Hà Nội
23°C / 22-25°C

Áp lực “kẹt cứng” đến từ... trường học, nhà máy

Thứ năm, 15:00 24/05/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Dân số nội đô tăng chóng mặt, nhiều trường học, nhà máy, bệnh viện dù đã được đầu tư xây mới ở những địa phương khác nhưng vẫn chưa chịu di dời. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông, ngập úng...


Cảnh tắc đường ở Thủ đô thường xuyên xuất hiện ở khu vực có nhiều trường Đại học.     Ảnh: PV

Cảnh tắc đường ở Thủ đô thường xuyên xuất hiện ở khu vực có nhiều trường Đại học. Ảnh: PV

Dân số nội đô tăng chóng mặt

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa đi giám sát một số quận, huyện tại Hà Nội về vấn đề dân cư sau 5 năm thực hiện Luật Thủ đô. Báo cáo về công tác quản lý dân cư trên địa bàn, lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai cho biết, quận là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, dân cư tăng nhanh theo từng năm, đặc biệt thành phần cư dân đa dạng tập trung ở các khu đô thị mới. Về quy mô dân cư, Hoàng Mai là quận đông dân thứ tư với số dân là 411.566 nghìn người. Tốc độ tăng dân số cơ học hàng năm ở mức 1,5%, trong đó chủ yếu thuộc độ tuổi lao động.

Từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm quận Hoàng Mai tăng bình quân khoảng 10.755 người. Kết cấu hạ tầng quận ngày càng quá tải, trong khi công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu, chưa theo kịp tốc độ tăng dân số cơ học. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phạm Trí Thức cho rằng, tỷ lệ tăng dân số cơ học của Hoàng Mai là cao so với các quận nội thành. Ông Thức lưu ý, từ khi ra đời Luật Thủ đô đến nay, quận mới chỉ đăng ký thường trú cho 267 hộ tương đương 1.068 nhân khẩu là con số quá thấp. Hàng loạt chung cư không cho đăng ký thường trú, cùng 23.400 nhân khẩu đăng ký tạm trú… số dân cư còn lại tạm trú dài hạn không đăng ký sẽ gây khó khăn lớn cho công tác quản lý dân cư.

Trả lời về vấn đề quy hoạch, ông Vũ Quỳnh, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàng Mai cho biết, trên địa bàn có 142 dự án đang triển khai. Từ năm 2015 trở về trước có nhiều bất cập do có một số dự án chung cư phá vỡ quy hoạch không gian công cộng; lấy diện tích không gian sân chơi, vườn hoa thành 12 tòa nhà, mỗi tòa 45 tầng tại bán đảo Linh Đàm. Theo quy hoạch khu vực này không có dân cư, nay đã thành 15.000 dân.

Tương tự, tại địa bàn quận Đống Đa, một trong 4 quận nội thành có mật độ dân số cao nhất của Thủ đô, trong giai đoạn từ 1/7/2013 đến hết năm 2017, có tới gần 700 nghìn lượt lưu trú. Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật cho rằng, tình trạng tăng dân số ở Hà Nội tiếp tục diễn ra, dẫn tới ùn tắc, ngập úng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Theo ông Hòa, từ ngày ban hành Luật Thủ đô tới nay, nhà cao tầng đua nhau mọc lên, dẫn đến tăng dân số cơ học và áp lực lên hạ tầng giao thông.

Giải đáp các vấn đề đoàn giám sát đặt ra, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Phan Hồng Việt không trả lời câu hỏi “đã thực sự quá tải hay chưa”, nhưng theo ông, đến nay trên địa bàn quận đã có trên 41 vạn dân. Ông Việt lý giải, quận Đống Đa có rất nhiều làng, nhiều đất, và họ xây nhà trọ cho sinh viên thuê ở rất nhiều nên mật độ dân số cũng tăng cao.

Chính vì thế, nhiều đại biểu cho rằng, vấn đề quan trọng nằm ở bài toán giao thông chứ không phải nhà cao tầng. Nhưng Hà Nội lại chưa có được hạ tầng giao thông tốt như các nước, ngay tuyến đường sắt trên cao làm mãi không xong. Trong khi đó, việc quy hoạch chuyển các nhà cao tầng, bệnh viện, trường học đã có nhưng thực hiện hết sức chậm trễ dẫn đến Luật Thủ đô chưa thực sự hiệu quả.

Di dời vẫn nằm trên giấy


Khu giảng đường khang trang của Đại học Thủy lợi - Cơ sở Phố Hiến (Hưng Yên) nhưng vắng bóng sinh viên.

Khu giảng đường khang trang của Đại học Thủy lợi - Cơ sở Phố Hiến (Hưng Yên) nhưng vắng bóng sinh viên.

