Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thúc đẩy bình đẳng giới, đẩy lùi tư tưởng 'trọng nam khinh nữ' góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ sáu, 17:11 14/10/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, mặc dù hiện nay người phụ nữ có những đóng góp to lớn trong chính trị, kinh tế, xã hội và đặc biệt là vai trò của họ trong gia đình và cộng đồng, nhưng nhận thức về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế. Tình trạng "trọng nam khinh nữ" vẫn còn nặng nề khiến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng có xu hướng gia tăng.

Quá trình thu hẹp khoảng cách giới diễn ra vẫn chậm

Tại buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh" do Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức mới đây, TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế cho biết, vấn đề bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước cũng như các ban ngành và toàn xã hội trong những năm qua.

Trên cơ sở Hiến pháp, nhiều bộ luật, luật trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, y tế, hôn nhân và gia đình và pháp luật hình sự được ban hành cũng thực hiện nhất quán bình đẳng giới. 

Ngoài những quy định chung áp dụng một cách bình đẳng đối với nam và nữ còn có những chính sách điều chỉnh pháp luật riêng phù hợp với những đặc thù về giới tính của phụ nữ, trẻ em gái.

Theo TS Phạm Vũ Hoàng, sự ra đời của Luật Bình đẳng giới là sự khẳng định rõ ràng nhất, tập trung nhất nỗ lực và bước tiến không ngừng của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng nam nữ, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và đưa ra những biện pháp thiết thực có tính đến những đặc thù về giới tính của phụ nữ.

Bên cạnh việc ban hành, thực thi các quy định của pháp luật, Chính phủ và các bộ, ban ngành đã ban hành các nghị định, thông tư, Chiến lược quốc gia.. và thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án liên quan tới bình đẳng giới.

Cũng nêu quan điểm về vấn đề bình đẳng giới, TS Nguyễn Thị Tuyết Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện khoảng cách giới. Và trên thực tế, khoảng cách giới cũng đã được thu hẹp trên một số khía cạnh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình thu hẹp khoảng cách giới diễn ra vẫn chậm. Tỷ lệ nữ trong lĩnh vực chính trị như đại biểu quốc hội, vị trí lãnh đạo mặc dù có tăng tuy nhiên khoảng cách về giới vẫn còn khá xa. Vì vậy, xét theo vị trí việc làm ở vai trò lãnh đạo thì nam giới vẫn chiếm tỷ lệ rất cao và phân hóa giới trong 1 số ngành nghề và lĩnh vực lao động vẫn rất rõ.

TS Nguyễn Thị Tuyết Minh lấy ví dụ, cho đến thời điểm này, một số ngành nghề như xây dựng, khoa học, kĩ thuật, công nghệ, giao thông vẫn chiếm tỷ lệ nam giới áp đảo. Một số các ngành nghề khác tỷ lệ nữ giới lại cao hơn như trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn tỷ lệ nữ ngày càng đông.

Trong lĩnh vực lao động việc làm, các báo cáo nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lao động nữ bị ảnh hưởng do dịch COVID cao hơn nam giới, thu nhập bị giảm hơn, trong khi gánh nặng về vai trò vừa chăm sóc vừa về kinh tế vẫn phải đảm bảo… Tỷ lệ bạo lực gia đình theo khảo sát cũng gia tăng trong khoảng thời gian dịch COVID-19 diễn ra; số giờ mà chị em phải lao động làm việc nhà cũng cao hơn nam giới…

Thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái

Thúc đẩy bình đẳng giới, đẩy lùi tư tưởng 'trọng nam khinh nữ' góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - Ảnh 2.

Tranh minh họa

TS Phạm Vũ Hoàng cho biết, một thực tế cho thấy, mặc dù người phụ nữ có những đóng góp to lớn trong chính trị, kinh tế, xã hội và đặc biệt là vai trò của họ trong gia đình và cộng đồng, nhưng nhận thức về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế. Tình trạng "trọng nam khinh nữ" vẫn còn nặng nề, phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều thiệt thòi.

