Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ 3 chị em ăn thịt cóc bị ngộ độc, chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra những sai lầm cần tránh

Thứ năm, 15:37 17/10/2019 | Sống khỏe

Theo thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk, đơn vị đang theo dõi vụ 3 người ăn thịt cóc phải nhập viện điều trị vì ngộ độc.

Theo đó, các trường hợp bị ngộ độc là ba chị em bao gồm: H’lan Niê (38 tuổi), H’Nin Niê Ê (30 tuổi) và Y Bil Niê (19 tuổi), cùng trú tại buôn Kli A, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk). Ba người này bắt một số con cóc làm thịt ăn (trước đó ba người đã ăn nhiều lần và chưa lần nào bị ngộ độc). Tuy nhiên, lần này ba chị em bỏ một ít trứng cóc vào nấu chung với thịt cóc rồi cùng ăn.

Sau khi ăn thịt cóc, cả 3 chị em đều có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và tiêu chảy.

Tối 14/10, gia đình đã đưa 3 nạn nhân đến bệnh viện thị xã Buôn Hồ để điều trị, sau đó chuyển Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để tiếp tục theo dõi, điều trị.

Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Hiện sức khỏe các bệnh nhân bị ngộ độc thịt cóc đã tạm ổn và đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

 Vụ 3 chị em ăn thịt cóc bị ngộ độc, chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra những sai lầm cần tránh - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Theo chuyên gia dinh dưỡng Ths. Bs. Dương Công Minh -Phòng Dinh dưỡng Lâm sàng - TTDD TP. HCM,  hiện nay một số người cho rằng thịt cóc chữa bệnh biếng ăn, còi xương ở trẻ em.

Tuy nhiên điều này không hẳn đúng, theo Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam của Viện dinh dưỡng công bố năm 2007, cho thấy thịt cóc chỉ giàu đạm và kẽm chứ không có gì đặc biệt hơn (trong 100g bột cóc ăn được có 55,4g đạm và 65mg kẽm).

Lượng đạm trong thịt cóc có giàu thật nhưng thịt heo, thịt gà, thịt ếch nếu biết chế biến giúp bé ăn tốt thì cũng cung cấp đạm cho trẻ không kém. Lượng kẽm trong cóc không sánh được hải sản như sò, hến, hàu.

Lượng canxi và vitamin D trong thịt cóc coi như bằng không! Rất ít thực phẩm trong tự nhiên có lượng Vitamin D đáng kể . Nhiều vitamin D một chút, chỉ có thể kể đến dầu gan cá (nhất là những loại cá béo: cá thu, cá hú …), trứng gà, những loại dầu ăn được bổ sung vitamin D.

Điều quan trọng nếu không biết cách chế biến, nguy cơ ngộ độc và tử vong rất cao. Thịt cóc không độc, độc tố cóc (bufotoxin) là một chất cực độc, bền với nhiệt, có trong gan, ruột, trứng, da, chất nhầy (nhựa cóc), mắt và hạch thần kinh dọc hai sống lưng cóc gây chết người trong thời gian cực ngắn.

Độc tố bufotoxin gồm các chất độc cực mạnh: bufotalin, bufotonin, bufotenin, và một số hợp chất hữu cơ khác, có tác dụng gây rối loạn nhịp tim nặng, tăng huyết áp, ngừng tim, sốc trụy mạch và suy hô hấp cấp. Lượng độc tố trong 1 con cóc có thể gây chết 4-5 người lớn khỏe mạnh.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên dùng thịt cóc làm thực phẩm. Thay vào đó sử dụng các thực phẩm khác như: gà, bò, cá, tôm,ếch, lươn...cũng có giá trị dinh dưỡng cao, mà lại là lựa chon an toàn hơn.

Triệu chứng ngộ độc thịt cóc:


Hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Nhưng khi chất nhầy bài tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng... có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng

Nguy hiểm nhất là khi độc chất này được hấp thụ qua đường tiêu hóa (ăn phải) thì mới gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống.

Triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn khoảng 01 giờ hoặc có thể sớm hơn (15 – 30 phút) nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng hoặc là người lớn có uống rượu, bia. Triệu chứng bắt đầu bằng cảm giác chóng mặt, quay cuồng, đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân; kế đến là ói mửa dữ dội kéo dài, tiêu chảy, đau bụng, giảm huyết áp. Tiếp sau đó, các triệu chứng giống như bệnh suy tim có thể xuất hiện như loạn nhịp tim … và cuối cùng tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ.

Xử trí đầu tiên của cha mẹ nếu bị ngộ độc thịt cóc:


Khi chất nhầy bài tiết của cóc lỡ dính vào tay, mắt, miệng …, nên nhanh chóng rửa vùng tiếp xúc ngay lập tức nhiều lần bằng nước sạch.

Trong trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa (ăn phải), nên kích thích cho trẻ ói mửa ra thực phẩm. Song song, cần phải di chuyển ngay bệnh nhi đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 25 phút trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 13 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 16 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

Top