Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ trường hợp bé sơ sinh da khô cứng nứt nẻ, thai phụ cần đặc biệt lưu ý khi mang thai

Thứ sáu, 19:45 09/10/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Mắc phải căn bệnh Harlequin, một trường hợp bé sơ sinh mới chào đời đã có làn da khô cứng toàn thân, khuôn mặt biến dạng. Theo các chuyên gia, đây là bệnh lý khó chữa và khi mang thai, thai phụ cần đặc biệt lưu ý điều này.


Vừa chào đời phải chịu đau đớn vì mắc bệnh lạ về da

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa rồi đã tiếp nhận một sản phụ sinh non tuần thứ 32, người dân tộc Dao. Thai phụ trong quá trình mang thai đã không đi khám, theo dõi thai kì hay thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Đứa con của sản phụ khi vừa chào đời đã có một cơ thể không được bình thường khi da khô toàn thân kèm những vết nứt sâu gây đau đớn. Em bé được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh rối loạn da di truyền Harlequin Ichthyosis, còn gọi là bệnh vẩy cá Harlequin.

Từ trường hợp bé sơ sinh da khô cứng nứt nẻ, thai phụ cần đặc biệt lưu ý khi mang thai - Ảnh 2.

Em bé bị da khô cứng toàn thân. Ảnh BVSNQN

Trước đó, ở nước ta cũng đã từng ghi nhận trường hợp tương tự. Bệnh nhi M.A.T mắc bệnh Harlequin được ghi nhận tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Bé T được sinh non ở tuần thai 32, được điều trị tại bệnh viện với nuôi ăn qua ống thông dạ dày và truyền dịch. Khi xuất viện, bé đã được chuyển qua Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám chuyên khoa, được chẩn đoán mắc bệnh vẩy cá.

Vì mắc phải căn bệnh Harlequin Ichthyosis, những em bé như trường hợp trên phát triển da nhanh hơn 10 lần so với người bình thường. Để có thể sống sót, những đứa trẻ mắc bệnh da lạ này cần phải luôn giữ ấm cho làn da của mình.

Cậu bé Evan Fasciano ở Goshen, Connecticut (Mỹ) mắc phải căn bệnh Harlequin ichthyosis như hai trường hợp trên đã rất khổ sở trong sinh hoạt. Khi vừa mới sinh, Evan cũng được chẩn đoán mắc bệnh. Trong tuần đầu tiên, da của bé cứng dày đến nỗi không thể mở mắt.

Làn da rất dễ bị nhiễm trùng nên mỗi ngày cậu bé phải tắm 2 lần để chà sạch lớp da chết. Mỗi khi tắm xong, bố mẹ phải dùng kem dưỡng ẩm. Do làn da khô quá nhanh, cậu bé thường xuyên có nguy cơ mất nước, co giật và việc đóng mở mắt cũng gặp không ít khó khăn.

Những điều cần biết để tránh bệnh

Theo BS Đặng Hồng Duyên, Khoa sơ sinh (BV Sản nhi Quảng Ninh), Harlequin Ichthyosis là một dạng bệnh khô da như vảy cá. Bệnh cực hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 1/500.000. Bệnh do đột biến trong gen ABCA12 có vai trò vận chuyển lipid tới lớp da. Lớp da thiếu hụt protein ABCA12 khiến cho lipid không được vận chuyển ra ngoài mà lắng đọng trong màng tế bào làm lớp sừng ngày càng dầy, cứng.

Những đứa trẻ sơ sinh mắc bệnh Harlequin thường được bao phủ bởi một lớp da dày nứt nẻ thành từng mảng làm co kéo, biến dạng khuôn mặt, hạn chế việc thở, ăn uống… của bé. Thương tổn ở ngực và bụng có thể gây hạn chế các cơ hô hấp. Những trẻ này có nguy cơ cao bị khó thở, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt và mất nước.

BS Đỗ Xuân Khoát- nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện 198) cũng cho rằng, bệnh Harlequin là hình thức nghiêm trọng nhất của bệnh vảy cá khi các lớp sừng hình thành ở da trở nên cứng, nứt gây mất thẩm mỹ. Lớp da khô cứng này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như không nhắm được mắt; khó khăn trong ăn uống do môi bị kéo căng, hở miệng. Biến chứng nhiễm khuẩn phát triển ở các vết nứt da có thể khiến trẻ tử vong. Bệnh nhân cũng có nguy cơ mất nước, suy hô hấp…

Cho đến nay, việc điều trị bệnh chưa có phương pháp điều trị khỏi, phần lớn chỉ để khắc phục triệu chứng. Căn bệnh này có tính di truyền. Việc xác định gene giúp chẩn đoán trước bệnh qua phương pháp chọc màng ối để xét nghiệm, mở ra hướng điều trị hiệu quả hơn. Bởi vậy, để tránh những trường hợp không mong muốn, gia đình có tiền sử mắc bệnh da này cần đi khám, tư vấn kiểm tra tiền hôn nhân. Những trường hợp mang thai cần đi khám sàng lọc trước sinh. Trong quá trình mang thai, thai phụ cần phải tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc.

Các chuyên gia cho hay, những đứa trẻ mắc bệnh Harlequin trước đây hiếm khi sống sót trong những ngày đầu sau sinh. Nhưng với tiến bộ trong quá trình chăm sóc sơ sinh, trẻ mắc bệnh này được cứu sống và đã ghi nhận những trường hợp trưởng thành bình thường.

Bệnh chỉ ảnh hưởng da, thể chất có thể phát triển chậm nhưng không ảnh hưởng trí não nên người mắc vẫn sống bình thường. Điều quan trọng ở những em bé này là việc luôn phải giữ ẩm làn da. Đồng thời phải giữ vệ sinh tốt chống nhiễm trùng do nguy cơ bị nhiễm trùng cao, nâng cao thể trạng bằng dinh dưỡng đầy đủ.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 8 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 11 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 12 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 16 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top