Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi tìm nơi lạnh nhất, nóng nhất Việt Nam

Thứ bảy, 08:41 16/02/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Miền Bắc đang chìm ngâp trong đợt rét dài và đậm nhất từ hàng chục năm trở lại đây. Nhưng cái rét ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình... chưa thấm vào đâu so với sự chịu đựng của bà con sống trên triền đỉnh Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn)...

>> Nơi nào lạnh giá khủng khiếp nhất thế giới?

Những ngày qua, vượt hành trình cả ngàn cây số, phóng viên Gia đình & Xã hội đã lần lượt đặt chân tới những nơi lạnh nhất và nóng nhất Việt Nam.

Trong tuần này, chúng ta hãy cùng đến với đỉnh Mẫu Sơn, nơi mà tuyết, sương mù, băng giá đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện"...

Bài 1: Núi Mẫu Sơn: Xứ tuyết miền nhiệt đới

Đường tới đỉnh núi lạnh giá

“Không phải Sa Pa, nơi du khách cả nước thường tìm đến để chứng kiến cảnh tuyết rơi. Cũng không phải đỉnh Phan xi phăng là những địa danh có nhiệt độ trung bình thấp nhất Việt Nam. Núi Mẫu Sơn thuộc huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn mới là nơi lạnh nhất Việt Nam!

So sánh các con số thống kê 10 năm trở lại đây ở những địa danh có nền nhiệt độ thấp ở nước ta cho thấy mùa đông ở Mẫu Sơn là khắc nhiệt hơn cả. Nhiệt độ mùa đông  mà trạm khí tượng ở đây đo được trung bình dưới 10 độ C.

Tuy nhiên đây chưa phải là con số tuyệt đối bởi trạm khí tượng chỉ đặt ở chân núi. Chân núi và đỉnh núi là một sự khác biệt lớn nữa - ông Nguyễn Hữu Hải, Trưởng phòng Dự báo vừa và dài hạn của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương - tiết lộ như vậy. Thế là tôi lên đường.

Đang ngồi bắt chuyện với những hành khách cùng lộ trình lên đỉnh núi băng giá, thì bất ngờ tay lơ xe gọi giật tôi lại: “Chú em! Chân núi Mẫu Sơn rồi đây, 15km leo núi nữa mới tới đỉnh”.

Trước mắt tôi, trập trùng, chạy dài những dãy núi nối nhau sâu hút như vô tận lờ mờ trong sương mù và mây. Bị ném xuống ở một cái ngã ba, tôi còn chưa biết con đường nào dẫn đi Mẫu Sơn thì một đám xe ôm “chơi” toàn Min - khơ rú ga bằm bằm phi đến. “Đi đâu anh chở, chú em?”. “Em lên đỉnh Mẫu Sơn!”. Cả đám xe ôm bỗng lắc đầu nguầy nguậy. Một gã nhanh miệng giải thích: “Chở chú lên cái nơi “khỉ ho cò gáy” đó được trăm bạc không đủ tiền mua thuốc hút cho ấm, một vòng thì cũng chiều tối mới đến về đến nơi. Bọn anh ở đây làm mấy cuốc gần gần khoẻ hơn”.

Tôi đang loay hoay chưa biết lên cái nơi mà người ta nói là “khỉ ho cò gáy” bằng cách nào thì một bác trạc tuổi 45, 50 vỗ vai: “Tôi chở chú đi! Đã lỡ cất công lên đây rồi mà về thì cũng không được. Trời rét thế này, có điên người ta mới chạy xe ôm lên đó. May mà hôm nay tôi điên”. Nói rồi người đàn ông ấy bước vội vào một túp hàng xén bên vệ đường uống một hơi nửa cốc Liên Xô rượu rồi khăn áo mũ mão, găng tay kín mít lên đường.

“Uống rượu chạy xe địa thế hiểm trở này, cháu có nên ngồi lên xe bác không đây?” - Tôi vừa hỏi vừa đinh ninh rằng mình đã lỡ dại “trao thân” cho một gã nghiện rượu.

