Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khu tái định cư Tà Mít, Lai Châu: Sống cạnh sông, suối, dân vẫn “khát nước”

Thứ bảy, 08:06 21/10/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Mỗi lần mưa xuống, người dân tái định cư ở Tà Mít mừng mừng tủi tủi vội vàng tìm xoong chậu ra hứng nước. Mùa khô, bà con phải men ra sông suối tắm giặt rồi dùng can đựng nước gánh về. Suốt 6 năm qua, để đảm bảo nước sinh hoạt, họ chỉ còn cách cầu cứu… ông trời.


Để có nước sinh hoạt, anh Lò Văn Pò phải quây một nửa nhà vệ sinh làm bể chứa. Ảnh: PV

Để có nước sinh hoạt, anh Lò Văn Pò phải quây một nửa nhà vệ sinh làm bể chứa. Ảnh: PV

Muốn có nước phải trông vào… trời

Sinh sống khu tái định cư với mặt bằng cao ráo, nhà cửa khang trang nhưng điều kiện sống của người dân Tà Mít (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) lại thiếu thốn trăm bề. Ngay cả nước sạch- nhu cầu thiết yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng túng thiếu đến cơ cực.

Dẫn chúng tôi đi thăm bể chứa nước đã cạn và nổi váng bẩn, anh Lò Văn Pò (37 tuổi) cho biết, sở dĩ có tình trạng này là do khu tái định cư Tà Mít chưa được cấp nước sạch bằng hệ thống nước máy như đã “hứa” ban đầu. Vì thế người dân phải mua ống dẫn nước từ đầu nguồn về lấy nước sinh hoạt. Do thiên tai nên một năm vài lần sạt lở đất dẫn đến tắc đường ống dẫn nước. “Mấy hôm trước có mưa, chúng tôi tận dụng xô chậu, xoong nồi ra hứng nước. Thế nhưng số nước ít ỏi ấy chỉ đủ dùng 1- 2 ngày, vài hôm sau tạnh ráo thì nước cũng hết”, anh Pò tâm sự bằng giọng nói đặc trưng của người vùng cao.

Để “giải cơn khát” người dân góp tiền để đào giếng. Dù vậy, sau nhiều lần đào vẫn chưa tìm ra nguồn nước phù hợp. Một số gia đình có điều kiện kinh tế thì đầu tư hệ thống bình lọc với nguồn nước lấy từ sông suối để sinh hoạt. Số cư dân còn lại thì tặc lưỡi, phó mặc cho… trời.

Cũng là một trong những gia đình sống ở khu tái định cư, anh Sìn Văn Cầu (40 tuổi) cho hay, nhà có 4 nhân khẩu nên vợ chồng anh mua ống dẫn nước rồi làm hệ thống lọc theo kiểu thủ công nhưng cũng chỉ được bữa đực, bữa cái. Còn chuyện tắm giặt, vệ sinh cá nhân thì khi cần cả nhà rồng rắn kéo nhau ra suối “giải quyết”. Khổ nhất là cháu Sìn Thì Tèn, đang học lớp 11 trường huyện - con gái của anh Cầu. Tèn tâm sự mỗi lần từ trường về nhà là em cảm thấy hoang mang, lo lắng việc không có nước để đi vệ sinh. “Chú thấy đấy, khu nhà vệ sinh nhà cháu không có lấy 1 giọt nước, để khô cả tuần trời. Là con gái nhưng muốn đi vệ sinh cháu cũng chỉ biết leo lên núi…”, Tèn xấu hổ kể.

Nghe chuyện, anh Sơn ở cạnh nhà anh Cầu cũng vội lên tiếng than phiền: “Mỗi lần mưa xuống, chúng tôi mừng như vớ được vàng vì có nước sinh hoạt. Nhưng ở vùng này sạt đất liên tục, người dân nhiều lần kéo nhau lên đầu nguồn thông rãnh cũng chẳng ăn thua. Đến mùa khô bà con phải men theo đường đồi núi ra các con sông, suối để tắm giặt và dùng can đựng nước chở về làm nước sinh hoạt. Chả đâu như ở đây, sống cạnh sông suối mà vẫn thiếu nước triền miên”.

Nhà vệ sinh bỏ hoang vì không có nước


Nhiều nhà vệ sinh của khu tái định cư ở Tà Mít (Tân Uyên, Lai Châu) xây xong rồi bỏ hoang vì không có nước dùng.

