Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao có thể ghép phổi cho người lớn từ người hiến còn sống nhưng "không ai làm thế"?

GiadinhNet- Về nguyên tắc, có thể ghép phổi từ người cho sống đối với người nhận là người lớn "nhưng không ai làm thế".

Vì sao ghép phổi cho người lớn nên tìm nguồn từ người cho chết não? - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, để ghép phổi có 2 nguồn tạng. Nguồn thứ nhất là từ người cho chết não, tuỳ từng bệnh nhân cần ghép có thể lấy một bên phổi hoặc cả hai bên. Trường hợp thứ hai là ghép phổi từ nguồn cho sống.

Ở Việt Nam, hiện đã ghép phổi từ cả hai nguồn này. Trong đó, trường hợp ghép phổi từ người cho sống là bé trai 7 tuổi ở Quản Bạ, Hà Giang (thực hiện ngày 21/2/2017 tại Bệnh viện 103). Ca mổ kéo dài khoảng 11 giờ với sự tham gia của các chuyên gia tới từ Nhật Bản và hơn 100 nhân viên y tế của Học viện Quân y 103. 3 kíp mổ hoạt động đồng thời, trong đó 2 ca lấy thùy dưới phổi của bố và bác ruột để thay thế cả 2 lá phổi cho bé Lý Chương Bình bị hỏng toàn bộ lá phổi do giãn phế quản. Sau ghép, phổi bệnh nhi sẽ nở dần.

Vì sao ghép phổi cho người lớn nên tìm nguồn từ người cho chết não? - Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ghép phổi cho bé Bình. Ảnh: BVCC

BS Ước đánh giá phương án ghép phổi từ người cho sống phù hợp với trẻ em do trọng lượng cơ thể thấp, thể tích phổi nhỏ nên có thể lấy 2 phần phổi nhỏ từ 2 người thân để ghép.

Chức năng phổi của người hiến không ảnh hưởng nhiều do chỉ cắt một phần nhỏ phổi. Tuy nhiên, người hiến không thể làm việc nặng hay chơi các môn thể thao gắng sức.

Về nguyên tắc, có thể ghép phổi từ người cho sống đối với người nhận là người lớn "nhưng không ai làm thế" - PGS Ước đánh giá. Đó là do phổi người lớn kích cỡ lớn, khối lượng cho sẽ lớn, như vậy sẽ "biến một người bình thường thành tàn phế". Do đó, thường sẽ ghép phổi cho người lớn từ nguồn cho là người chết não.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia từng tham gia nhiều cuộc ghép tạng này, nếu ghép phổi người lớn từ người cho sống, sẽ cần ít nhất 3 đến 4 người cho. Đặc biệt, nếu ghép thành công, việc chăm sóc sau ghép, đặc biệt về miễn dịch sẽ vô cùng khó khăn.

Với nguồn tạng từ người chết não, ngoài việc đáp ứng thể tích, tức là phổi người tặng phải tương đương phổi của người nhận, không được chênh lệch quá 30% thì nguồn tạng ghép cũng phải đáp ứng các điều kiện về miễn dịch và nhiều chỉ số hoà hợp khác.

Ca ghép phổi đầu tiên từ nguồn cho chết não ở Bệnh viện Việt Đức diễn ra cuối năm 2018. Từ đó đến nay, Bệnh viện ngoại khoa hàng đầu cả nước này đã thực hiện 5 ca, đều từ nguồn cho chết não. Trong đó có ca bác sĩ vừa ghép phổi, vừa sửa tim. Trước mổ, các bác sĩ đo đạc kích thước phổi để phù hợp giữa người nhận và người cho. Song, trong khi ghép, 4/5 ca phải cắt bớt phổi người cho.

Một chuyên gia về lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam đánh giá, thành công kĩ thuật ghép phổi đến 85-90%, nhưng tỉ lệ sống lâu dài chỉ bằng 50% so với ghép tim. 50% bệnh nhân ghép phổi sống trên 5 năm, ghép tim thì hơn 10 năm.

Sáng ngày 21/5, Bộ Y tế cho biết 12 giờ qua không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2, đánh dấu 35 ngày không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số 324 ca nhiễm có 184 ca là người nhập cảnh, được cách ly ngay, còn lại lây nhiễm trong cộng đồng.

Tới sáng 21/5, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là gần 13.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 307 người, tại cơ sở tập trung hơn 7.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Tổng số ca nhiễm 324, trong đó 264 người khỏi bệnh. Trong 60 bệnh nhân đang điều trị, ba người xét nghiệm âm tính lần một, năm người âm tính lần hai, 2 người viêm phổi do virus phải thở oxy mũi.

Hiện có 1 bệnh nhân nguy kịch, đó là bệnh nhân 91 (43 tuổi, có yếu tố béo phì, điều trị hơn 2 tháng, đang ở ngày thứ 46 chạy ECMO - cách duy nhất duy trì sự sống, ngày thứ 27 mở khí quản). Bệnh nhân này đã có chỉ định ghép phổi từ nhiều ngày trước, tuy nhiên chưa thể ghép vì đang nhiễm trùng màng phổi dù đã được khẳng định khỏi bệnh COVID-19. Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Kết quả chụp vi tính cắt lớp lần hai gần đây xác định phổi bệnh nhân 91 có những dấu hiệu phục hồi khoảng 20%. Các nhà chuyên môn trong cuộc hội chẩn trực tuyến toàn quốc 19/5 nhận định dung tích phổi trên phim chụp của bệnh nhân có tăng nhưng tiên lượng dè dặt về sự phục hồi của phổi.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top