đến chuyện học hành cho con em, thứ nhất chúng tôi ít có điều kiện, thứ hai ý thức bà con cho con em đến trường cũng chưa cao. Một số con em trong xóm mới lên chín lên mười đã phải theo cha mẹ phụ việc chài lưới kiếm sống. Do vậy dù có được đi học, chúng cũng không đủ tập trung hoàn toàn cho việc học hành. Trong khi càng ngày người lao động càng cần phải có trình độ, có cái nghề. Mong cho con cháu sau này, chúng không còn phải vất vả như bố mẹ".

Gần trọn cả cuộc đời đánh bắt trên đoạn sông mà 40 năm trở về trước là chiến trường ác liệt của cuộc chiến bảo vệ Quảng Trị anh hùng. Anh Hoàng kể: "Thời đó, tôi còn nhỏ nhưng cũng được biết dòng Thạch Hãn đã có biết bao nhiêu bộ đội ta hy sinh. Nhưng cũng chỉ sau cuộc chiến ấy có vài năm chúng tôi từ Huế về Thạch Hãn, cho đến nay đêm cũng như ngày lúc đông đúc cũng như lúc quãng vắng, chẳng ai một lần bị tai nạn gì cả". Anh tin rằng, chính những người lính năm xưa đã nằm lại dưới đáy sông vẫn ngày đêm phù hộ độ trì cho cái xóm chài luôn luôn bình an vô sự.

Quang Thành

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 2 phút trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 3 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 14 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 14 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Top