Theo thống kê, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 100 trường đại học, cao đẳng, chiếm 1/3 số trường và khoảng 67.000 sinh viên – Tương đương 40% tổng số sinh viên cả nước. Riêng 4 quận trung tâm có 26 trường, trong đó, quận Đống Đa có 10 trường đại học và học viện. Thực trạng này đã góp phần gây nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên.

Không chỉ chịu áp lực từ sự quá tải của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn mà Hà Nội còn bị áp lực quá tải từ các bệnh viện tuyến Trung ương. Trong 4 quận trung tâm, hiện có 16 cơ sở y tế, trong đó 12 cơ sở cấp trung ương, 4 cơ sở của bộ, ngành. Hệ thống này đang bị quá tải trầm trọng, nhiều cơ sở công suất hoạt động vượt trên 200%.

Nhằm giảm áp lực về hạ tầng, giao thông cho khu vực trung tâm, từ năm 2011 Chính phủ đã xây dựng đồ án di dời hoặc xây dựng cơ sở 2 cho một số trường đại học, bệnh viện từ nội đô ra các đô thị vệ tinh hoặc các tỉnh trong vùng Thủ đô. UBND TP. Hà Nội cũng đã yêu cầu 13 cơ sở y tế và 12 cơ sở giáo dục phải di dời. Theo quy định, quỹ đất sau khi di dời được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật đô thị…

Đây là chủ trương đúng thể hiện tầm nhìn phát triển chiến lược lâu dài, cũng như giảm áp lực cho hạ tầng đô thị. Quy định là thế, quyết tâm là vậy nhưng thực tế đến nay, thực thi việc di chuyển vẫn dậm chân tại chỗ.

Đơn cử như Đại học Thủy Lợi - Cơ sở Phố Hiến (Tiên Lữ, Hưng Yên) với tổng mức đầu tư 1.137,35 tỉ đồng dù được thiết kế để có thể dạy và học cho gần 15.000 sinh viên nhưng trên thực tế, tính riêng năm học 2017-2018, trường chỉ tổ chức một vài lớp ngoại khóa ngắn hạn. Tại thời điểm tháng 5/2018, cả trường chỉ có khoảng 400 sinh viên đang theo học lớp quân sự và ăn ở luôn trong hệ thống kí túc xá. Hết khóa, các em lại về Hà Nội.

GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy Lợi cho biết, tâm lý chung của sinh viên là đều muốn học tại nơi phố xá, có nhiều dịch vụ tiện ích. Trong khi đó, sinh viên của trường lại có xu hướng đi làm thêm, do đó, việc thuyết phục các em về Hưng Yên hiện vẫn đang là bài toán quá khó mà nhà trường chưa thể tìm được giải pháp hiệu quả...

Hay như trường Đại học Bách Khoa đến nay vẫn gian nan trong quá trình đi tìm quỹ đất. Năm 2007, trường này được giao đất phía Tây Nam Hà Nội nhưng khi tỉnh Hà Tây nhập vào Hà Nội vì có nhiều lý do nên dự án không được phê duyệt. Sau thời gian dài chuyển hướng tìm quỹ đất sạch ở các tỉnh lân cận, cuối cùng, trường đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt quỹ đất chi tiết 1/500 và đã cắm mốc quy hoạch. Tuy nhiên, đến nay tất cả vẫn chỉ nằm trên giấy.

Về phần bệnh viện, nhiều cơ sở ở nội đô vẫn tiến hành xây dựng hạ tầng trên khuôn viên phải di dời. Nhiều ý kiến cho rằng cứ cải tạo bằng cách mở rộng, nâng tầng sẽ đối nghịch với quy định chung của thành phố. Hơn nữa, nếu cứ nâng cấp theo kiểu vụn vặt như vậy sẽ chỉ có những khu khám chữa bệnh chắp vá và chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt. Lý giải về nguyên nhân chậm trễ này, đại diện một số bệnh viện đều cho rằng, khó khăn lớn nhất là vốn đầu tư để di dời và xây dựng cơ sở mới…

117 cơ sở sản xuất ô nhiễm cần di dời khỏi nội đô

Theo ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội), hiện tại Thủ đô còn 117 cơ sở sản xuất trong nội thành gây ô nhiễm cần di chuyển cấp bách. Danh sách này cũng đã được tổng hợp báo cáo thành phố để thành phố báo cáo Chính phủ phương án di dời.

Ông Nguyễn Nguyên Quân – Trưởng ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội cũng cho biết, thực tế việc triển khai còn chậm bởi những lý do chủ quan và khách quan. Lý do chủ quan là sự vào cuộc của các cấp, ngành, quận huyện còn chưa thực sự hiệu quả, thậm chí là chưa thực sự quan tâm. Nguyên nhân khách quan liên quan đến cơ chế chính sách từ Trung ương đến địa phương chưa đồng bộ. Ngoài việc bố trí đất vẫn chưa có cơ chế gì để khuyến khích doanh nghiệp chuyển ra ngoại đô sản xuất.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 35 phút trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 1 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 12 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 12 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Top