Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giao lưu trực tuyến: “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh”

Thứ hai, 09:01 10/10/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay, phải giải quyết “gốc rễ” của vấn đề, tức là thay đổi nhận thức của người dân về việc sinh con trai hay con gái, đồng thời nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, hướng đến một xã hội bình đẳng hơn, không còn tình trạng “trọng nam khinh nữ”.

Vì thời lượng chương trình có hạn nên các chuyên gia đã giải đáp những câu hỏi gửi đến sớm nhất và có nội dung bao trùm. Các câu hỏi còn lại xin hẹn quý bạn đọc trong chương trình giao lưu sau. 

KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHẦN DƯỚI BÀI VIẾT NÀY.

Hiện nay, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu về bình đẳng giới. Người phụ nữ Việt Nam ngày càng chứng tỏ được năng lực của mình trong nhiều lĩnh vực với các vai trò lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, doanh nhân, kỹ sư, bác sĩ và những người lao động rất thành công.

Tuy nhiên, ở trong gia đình họ vẫn được coi là người "quan trọng" thứ 2 sau người đàn ông. Mặc dù về mặt sinh học, con gái và con trai đều mang máu huyết của cha mẹ như nhau nhưng vì những tập tục truyền thống gắn liền với gia đình phụ hệ với mô hình định cư bên nội, con gái bị coi là "con người ta" vì người phụ nữ sau khi kết hôn phải sống bên gia đình nhà chồng.

Những quan niệm đó đã tước đi vai trò chăm sóc cha mẹ, thờ cúng tổ tiên của người con gái và trao trọn trách nhiệm đó cho con trai. Đó là một trong những lý do khiến con trai trở nên quan trọng hơn con gái. Và quan niệm này cho đến bây giờ vẫn còn rất phổ biến.

13h30 ngày 10/10 Giao lưu trực tuyến: “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” - Ảnh 1.

Nhưng trên thực tế, ở rất nhiều gia đình con gái mặc dù đã đi lấy chồng nhưng vẫn là người chăm sóc chủ yếu cho cha mẹ của mình khi họ bị đau ốm. Cũng có rất nhiều trường hợp con gái lại chính là trụ cột về kinh tế trong gia đình.

Trong một công trình nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện cho thấy, hơn 60% nam giới tham gia phỏng vấn đều nói rằng, có con trai là điều rất quan trọng với một người đàn ông. Người đàn ông đích thực là người phải có con trai. Kết quả này giải thích vì sao nhiều gia đình phải tìm mọi cách để sinh con trai cho bằng được.

Trong Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2020 do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam công bố cho thấy, khoảng 40.800 bé gái tại Việt Nam mỗi năm sẽ không có cơ hội chào đời vì là con gái. Điều này phản ánh thực trạng đáng báo động về tình trạng "trọng nam khinh nữ", nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi cũng như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam.

Từ thực tế trên, nhằm tìm ra những giải pháp quyết liệt hơn nữa để nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, hướng đến một xã hội bình đẳng hơn, không còn "trọng nam khinh nữ"; hướng tới Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh" trên chuyên trang điện tử Gia đình và Xã hội (Giadinh.suckhoedoisong.vn) vào lúc 13h30 ngày 10/10/2022.

Đang giao lưu trực tuyến: “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” - Ảnh 2.

Đúng 13h30 ngày 10/10 chương trình giao lưu trực tuyến “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” bắt đầu. Để khai mạc chương trình, ông Nguyễn Chí Long, Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống (đầu tiên bên phải) đã phát biểu về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình và tặng hoa lưu niệm cho các chuyên gia (từ trái qua): ThS Phạm Thị Hồng (chuyên gia tâm lý Hồng Hương), Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam; TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế; TS Nguyễn Thị Tuyết Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh chương trình giao lưu: Tuấn Anh

KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU PHÍA DƯỚI!

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Giadinh.suckhoedoisong.vn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top