Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống thuốc: Không phải cứ nuốt là xong

Thứ bảy, 10:21 08/06/2013 | Sống khỏe

Khi sử dụng dược phẩm đường uống, cần phải được dược sĩ hay bác sĩ tư vấn nên uống thuốc lúc đói hay lúc no, sau khi ăn hay trong khi ăn….

Đối với dược phẩm, uống bằng đường miệng được xem là tiện dụng và phổ biến nhất tùy loại thuốc mà bệnh nhân được bác sĩ kê toa. Việc dùng thuốc bằng đường miệng lại chia thành nhiều dạng khác nhau: Nuốt nguyên viên, nhai hoặc là viên thuốc được đặt dưới lưỡi, kẹo ngậm, thuốc dạng lỏng…

Dược phẩm sau khi nuốt sẽ “ngao du” từ dạ dày hoặc ruột non rồi đi vào hệ tuần hoàn máu, sau đó sẽ được máu “áp tải” tới các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Quá trình này gọi là sự hấp thụ thuốc. Sự hấp thụ thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như dạng thuốc mà bệnh nhân sử dụng (viên nén, viên trần hay viên được bao phim, dạng thuốc nước…); uống thuốc trước khi ăn, sau khi ăn hoặc uống khi bụng đói; sự phản ứng hóa học giữa dược phẩm và dịch axít trong hệ tiêu hóa; sự tương tác giữa dược phẩm này khi uống chung với các loại dược phẩm khác.

Uống thuốc: Không phải cứ nuốt là xong 1   

Đối với dạng thuốc viên nén và viên nang thì cách dùng rất phổ thông là uống chung với nước đun sôi để nguội. Không uống chung với những loại nước khác như nước ép trái cây. Ví dụ, thuốc hạ cholesterol statins và thuốc Viagra sẽ gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm. Còn sữa sẽ làm “phế võ công” của các loại kháng sinh như Ciprofloxacin.

Khi sử dụng dược phẩm đường uống, cần phải được dược sĩ hay bác sĩ tư vấn nên uống thuốc lúc đói hay lúc no, sau khi ăn hay trong khi ăn… Đây là khâu rất quan trọng vì thực phẩm trong dạ dày hoặc ruột non có thể can thiệp vào quá trình hòa tan của thuốc và làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.

Cũng cần lưu ý là không nên bẻ, nghiền hay nhai trước khi nuốt. Có rất nhiều loại viên nén được “thiết kế” để cho tác động kéo dài bằng cách được bao phim và đòi hỏi phải được nuốt nguyên viên.

Thuốc dạng lỏng rất thích hợp cho trẻ em và người già vì những đối tượng này ít có khả năng nuốt thuốc. Có rất nhiều thuốc dạng lỏng (bao gồm cả loại kê toa và cả loại không kê toa) dành cho trẻ em được cho thêm mùi vị nhằm che giấu mùi vị khó chịu của thuốc.

Đối với những loại thuốc dạng lỏng, trước khi uống cần phải lắc chai. Trước đây, để đong liều thuốc nước, người ta thường dùng muỗng cà phê tương đương 5 ml. Tuy nhiên, sau này có nhiều loại muỗng có dung tích khác nhau. Vì vậy, thuốc dạng lỏng phải được đo lường bằng một dụng cụ chính xác như ly có chia vạch thể tích…
 
Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường
NLĐ
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 6 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 7 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top