Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thoát bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng nhờ "phù thủy hóa giải những cơn đau"

Thứ ba, 09:30 10/11/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Quyết tâm chữa khỏi bệnh bằng mọi giá, tôi tiếp tục “vái tứ phương” và cuối cùng vái trúng phương có "phù thủy hóa giải những cơn đau". Nhờ vậy, tôi đã lập kỳ tích phục hồi trong thời gian ngắn nhất và được tặng danh hiệu "bài văn mẫu".

Kỳ 1: Hành trình chữa khỏi bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng của một bạn đọc 

Dù trong lòng rất hoang mang, dù các bác sĩ “tuyên án” tôi phải sống chung thân với bệnh tật, nhưng không hiểu sao tôi vẫn tin nhất định mình sẽ khỏi.


Bác sĩ Bùi Văn Giang - Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh pôn.

Bác sĩ Bùi Văn Giang - Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh pôn.

Tôi chọn Khoa Phục hồi chức năng (PHCN) Bệnh viện Saint Paul Hà Nội vì gần nhà, đi lại thuận tiện. Người đầu tiên tôi gặp ở bệnh viện là Phạm Ngọc Sơn. Xem bệnh án của tôi xong, anh tự tin khẳng định: “Chị đến khoa em điều trị là đúng rồi. Chúng em sẽ giúp chị chấm dứt sự đau đớn và phục hồi khả năng vận động trong thời gian ngắn nhất”. Lúc đó tôi không biết Phạm Ngọc Sơn làm gì, năng lực chuyện môn ra sao nhưng sự tự tin, thân thiện của anh khiến tôi rất phấn khởi. Anh nhiệt tình hướng dẫn thủ tục nhập viện và khuyên tôi gặp bác sĩ Giang (Phó Giám đốc Bệnh viện Saint Paul) để làm thủ thuật phá đông.

Bác sĩ Giang với thân hình mảnh khảnh, khuôn mặt thuần chất, hồn hậu. Giọng nói của anh nhỏ nhẹ vừa đủ nghe. Chợt nhớ đến câu ngạn ngữ phương Tây đại ý: NHỮNG NGƯỜI TỐT THƯỜNG NÓI NHỎ, cảm giác ngại ngùng của tôi biến mất. Tôi thoải mái hỏi tất cả những điều liên quan đến căn bệnh của mình.

Sau khi xem xét kỹ bệnh án và tất cả các hình ảnh chiếu chụp, bác sĩ Giang nắn khớp vai tôi một lúc rồi kết luận: tôi bị bệnh Frozen Shoulder, khớp vai đã đông cứng, dính chặt, cơ đã bị teo. Thủ thuật phá đông là phương pháp tốt nhất giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm đau, phục hồi khả năng vận động. Song, do tôi mới tiêm thuốc cản quang để chụp cộng hưởng từ nên 15 ngày sau mới có thể tiến hành thủ thuật phá đông. Trong thời gian chờ đợi, bác sĩ Giang khuyên tôi tích cực luyện tập và gặp một nữ bác sĩ cũng bị mắc căn bệnh giống tôi để nghe chị ấy chia sẻ phương pháp vận động.

Trở lại Khoa PHCN, tôi được Phạm Ngọc Sơn (lúc đó mới biết anh là Kỹ thuật viên trưởng) thực hiện vận động và hướng dẫn chi tiết phương pháp tự luyện tập như: quay tay, bò tường, kéo ròng rọc… Thật không dễ dàng chút nào. Với cánh tay gần như hoàn toàn cứng đơ, để kéo ròng rọc được 50 lần, mồ hôi tôi vã ra như tắm, nước mắt chảy ràn rụa. Tuy nhiên, sau 15 ngày điều trị, tay tôi đã nâng được khá cao cho dù khớp vẫn đông cứng, dính chặt.

