Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện ở chiến khu Tân Trào

GiadinhNet - Căn cứ cách mạng ngày ấy, giờ đã là khu du lịch đông vui với hàng nghìn lượt khách mỗi ngày.

Ngược dòng sông Pó Đáy hơn chục kilomet, con đường thẳng tắp dẫn đến trung tâm xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) trong những ngày này rực rỡ cờ đỏ sao vàng chào mừng Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Căn cứ cách mạng ngày ấy, giờ đã là khu du lịch đông vui với hàng nghìn lượt khách mỗi ngày.
 
Là người cách mạng  thì phải học
 
Người lái xe ôm đưa tôi băng băng trên cung đường phẳng lì rợp mát từ ngã ba Sơn Dương của Tuyên Quang vào trung tâm xã Tân Trào. Vừa lái xe, bác tài vừa kể về cuộc sống của bà con ở nơi một thời là căn cứ cách mạng  (ATK). Người lái xe ôm tự hào, từ ngày Tân Trào có khu chợ trung tâm lớn nhất nhì tỉnh Tuyên Quang đến giờ, đời sống của bà con trong vùng khấm khá hẳn.
 

Ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Tiến Sự, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc những ngày đầu khi Người trở về từ Pác Bó (Cao Bằng).

 
Nếu cách đây vài ba năm, để đến được Tân Trào phải mất nửa ngày đường dắt xe, xắn quần vật lộn với quãng đường lầy lội thì nay, đường đã rải nhựa, giao thương thuận lợi. Trung tâm xã Tân Trào đã có cả nhà hàng, khách sạn, đại lý Internet. Nhiều người dân ở đây, nhờ kinh doanh dịch vụ, trồng chè, dệt thổ cẩm hay bán hàng lưu niệm mà nhà sàn được thay bằng nhà xây kiên cố.
 
Đến thôn Tân Lập, tôi ngỡ ngàng. Trước mắt tôi, khu "phố núi" với những nóc nhà sàn kiên cố, sạch thoáng, tung bay cờ đỏ sao vàng. Dưới chân nhà sàn, nhiều máy xay xát đang nổ xình xịch nhưng đường làng ngõ xóm vẫn sạch thoáng.
 
Bác xe ôm khoát tay cho biết, đây là thôn văn hóa của xã. Kia là nhà ông Nguyễn Tiến Sự, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc những ngày đầu khi Người trở về từ Pác Bó (Cao Bằng). Trong kí ức từ ấu thơ của mình, anh Nguyễn Văn Bế, cháu đích tôn cụ Sự vẫn nhớ lời cụ từng kể, Bác Hồ đã ở trong nhà mình một tuần lễ: Đó là một ông cụ mặc áo chàm dân tộc Nùng, đi giày vải, phong thái gần gũi ân cần. Gia đình đã dành một gian nhà để ông cụ và 3 đồng chí cán bộ làm việc và nghỉ ngơi. Tới bữa, cụ ăn cơm cùng với gia đình. Cơm chỉ có rau rừng và măng luộc chấm muối.
 
Ngôi nhà này vừa được ngành văn hóa đầu tư tu sửa để phục vụ khách tham quan. Vợ chồng anh Bế, ngoài việc làm đồng, vào dịp lễ tết vẫn luôn tay đun nước pha trà đón khách tham quan ngôi nhà lịch sử. Trên nóc tủ nhà anh, nhiều bộ chăn màn được gấp gọn gàng phục vụ khách du lịch nếu có nhu cầu ngủ lại.
 

Bà Nông Thị Thu, con dâu cụ Hoàng Trung Dân đang kể lại những ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc ở trong nhà mình.

 
Cạnh đó, một ngôi nhà sàn khang trang khác của cụ Hoàng Trung Dân là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng ở trong vòng 3 tháng để làm việc. Bà Nông Thị Thu, 75 tuổi, con dâu cụ Dân cho biết, nhà mình cũng được đưa vào địa chỉ tham quan. Vì thế, bà dạy các con phải nỗ lực hơn nhiều lần so với bà con trong bản. Ở vùng dân tộc xa xôi này, có 3 con đỗ đại học như gia đình bà Thu quả hiếm thấy.
 
