Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ người đàn ông nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” vì ăn hàu sống: Chuyên gia lưu ý quan trọng khi ăn hải sản

Thứ năm, 07:11 09/07/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mới đây, một người đàn ông ở Hải Phòng đã nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” vì ăn hàu sống khiến cơ thể biến dạng, tiên lượng tử vong. Hàu là món ăn bổ dưỡng nhưng chuyên gia đã chỉ ra lưu ý quan trọng khi ăn món bổ dưỡng này để tránh nguy hiểm.

Từ vụ người đàn ông nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” vì ăn hàu sống: Chuyên gia lưu ý quan trọng khi ăn hải sản - Ảnh 1.

Hình ảnh tổn thương của bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng do Vibrio vulnificus, được điều trị tại Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Bệnh viện 108 (ảnh bệnh viện cung cấp).

Tử vong vì ăn hàu sống

Vào ngày 30/6 vừa qua, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) tiếp nhận bệnh nhân N.V.Đ, SN 1961 ở An Dương (Hải Phòng) trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, nôn và tiêu chảy nhiều lần, sốt 39-40 độ C. Bệnh nhân trước đó có ăn hải sản (hàu) chưa được nấu chín và có tiền sử bệnh gan do uống rượu nhiều.

Chỉ sau vài giờ, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử da, cơ vùng tứ chi diện rộng. Khi tiến hành cấy khuẩn 2 mẫu máu cho đều dương tính với vi khuẩn V. vulnificus. Dù bệnh nhân được bác sĩ điều trị kháng sinh mạnh, thở máy, lọc máu liên tục, dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp cùng các biện pháp hồi sức khác nhưng vẫn trở nặng, tiên lượng tử vong. Sau 4 ngày điều trị, gia đình xin về.

Trước bệnh nhân Đ, bệnh viện cũng tiếp nhận một số bệnh nhân vào viện vì nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus)-dân gian gọi là "vi khuẩn ăn thịt người" từ biển.

Trước đó cũng đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc khi ăn hải sản sống. Đơn cử là trường hợp tử vong của một người phụ nữ Mỹ sống tại bang Texas khi đi nghỉ ở Louisiana đã dùng một số loại hải sản sống, trong đó có cả hàu. Nguyên nhân xác định bà tử vong do nhiễm khuẩn Vibriosis. Hay mới đây, Bệnh viện WakeMed (Mỹ) xác nhận một người đàn ông mất mạng sau khi ăn hàu sống tại một nhà hàng.

Theo BS.TS Vũ Viết Sáng- Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm (Bệnh viện 108), vi khuẩn V. vulnificus sống tự do trong nước biển, nước lợ hoặc kí sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu… Chúng vẫn được gọi là vi khuẩn "ăn thịt người" vì gây hoại tử da rất nhanh. Bệnh do loại vi khuẩn này gây ra diễn biến nhanh khiến bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn, tụt huyết áp. Thường sẽ tử vong trong vòng 48 giờ mặc dù được điều trị tích cực

Theo bác sĩ, ăn hải sản sống hoặc nấu chưa kĩ, đặc biệt là hàu có nguy cơ cao mắc "vi khuẩn ăn thịt người". Ở một thống kê với 180 bệnh nhân nhiễm trùng do V. vulnificus có tới 92,8% người đã ăn hàu sống trong vòng hai ngày trước đó. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi phơi nhiễm vết thương có từ trước với vi khuẩn V. vulnificus. Để loại trừ nguy cơ vi khuẩn này tấn công khi có vết thương hở cần tránh ra biển.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, ăn hàu rất tốt cho cơ thể nếu biết cách chế biến cũng như lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là vào mùa đi biển hiện nay. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý, hàu và các loài động vật nhuyễn thể như ngao, tu hài… có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Bởi vậy, khi ăn hàu sống hoặc chưa nấu kĩ sẽ có nguy cơ bị nhiễm hoặc nhiều loại ký sinh trùng, trong đó có vi khuẩn "ăn thịt người".

Lưu ý khi ăn hàu

Các chuyên gia cho rằng, vi khuẩn Vibrio Vulnuficus nguy hiểm, bởi mắt thường không thể nhận biết được. Bởi vậy để phòng bệnh từ loại vi khuẩn này, tốt nhất không ăn hàu khi chưa nấu chín. Nhiều người cho rằng, hàu nấu chín không còn giá trị dinh dưỡng song chưa có nghiên cứu nào nói về điều này.

Nếu muốn tận dụng được nguồn chất bổ dưỡng từ hàu sống cần biết chắc chắn độ an toàn của hàu. Khi chọn cần loại bỏ hết hàu chết, hàu ươn, ngâm trong nước mặn hoặc nước muối để thải chất bẩn...

Hàu là món ăn giá trị dinh dưỡng cao nhưng khi ăn hàu cần chú ý với những đối tượng: Người tì vị yếu, khó tiêu hay bị tiêu chảy; Người bị đau dạ dày, viêm ruột; Người tiền sử dị ứng hải sản…

Có nhiều người ăn hàu thường kèm với mù tạt cũng cần thận trọng. Dùng nhiều mù tạt ăn với hàu không tốt cho sức khỏe. Do thành phần của mù tạt là tinh dầu ép từ hạt của cây cải bẹ, vị cay nồng. Mù tạt có tính kích ứng niêm mạc mắt gây chảy nước mắt, nóng rát trong vòm họng và kích thích niêm mạc đường mũi.

Hiện nay đang là mùa đi biển nên để loại trừ nguy cơ vi khuẩn "ăn thịt người" tấn công, sau khi đi biển về mọi người cần lưu ý tắm tráng nước ngọt. Ở bất cứ vùng da nào nếu sưng đỏ cần vệ sinh nước sạch càng kỹ càng tốt. Sau vài giờ mà không thuyên giảm cần đi kiểm tra, tránh phát hiện muộn để biến chứng nguy hiểm.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 1 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 2 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 6 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Uống mật ong vào mùa hè nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt... hoặc các loại trà để giải nhiệt, chống say nắng, tăng cường sức đề kháng.

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Sống khỏe - 21 giờ trước

Buổi đêm khi trời đỡ nóng, bạn có thể không cần dùng tới điều hòa nhiệt độ mà chỉ cần quạt. Nếu vậy, hãy thử mẹo dùng quạt này để tối ưu hiệu quả làm mát của quạt.

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, thậm chí nhịn đói ngay trước khi đi ngủ để giảm cân. Nhưng điều này lại có hại, hãy chọn những thực phẩm lành mạnh, giá vừa túi tiền dưới đây để ăn vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Top