 

Đúng 15 ngày sau, tôi vào phòng phẫu thuật làm thủ thuật phá đông. Lúc ấy tôi rất sợ vì nhớ đến những điều đã đọc về sự rủi ro khi tiêm corticoid vào ổ khớp. Dường như đọc được suy nghĩ của tôi, bác sĩ Giang nhỏ nhẹ: “Chị đừng lo lắng. Em chỉ trộn một lượng rất nhỏ corticoid với thuốc tê và bơm dưới áp lực vào ổ khớp vai để bóc tách các xơ dính. Em chuẩn bị tiêm đây. Sẽ hơi đau một chút, chị cố gắng nhé!” Sự căng thẳng của tôi tan biến. Chưa đầy 10 phút, thủ thuật đã được thực hiện xong. Tôi ngồi dậy, không còn đau đớn, thoải mái giơ thẳng tay sang ngang, lên cao. Khỏi nói lúc đó tôi sung sướng, hạnh phúc tới mức độ nào. Những cử động chân, tay… vốn dĩ rất bình thường vì nó là điều đương nhiên nên chúng ta ít chú ý. Chỉ khi những điều đương nhiên ấy bỗng dưng bị hạn chế, bị mất đi, ta mới thấy nó thật quý giá, thật đáng trân trọng biết bao.

Tuy nhiên, thủ thuật phá đông chỉ là bước đầu tiên của quá trình mở khớp vai. Để hết đau và nhanh chóng phục hồi, bệnh nhân phải trải qua những đợt điều trị, tập luyện rất khắc nghiệt. Chuyện đó thật không dễ dàng chút nào. Khi Kỹ thuật viên trưởng Phạm Ngọc Sơn vận động cho tôi, tôi đã thét lên đau đớn và bật khóc nức nở. Anh dường như không cần biết, vẫn tiếp tục nhồi, lắc, kéo, giật, bẻ, quay… khớp vai của tôi. Mồ hôi trên trán Sơn nhỏ tong tong xuống nền nhà, còn nước mắt tôi thấm ướt ga giường. Kết thúc vận động, anh bảo: “Em biết chị đau lắm nhưng nếu em đồng cảm với sự đau đớn của bệnh nhân, việc trị liệu sẽ không có tác dụng. Những ngày đầu sau phá đông cần tập luyện rất tích cực. Em tin chị sẽ phục hồi tốt và chắc chắn đạt được kỳ tích sau hai tuần trị liệu”.

Đúng như Sơn khẳng định, 4 ngày sau tôi không cần dùng thuốc giảm đau nữa. Sau hai tuần, tầm vận động của tôi đạt 80%. Sau 20 ngày, khớp vai mở 95%, sự đau đớn tồn tại không đáng kể. Các y bác sĩ Khoa PHCN bảo rằng chưa có ai bị bệnh Frozen shouder phục hồi nhanh đến vậy. Còn Sơn, anh tặng tôi danh hiệu BÀI VĂN MẪU.

Thực ra nên dành danh hiệu “bài văn mẫu” cho bác sĩ Giang, kỹ thuật viên trưởng Phạm Ngọc Sơn, các kỹ thuật viên Mai Hương, Trần Tuấn Anh, Phạm Thế Linh cùng các y bác sĩ Khoa PHCN Bệnh viện Saint Paul Hà Nội. Công việc của họ rất nặng nhọc. Dù làm việc trong phòng có điều hòa nhiệt độ, mồ hôi của họ vẫn không ngừng chảy xuống nền nhà. Song, họ vẫn vui vẻ nói chuyện để an ủi, động viên bệnh nhân vượt qua đau đớn. Khi viết đến đây tôi mới biết bác sĩ Bùi Văn Giang được bệnh nhân đặt biệt danh PHÙ THỦY HÓA GIẢI NHỮNG CƠN ĐAU. Thật may mắn cho tôi và tất cả những ai được gặp anh. Anh không chỉ hóa giải sự đau đớn thể xác mà còn giải tỏa cả sự căng thẳng tinh thần cho bệnh nhân, giúp họ yên tâm điều trị. Anh và đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Saint Paul đã cho thấy ngành Y đang thực sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Phong Lan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 5 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 6 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 8 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 9 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top