“Chú yên tâm. Kinh nghiệm rồi, nhiệt độ thế này phải làm tý “xăng” vào người cho nó nóng chứ quần áo có dày đến mấy thì vẫn cứ run lẩy bẩy” - người đàn ông đáp lại.

Gió từ đại ngàn vẫn thổi hun hút. Quá nửa giờ chiều chúng tôi đã có mặt trên đỉnh Mẫu Sơn. Ở nơi cách 1.541m so với mực nước biển, ở trên đỉnh của một vùng núi non giăng mắt, một trong những miền đất địa đầu Tổ quốc, ở thời điểm rét nhất trong mùa đông này, tôi mới cảm nhận được hết cái khắc nghiệt của tạo hoá.

Rải rác cảnh khói bếp chiều bay ra từ những mái nhà đồng bào người Dao nằm chênh vênh cô lẻ bên sườn núi rồi bị tan biến trong những đợt gió mùa không ngừng càng làm cho không khí thêm hoang lạnh. Chia tay bác xe ôm tôi gõ cửa một ngôi nhà gần nhất tìm chỗ trú đêm.

Nhiều du khách lên đỉnh Mẫu Sơn ngắm băng tuyết

“Ngày dài... 6 tiếng”

Ông chủ nhà ven đường bước ra mở cửa với bộ dạng co ro, mặt tái ngắt. Ông cất giọng bằng một thứ tiếng Kinh lơ lớ: “Xin chào!”.

Ban đầu tưởng khó khăn, nhưng hóa người Dao khá hiếu khách, thoải mái. Anh Ngân - chủ nhà cho biết: Sống ở đỉnh Mẫu Sơn này chủ yếu là 3 thôn người Dao, một là Khuổi Tẳng nơi anh đang ở, hai thôn còn lại là Công Sơn và Khuổi Cấp đều thuộc huyện Lộc Bình.

Mới hơn 6 giờ tối, màn đêm tĩnh mịch đã buông xuống, chỉ còn nghe tiếng gió rít rồi luồn qua mái nhà. Vừa đưa tay hơ về phía lửa cho đỡ lạnh anh Ngân vừa nói: “Sáng nay, lúc ngủ dậy có đóng tuyết, băng rất nhiều đấy, một tuần nay, sáng nào cũng có băng tuyết”.

8h tối, càng lạnh, không có nhiệt kế nên tôi không biết là bao nhiêu độ. Chỉ biết ngồi cạnh đống lửa mà sau lưng tôi vẫn lạnh cóng, tê buốt. 6 đứa con của anh Ngân và bà mẹ già đã ôm nhau ngủ quay bên bếp lửa.

Gió vẫn hun hút cuốn qua khe cửa những hạt li ti trắng toát. Trên bậu cửa, băng đóng cứng thành từng mảng. Tôi hé cửa đi ra ngoài trời, định rút máy ảnh ra nhưng không chụp được gì bởi gió quất băng tuyết vào mắt vào mặt tê dại. Chưa được 2 phút sau, tôi đã phải tụt vào nhà sắp xếp một chỗ ngả lưng bên cạnh bếp lửa.

10 giờ sáng. Khi nhiệt độ đã nhích lên một chút tôi mới thấy anh Ngân mở cửa. Tất cả hoạt động sống thường nhật của người Dao ở đây mới được bắt đầu tính từ thời điểm ấy. Trẻ em nơi đây được nghỉ học vô thời hạn. Có khoảng hơn hai mươi hộ gia đình người Dao sống chênh vênh trên đỉnh Mẫu Sơn.

Vào những lúc thời tiết khắc nghiệt như thế này, hầu hết con em họ không thể tới trường được. Anh Ngân bảo: “Ngày thường thì mấy đứa đã phải mất hơn nửa buổi mới tới trường, thêm cái rét thấu xương thế này, người lớn còn ngại ra khỏi nhà kể chi tới trẻ con”.

