Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tranh luận sau vụ tai nạn thảm khốc ở Long Biên: Nên đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay hay chờ bác sĩ?

Thứ sáu, 07:05 04/03/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Vụ xe Camry gây tai nạn kinh hoàng ở Ái Mộ (Long Biên, Hà Nội) ngày 29/2 vừa qua đã khiến 3 người tử vong, trong đó có một bé gái bị vỡ sọ não, ban đầu tim vẫn đập và có biểu hiện của sự sống. Nhiều người cho rằng, chính sự thờ ơ của người đi đường, không chuyển cháu bé đi cấp cứu ngay khiến bé thiệt mạng. Nhưng luồng dư luận khác lại đặt vấn đề, nếu đưa bé đi cấp cứu mà không có kiến thức chuyên môn sẽ vô tình giết chết nạn nhân. Vậy, trong tình huống tương tự, những người không có kiến thức y khoa, có nên tự ý đưa người bị nạn đi cấp cứu hay không? Phải làm gì để sơ cứu đúng cách, kịp thời? Nếu sơ cứu sai cách, hậu quả sẽ ra sao?

Nếu được sơ cứu đúng cách, khả năng chữa trị cho nạn nhân sẽ tốt hơn khi chuyển tới bệnh viện. Ảnh: Chí Cường
Nếu được sơ cứu đúng cách, khả năng chữa trị cho nạn nhân sẽ tốt hơn khi chuyển tới bệnh viện. Ảnh: Chí Cường

Dư luận trái chiều về cách sơ cấp cứu cho bé gái 6 tuổi

Cô giáo Dương Kim Liên (Trường Tiểu học Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) – người chứng kiến vụ tai nạn kể lại: “15 phút sau tai nạn, mình bỗng thấy cháu bé gồng bụng lên, đầu lắc lắc. Mình gọi những người xung quanh thông báo cháu còn sống. Lúc này, công an đã xuất hiện. Mình bấm máy gọi 115 và đề nghị công an chặn nhờ xe đưa cháu đi ngay... Mọi người chặn được một chiếc xe taxi. Khi mấy người bế cháu đưa ra thì taxi bỏ chạy mặc cho mình và mọi người kêu gọi. Tiếp tục, mình đứng ra giữa đường chặn một xe con. Người đàn ông lái xe cố tình chen đám đông để thoát”. Đoạn camera an ninh ghi lại diễn biến 20 phút sau vụ tai nạn kinh hoàng cho thấy, nhiều người vây quanh nơi cháu bé xấu số nằm, nhưng không ai tham gia sơ cấp cứu cho bé.

Khoảng 30 phút sau tai nạn, xe cấp cứu đầu tiên với bác sĩ và điều dưỡng có mặt ở nơi xảy ra tai nạn. Lúc này, cháu bé vừa được chuyển lên xe tải của công an. Bệnh nhân bị đa chấn thương, vỡ nếp sọ nhưng tim vẫn đập nên được chuyển trở lại xe 115 đưa thẳng đến Bệnh viện Đức Giang gần đó để đặt nội khí quản rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Việt Đức. Tại đây, dù được nỗ lực cứu chữa, nhưng sau hơn 2 tiếng, cháu bé tử vong.

Nhận định về vụ tai nạn này, ThS. BS Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, cấp cứu người bị nạn luôn là một tình huống khó bởi không phải ai cũng biết cách sơ cứu. Nếu biết sơ cứu đúng, có thể cứu nguy người gặp nạn trong gang tấc. Trong trường hợp vụ tai nạn giao thông trên phố Ái Mộ khiến 3 người tử vong, BS Lương Quốc Chính cho rằng, việc em bé được đưa đi cấp cứu muộn, một phần do những người xung quanh thiếu kỹ năng.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, ThS. BS Đường Hoàng Lương – Khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho hay, không phải tất cả trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông đều nên tự ý đưa tới bệnh viện. Với một người bình thường, không có kiến thức chuyên môn, việc đánh giá sai tình trạng nạn nhân, sơ cứu, di chuyển nạn nhân sai cách có thể khiến cho tình hình trở nên xấu hơn. Việc quyết định có di chuyển nạn nhân ngay hay không, cần có kiến thức chuyên môn và không có công thức chung cho tất cả trường hợp.

Theo các bác sĩ, nếu chúng ta đang lưu thông trên đường, gặp nạn nhân bị thương, nhất là trong các vụ va chạm giao thông mạnh, có nhiều người xung quanh, đầu tiên cần phải xác định trong số những người xung quanh có ai là nhân viên y tế hay không, để họ có thể có kiến thức sơ cấp cứu đúng cách. Nếu không có, phải nhanh chóng hô hoán kêu gọi người tới giúp, gọi xe cứu thương, công an tới.

Bước tiếp theo, cần phải xem nạn nhân đã bị ngừng tim chưa (gọi hỏi không biết, ngừng thở hoặc thở ngáp, mạch cổ không đập). Nếu có ngừng tim, cần để nạn nhân nằm ngửa nhẹ nhàng, duỗi thẳng chân tay, tránh gập cổ… rồi ép tim ngay.