Nhiều nhà vệ sinh của khu tái định cư ở Tà Mít (Tân Uyên, Lai Châu) xây xong rồi bỏ hoang vì không có nước dùng.

Nhiều người dân cũng tỏ ra bất bình khi mới chuyển về khu tái định cư đã phải trả từ 18- 20 triệu đồng để quyết toán xây nhà vệ sinh theo quy chuẩn chung. Thế nhưng đa phần trong số ấy chỉ để làm cảnh vì không có nước để dùng. “Nước của dự án không chảy, hoặc chảy bập bõm rồi tắt hẳn. Chúng tôi là người dân, chỉ biết thắc mắc lên UBND xã. Tuy nhiên, hỏi xong để đấy thôi, chứ cán bộ xã thì chỉ biết nói là nước của dự án, dự án sẽ xử lý, chữa đường ống dẫn nước về. Không có nước dùng, nhà thì lên nương rẫy ở cả tháng mới về 1 lần, nhà thì cắt cử người khỏe mạnh đi gánh nước. Và cũng từ đó, người dân tái định cư quên đi dự án nước sạch của mình…”, bác Phàn Văn Cầu (53 tuổi) kể.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Hoàng Văn Tế, Chủ tịch UBND xã Tà Mít thừa nhận việc người dân tái định cư nơi đây thiếu nước sinh hoạt. Ông Tế cũng cho biết, nhiều năm qua để có nước người dân phải đấu nối từ suối về. Các đường ống kéo như “mắc cửi” ven các sườn đồi đều là của các hộ dân tự kéo. Trong suốt cuộc phỏng vấn, vị Chủ tịch UBND xã này chỉ nhắc đi nhắc lại điệp khúc: “Chúng tôi có biết việc người dân tái định cư thiếu nước sinh hoạt, chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên và phải chờ…”.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, huyện Tân Uyên có 13 công trình cấp nước sinh hoạt tại 19 điểm tái định cư. Cùng chung cảnh với người dân tái định cư ở xã Tà Mít, 3 công trình cấp nước khác không hoạt động. Nguyên nhân chính được ban ngành chức năng tỉnh Lai Châu chỉ ra do chính quyền xã, bản lơ là trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, một số bộ phận người dân thiếu ý thức trong việc bảo quản, vận hành. Thêm nữa, một số nhà thầu chưa làm hết trách nhiệm trong khảo sát, thiết kế, thi công công trình nước nên dẫn đến công trình không phát huy được hiệu quả.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Hoàng Xuân Long, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết, qua kiểm tra tại các điểm tái định cư thủy điện tại Lai Châu, công trình công cộng ở một số điểm chưa đảm bảo yêu cầu, đặc biệt là công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân kém chất lượng, không mang lại hiệu quả.

Còn theo lý giải của ông Lê Thanh Huy – Giám đốc Ban Quản lý dự án Xây dựng cơ bản và hỗ trợ bồi thường di dân tái định cư huyện Tân Uyên, sở dĩ các công trình nước không hiệu quả do được bàn giao từ năm 2011 đến nay nên quá trình vận hành bị hư hỏng do thiên tai, sạt gãy, tắc đường ống, bể chứa bị lấp đất đá. “Ban đã đề xuất huyện bố trí các nguồn kinh phí duy tu, sửa chữa và giao cho các xã làm chủ đầu tư để đảm bảo nguồn nước cho người dân. Dự kiến cuối năm 2018, người dân vùng tái định cư sẽ được đáp ứng đẩy đủ nước sinh hoạt”, ông Huy khẳng định.

Xã có 106 hộ nghèo

Xã Tà Mít là xã vùng sâu, vùng xa cách thị trấn Tân Uyên 70km, cách thành phố Lai Châu 130km. Những năm mưa bão không thể đi được đường bộ mà chỉ có cách dùng xuồng chạy dọc sông. Giữa năm 2016, hình ảnh giáo viên Trường mầm non Tà Mít phải băng qua một vách núi dựng đứng, với lối đi chỉ vừa một người đi, phía dưới là dòng sông đang cuộn chảy gây xôn xao cộng đồng mạng. Theo ông Lường Văn Sáng, Bí thư Đảng ủy xã Tà Mít, sau khi làm đường, đến nay điểm trường kia đã không còn cô lập. Dù vậy, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn khi có đến 106 hộ nghèo.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 29 phút trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 41 phút trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 10 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 11 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Top