Theo TS Phạm Vũ Hoàng, thực trạng hiện nay, trẻ em gái ở vùng núi, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đang còn chịu nhiều thiệt thòi hơn trẻ em trai cũng như so với trẻ em gái ở khu vực thành thị về cơ hội học tập, tiếp cận thông tin. Đây thực sự là rào cản lớn đối với việc nâng cao vị thế của trẻ em gái trong hiện tại và tương lai.

"Giáo dục là một quyền cơ bản của con người, mọi trẻ em, cả bé gái và bé trai đều có quyền đi học, học hỏi và phát triển. Việc trẻ em gái ở vùng núi, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa không được đi học không những chỉ làm giảm tiềm năng cá nhân, tạo ra rào cản lớn đối với việc nâng cao vị thế của các em trong hiện tại và tương lai mà còn làm tăng các chu kỳ nghèo đói và bất lợi của mọi thế hệ và cả quốc gia.

Trẻ em không được đi học, không được tiếp cận được nền giáo dục sẽ đồng nghĩa với việc tước đoạt một nguồn tăng trưởng tiềm năng của đất nước", Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thị Tuyết Minh cho hay, thực chất, bất bình đẳng giới để lại hệ lụy cho cả nam giới, nữ giới và LGBT. Như với định kiến giới, nỗi ám ảnh về vai trò trụ cột, về thành công, do vậy, nó tạo ra niềm tin giới hạn với nữ giới. Vị thế của phụ nữ ở trong gia đình, xã hội còn thấp, phụ nữ ít cơ hội để phát triển bản thân.

"Phụ nữ sẽ không có cơ hội để độc lập trong công việc, kinh tế, nghề nghiệp… Vậy nên vai trò, tiếng nói của phụ nữ trong gia đình, xã hội sẽ không được cao", TS Tuyết Minh nói.

Đề cập thêm về những hệ lụy của bất bình đẳng giới, ThS Phạm Thị Hồng (chuyên gia tâm lý Hồng Hương), Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam cho biết, mất cân bằng giới tính khi sinh ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới đời sống tinh thần và thể xác của phụ nữ, trẻ em gái và củng cố thêm việc phân biệt giới tính đối với những người cố thủ với những hủ tục, tư tưởng đã cũ, không còn phù hợp. 

Tư tưởng này ảnh hưởng trực tiếp tới người phụ nữ và trẻ em gái. Chẳng hạn, khi một người phụ nữ đã sinh bé gái trước mà chưa có bé trai thì lần mang thai sau họ sẽ bị áp lực. Và người con gái của người mẹ đó, khi nghe như vậy, vô tình tự trẻ sẽ hình thành "định nghĩa giới" rằng mình là phụ nữ, mình là con gái và mình không có giá trị bằng con trai.

"Qua thực tế triển khai các dự án, có những trường hợp vì định nghĩa giới này đã gây nên hiện tượng "LGBT dưới dạng tâm lý" (LGBT ngoại sinh). Có những bé gái muốn trở thành con trai và có những hành vi giống con trai để bố mẹ vui lòng, đạt kỳ vọng của bố mẹ. Vô hình chung điều ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và tương lai của bé khi nhận ra đâu là giới tính thật của mình", ThS Phạm Thị Hồng cho biết.

Ngoài ra, ThS Hồng cho biết thêm, hội chứng sợ kết hôn đang gia tăng ở Việt Nam có thể có nguyên nhân sâu xa từ những tư tưởng bất bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân không hẳn vì muốn phát triển sự nghiệp, mà sâu xa họ nhìn thấy áp lực sinh ra từ việc bất bình đẳng giới.

Do đó, để hướng tới một xã hội bình đẳng, nơi phụ nữ và trẻ em gái được đối xử công bằng và được trao quyền, cơ hội phát triển như nam giới, các chuyên gia cho rằng, cần thực hiện mạnh mẽ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm vào việc cải thiện vấn đề bình đẳng giới, nâng cao địa vị phụ nữ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, đề án phúc lợi kinh tế có chú trọng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái.

Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top