Những căn nhà của người Dao trên Mẫu Sơn

Mỗi người đốt hai quả đồi...

Chia tay gia đình người Dao tốt bụng, tôi tìm đến nhà cụ Đặng Tăng Lộc, người được coi như già nhất trên đỉnh núi này. Cụ Lộc năm nay đã ngoài 70 tuổi. Trong bộ dạng toàn thân bịt kín mít bởi quần áo, chỉ để lộ ra đôi mắt đã nhăn nheo vì tuổi tác, cụ thong thả kể: “Đã có đường sá đi lại thuận tiện, nên có quần áo người Kinh từ dưới chân núi mang lên mặc chứ ngày trước làm gì có áo ấm, những ngày rét buốt thế này chỉ còn nước ngồi nhà đốt củi sưởi qua ngày, nhiều người yếu không trụ nổi đã chết. Cho nên, từ tháng 4 đến tháng 10 bà con trong bản đã phải lo đốn củi tích trữ cho mùa đông”.

Cụ Lộc nói rằng trước đây, gia đình cụ một nửa nhân lực đi làm nương, nửa còn lại chuyên làm nhiệm vụ đốn củi. Có những mùa đông căn nhà 5 gian của cụ có đến 3 gian chất toàn củi. Tính ra trung bình mỗi người mỗi mùa đông đốt khoảng 2 ngọn đồi. “Nhưng nay thì ít hơn vì đã có quần áo ấm dưới xuôi đưa lên” - cụ Lộc cho biết.

Mấy năm trở lại đây, khi Mẫu Sơn trở thành địa điểm ngắm tuyết lý tưởng cho khách du lịch thì người ta mới biết đến bản người Dao ở đây phải chịu rét như thế nào. Còn trước đây, theo lời cụ Lộc kể lại, có những năm tuyết phủ trắng đỉnh núi này đến 3, 4 ngày, gia súc, gia cầm thậm chí cả người cao tuổi chết do không chịu được rét.

Người Mẫu Sơn đốt lửa quanh năm chống lạnh

Uống rượu thay nước qua mùa đông!

Để ý mới thấy rằng, người Dao dùng nước rất hạn chế. Ở một vùng cao chót vót thế này thiếu nước là điều dễ hiểu, nhưng đó không phải là lý do duy nhất người ta hạn chế dùng nước. Cụ Đặng Tăng Lộc nói rằng chỉ qua mỗi đợt rét thì cụ mới cụ tắm một lần. Và tất nhiên có những đợt rét dài nhiều tháng trời. Thậm chí con trai bản còn uống rượu vào những ngày rét này nhiều hơn cả uống nước để giữ ấm cho cơ thể. Rượu Mẫu Sơn ngon nổi tiếng nhưng để thấy giá trị hơn thì phải thưởng thức thứ rượu ấy ngay tại nơi nó được nấu ra và trong thời điểm giá lạnh như thế này.

Mùa đông nơi này, người dân bản thường dùng rượu thay nước. Tiếp khách bằng rượu, ăn cơm xong cũng rượu và sáng ngủ dậy cũng lấy thứ nước men này súc miệng.

4 giờ đã thấy khói bếp chiều lan tỏa, và một ngày của những ngày rét khép lại sau bữa cơm chiều ấy. Đã hẹn với bác xe ôm hôm qua, tôi xin phép cụ để xuống thành phố để cho kịp chuyến xe cuối cùng về Hà Nội.

Càng xuôi xuống, nhiệt độ càng ấm dần lên nhưng tôi vẫn bị ám ảnh bởi cái giá buốt nơi miền đất này. Trên đỉnh giá rét ấy đang có tộc người Dao sinh sống. Họ gồng mình chống chịu với giá lạnh để đợi mùa xuân đang đến dần, mùa đem lại cho họ ánh mặt trời, họ lại được tắm và tất nhiên không phải mang cả tấm chăn trên người.

(Còn nữa)

Nguyễn Quang Thành

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 26 phút trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 11 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 11 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Top