Đặc biệt, người con cả của bà giờ là Phó bí thư huyện ủy Sơn Dương. Anh con trai thứ hai là Giám đốc ngân hàng chính sách huyện. Bà cười cười, bằng cả đôi môi và ánh  mắt: "Chỉ nuôi con bằng khoai sắn và măng rừng thôi. Nhưng hồi về đây, cụ Hồ có nói rồi, phải học mới biết, không học thì biết sao được, là người cách mạng thì phải học".
 
Bảo tồn di tích
 
Có lẽ không mấy địa phương chỉ trong vòng vài kilomet vuông lại tập trung đến hàng trăm di tích cách mạng như ở Tân Trào. Để giữ những di tích này trước sự tàn phá khủng khiếp của thời gian, không phải dễ.
 

Cây đa Tân Trào. Ảnh: M.Hà


Cây đa Tân Trào là một trong những hình ảnh quá đỗi thân thương của người dân Việt. Dưới bóng cây đa, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.
 
Hiện nay, những nhánh đa bé nhỏ đang được cố định trên giá đỡ để tránh bão quật ngã. Cánh cửa vào thăm cây được khóa lại vì đa thiêng đang được chăm sóc đặc biệt. Anh Nguyễn Xuân Toàn, cán bộ kĩ thuật phụ trách thi công của Công ty Cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án bảo tồn cây đa Tân Trào.
 

Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ đã sống và làm việc tại Tân Trào.

 
Cách cây đa thiêng khoảng 500m là lán Nà Lừa. Nơi đây, Bác Hồ đã sống và làm việc trong những ngày tiền khởi nghĩa. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Bác nghỉ ngơi, còn gian ngoài để Bác làm việc, tiếp khách. Anh Nguyễn Tam Thanh, cán bộ quản lý khu di tích lịch sử sinh thái Tân Trào cho biết, mọi hiện vật trong lán đã được đưa vào bảo tàng. Khu lán chỉ còn lại gian nhà trống với các tấm vách nứa đan phên.
 
Nhiều người dân ở đây thừa nhận, dù là dân gốc Tân Trào nhưng mỗi lần đến lán Nà Lừa, họ luôn có cảm giác linh thiêng khác thường. Những ngày này, lán Nà Lừa cũng như các di tích khác của xã tấp nập hàng trăm lượt khách. Thật cảm động khi một cựu chiến binh đến từ Cao Bằng cho biết, lâu lắm rồi ông mới có dịp trở lại đây.
 

Âu đựng cơm, quả bầu khô đựng chè của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lán Nà Lừa năm 1945.

 
Tuy nhiên, chỉ có 9 người trong tổ quản lý mới được vào lán. Cứ 3 lần/tháng, tổ quản lý phải phun thuốc chống mối mọt. Dưới tán rừng, khói hương nghi ngút, xanh lơ quyện vào nhau, vấn vít.
 
Rời vùng đất linh thiêng với hàng trăm dấu ấn cách mạng, tôi vẫn băn khoăn bởi lời của ông Hoàng Cao Khải - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trào: "Dù đã đổi thay nhiều nhưng Tân Trào vẫn còn khó khăn. Trung bình mỗi năm, có khoảng 400.000 lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách địa phương bằng du lịch lại chiếm tỉ lệ nhỏ do Tân Trào thiếu các khu vui chơi giải trí.
 
Khách du lịch đến rồi lại đi. Mặc dù cây chè ở đây đang là thế mạnh, tuy nhiên, một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp chưa có để đưa thương hiệu chè Tân Trào cạnh tranh với các thương hiệu chè khác. Tân Trào không chỉ đẹp, ý nghĩa mà chúng tôi còn mong muốn giàu mạnh hơn nữa". Đấy cũng là mong ước của nhiều bà con ở đây!
 

Ông Hoàng Cao Khải, Phó chủ tịch UBND xã Tân Trào cũng khẳng định, đấy là thôn văn hoá duy nhất của xã Tân Trào. Tỉ lệ học sinh đỗ đại học ở thôn này cao nhất xã. Nhiều năm nay, có những thôn trong xã không có người nào trộm cắp, nghiện ngập. Cả xã có 8 thôn thì gần 400 hộ làm kinh tế theo mô hình VAC. Đặc biệt, khoảng 200 hộ trồng chè cung cấp cho thị trường trong vùng và cả Thái Nguyên. Gần 100 hộ dân của xã có ti vi, xe máy, điện thoại…

Mỹ Hà
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 3 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 3 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Top