Cách ép tim được TS.BS Hoàng Bùi Hải, Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực (Bệnh viện ĐH Y Hà Nội) hướng dẫn như sau: Đặt hai tay chồng lên nhau giữa ngực nạn nhân và ép thật mạnh, thật nhanh, rồi thả tay để ngực nở tối đa sau mỗi lần ép tim. Ép timliên tục không nghỉ, sau 2 phút có người thay. Ép cho đến khi tim đập lại (tỉnh ra, thở được, có mạch cổ đập), hoặc cho đến khi nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp đến. Trong bước này, TS.BS Hoàng Bùi Hải lưu ý, chỉ di chuyển nạn nhân bị ngừng tim vào bệnh viện khi tim đã đập lại. Nếu nạn nhân vẫn tỉnh hoặc lơ mơ, vẫn tự thở thì đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên, hai tay duỗi, một chân vắt chéo sang bên đối diện.

BS Đường Hoàng Lương cho biết thêm: “Nếu nạn nhân gặp chấn thương phần mềm, chảy máu… phải lập tức băng bó chặt lại phần chảy máu bằng vải sạch, vô khuẩn, dây hoặc bằng bông gạc để cầm máu. Nếu người bị nạn gặp chấn thương vùng đầu, cần băng chặt, giữ đầu, cổ cố định. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm, không tháo bỏ mũ”.

Trong trường hợp bị gãy nhiều xương sườn, nạn nhân thường rất đau và khó thở. Lúc này, nên đặt nạn nhân ở tư thế đầu hơi cao - tư thế này giúp dễ thở hơn, rồi chuyển ngay đến bệnh viện.

Trong trường hợp thấy nạn nhân có biến dạng bất thường, phát hiện gãy xương, tay, chân lủng lẳng thì phải cố định nẹp bên cạnh phần gãy, trong tư thế chắc chắn, không để di lệch xương. Nếu có cáng vận chuyển thì vận chuyển nạn nhân, còn nếu không thì vận chuyển trên tấm ván cứng. Nếu bế dốc nạn nhân lên sẽ có thể khiến nạn nhân bị sốc hơn, do khi di chuyển, xương bị di lệch nhiều hơn, chạm vào dây mạch máu thần kinh gây sốc và chảy máu nhiều.

BS Đường Hoàng Lương lưu ý: “Tuyệt đối không chở nạn nhân bị gãy xương, chấn thương vùng đầu cổ bằng xe máy bởi sẽ làm tổn thương nặng lên. Tốt nhất là vận chuyển bằng ôtô. Trong quá trình vận chuyển, luôn giữ tư thế đầu thẳng với trục cơ thể. Tuyệt đối không kéo, nắn xương cho nạn nhân”.

Sơ cứu sai có thể gây liệt toàn thân, tứ chi

Các bác sĩ cấp cứu, chấn thương chỉnh hình cho biết, không ít trường hợp do người sơ cứu thiếu kiến thức đã khiến tình trạng bệnh nhân nặng thêm. Ví dụ, với chấn thương vùng cổ, sơ cứu sai cách có thể gây liệt toàn thân, liệt tứ chi.

Nhiều trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh táo, nhận thức rõ, nhưng chấn thương cột sống cổ mất vững chãi, khi được sơ cứu, di chuyển, người giúp đỡ vô tình xốc ngược người bị nạn lên, cổ không được bảo vệ gây đứt tủy cổ dẫn đến nạn nhân choáng tủy có thể chết ngay, hoặc có thể bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi không hồi phục. BS Đường Hoàng Lương nói: “Những trường hợp chấn thương vùng cổ, khi sơ cứu yêu cầu phải có 2 người. Một người cố định cổ, một người nẹp, yêu cầu cột sống cố phải thẳng với trục cơ thể. Nếu không có dụng cụ nẹp ôm quanh cổ thì phải đặt đầu, người trên ván cứng, chèn 2 bao cát hai bên tai khi nạn nhân nằm, không để cổ lúc lắc. Làm như vậy, nạn nhân sẽ không tổn hại đến tủy sống, tránh trường hợp bị liệt”.

Khi đưa người bị chấn thương vùng cổ di chuyển lên xe hoặc cáng cứu thương, các bác sĩ lưu ý, phải bảo vệ cột sống cổ của bệnh nhân bằng cách một người đỡ đầu để thẳng trục với thân, một người xốc nách từ sau, một người đỡ hai chân. Cả 3 người cùng lùi cùng tiến, để đầu, cột sống cổ luôn thẳng trục với thân mình.

Một vấn đề quan trọng khác được các bác sĩ khuyến cáo, là khi sơ cứu bất cứ trường hợp nào, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, khai thông đường thở. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... phải móc ngay ra. Nếu người bệnh không thở được thì phải hô hấp nhân tạo. Muốn hạn chế tình trạng suy hô hấp thì nên đặt bệnh nhân nằm đầu cao. Nếu bệnh nhân bị huyết áp thấp, hoặc bệnh nhân có bệnh sọ não, cần lưu ý không nên đặt nằm ở tư thế đầu quá cao.

Nạn nhân bị tai nạn giao thông mạnh dễ bị chấn thương đầu, bụng, gãy đốt sống cổ, nếu tự ý di chuyển nạn nhân không đúng cách dễ dẫn đến nguy cơ bị liệt toàn thân, tứ chi, thậm chí tử vong. Với bệnh nhân đang bị sốc, choáng hoặc mất nhiều máu cần phải đặt nằm bất động tại chỗ, kiểm tra đường thở trước khi quyết định sơ cứu tại chỗ hay đưa đến bệnh viện.

ThS.BS Đường Hoàng Lương (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn)

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 1 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 13 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 15 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 16 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 20 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Top