Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thanh Hóa: Kiểm tra nhà máy gỗ dăm trái phép trong Khu kinh tế Nghi Sơn

Thứ sáu, 14:01 01/04/2016 | Pháp luật

GiadinhNet- Không chỉ “dựng” ngay trong khu kinh tế, các nhà máy trái phép chế biến gỗ dăm còn “mọc nhiều như nấm” trên nhiều địa bàn các huyện của tỉnh Thanh Hóa.

Buông lỏng quản lý sản xuất dăm

Tháng 4/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có công văn số 2775/BNN-CB về việc “hướng dẫn thực hiện thẩm định điều kiện hình thành các dự án mới về sản xuất dăm gỗ”. Tại văn bản này, Bộ Nông nghiệp nêu rõ: “Đối với địa phương thuộc các vùng Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và Đồng Bằng sông Cửu Long: Xem xét thẩm định theo hướng không phê duyệt các dự án mới về xây dựng cơ sở sản xuất dăm gỗ xuất khẩu theo khoản 1, mục III, Điều 1 Quyết định số 5115/QĐ-BNN-TCLN ngày 1/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

Xưởng băm dăm Bình Minh tại xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Xưởng băm dăm Bình Minh tại xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên ở tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều xưởng gỗ dăm trái phép đang ngang nhiên hoạt động nhưng dường như cơ quan chức năng không hề quan tâm và xử lý.

Cụ thể, ở xã Trường Lâm huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, xưởng gỗ dăm của doanh nghiệp Bình Minh nằm sâu trong mỏ đá Trường Lâm. Nằm trong vùng heo hút, núp bóng trong mỏ đá, nhưng xưởng gỗ dăm Bình Minh vẫn ngang nhiên treo biển thu mua gỗ keo ngay trên Quốc lộ 1A như một lời thách thức.

Theo ghi nhận của PV, tại mỏ đá Trường Lâm, doanh nghiệp Bình Minh đặt một dây chuyền băm dăm lớn với công suất có thể lên đến cả trăm tấn mỗi ngày.

Cũng tại xã Trường Lâm, từ Quốc lộ 1A đi vào khoảng 50m là xưởng gỗ dăm của doanh nghiệp Minh Long hoạt động công khai cả ngày lẫn đêm. Tại xưởng này, luôn có vài xe tải túc trực chờ “ăn” dăm để chở đi. Bên cạnh đó là núi dăm khổng lồ mà chiếc máy múc, múc mãi không vơi. Công ty này do bà Nguyễn Thị Phượng đại diện pháp luật đã san gạt, tàn phá hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng nhà máy và kho bãi sản xuất chế biến gỗ dăm.

Xưởng băm dăm của Cty Minh Long, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Xưởng băm dăm của Cty Minh Long, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Điều đáng nói, diện tích đất nói trên được công ty này “xẻ thịt” từ đất lâm nghiệp đang được Bộ NN&PTNT quản lý chặt chẽ. Trước đó, ngày 22/12/2015, UBND xã Trường Lâm đã lập biên bản vi phạm và xác định công ty này đã “tự ý lắp đặt nhà máy xay gỗ dăm, san lấp mặt bằng làm thay đổi hiện trạng”.

Trên địa bàn huyện Tĩnh Gia còn có xưởng gỗ dăm T&T của công ty TNHH Nghi Sơn và nhiều xưởng gỗ dăm không phép không có tên biển nằm rải rác ở các khu vực khác nhau.

Các xưởng gỗ dăm không phép không chỉ tự phát ở các vùng hẻo lánh mà còn ngang nhiên mọc lên ở những vùng đã quy hoạch và có sự quản lý của cơ quan nhà nước.

Theo tìm hiểu của PV, tại cảng nước sâu Nghi Sơn do Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn quản lý có hai nhà máy xay dăm trái phép của công ty Sinh Lộc Phát và Cty đầu tư và phát triển Nghi Sơn công khai hoạt động. Hàng ngày, những chuyến xe tải chở đầy gỗ keo tới tấp đi vào các xưởng này.

Phóng viên báo chí đem vấn đề xưởng gỗ dăm trái phép tại cảng nước sâu Nghi Sơn để phản ánh lên Ban quản lý khu kinh tế. Nhưng ông Lê Thanh Hà - Phó Trưởng ban quản lý, người phát ngôn báo chí của Ban quản lý không trả lời. Ông Hà cho rằng trong khu cảng nước sâu Nghi Sơn không có nhà máy xay dăm nào hoạt động. “Ở đó chỉ là mấy bãi đất, tư nhân cho nhau thuê làm kho tập kết dăm thôi” – ông Hà nói.

Còn ông Nguyễn Văn Thi- Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cho biết sẽ lập đoàn kiểm tra thông tin về các nhà máy sản xuất gỗ dăm trái phép, thách thức dư luận ngay cảng nước sâu Nghi Sơn.

Trách nhiệm thuộc về ai

Theo Quyết định Số:102/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế Nghi Sơn là xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như lọc - hoá dầu, cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện… nhằm hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp…


Biển chỉ vào một cơ sở chế biến gỗ dăm trái phép

Biển chỉ vào một cơ sở chế biến gỗ dăm trái phép

Với định hướng như vậy, nhưng dường như Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn đang phớt lờ các chỉ đạo, hướng dẫn để việc kinh doanh tự phát, trái phép diễn ra tại đây.

Trong khi đó, trước thông tin có nhiều nhà máy băm dăm trái phép “mọc” lên trong Khu kinh tế Nghi Sơn cũng như trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia khi được hỏi thì lại đỗ lỗi cho cơ quan quản lý khác. ”Cái đó đi mà hỏi Ban quản lý khu Kinh tế, huyện chỉ lo cho đời sống nhân dân!” rồi tắt máy.

Không riêng gì huyện Tĩnh Gia và Khu kinh tế Nghi Sơn, hàng loạt nhà máy gỗ dăm trái phép hiện nay đang được xây dựng hoặc chuyển bị vận hành cũng đã “hiện diện” ở các địa bàn huyện khác như Như Thanh, Nông Cống, Như Xuân, Triệu Sơn, Cẩm Thủy… Khảo sát của phóng viên cho thấy, tại địa bàn tỉnh Thanh hóa có ít nhất có gần 30 cơ sở sản xuất gỗ dăm trái phép được chủ doanh nghiệp xây dựng, bất chấp pháp luật.

Ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) khẳng định, đến hiện tại, chưa có đơn vị nào có văn bản đề nghị xây dựng cơ sở sản xuất mới có sản xuất dăm đáp ứng được đủ các yêu cầu của Bộ NN&PTNT và cũng chưa có đơn vị nào có đề nghị xây dựng xưởng với Bộ. Hiện đang có đoàn đi kiểm tra, chúng tôi kiểm tra nhiều vấn đề, trong đó có việc sản xuất dăm ở các địa phương cụ thể là Nghệ An, Thanh Hóa. Sau khi có báo cáo tôi sẽ cung cấp”, ông Công cho hay.

Đối với các nhà máy chế biến gỗ dăm được xây dựng trái phép ở các địa bàn Thanh Hóa… chưa có phép sử dụng đất và cũng chưa có phép xây dựng xưởng thì – ông Công cho biết chắc chắn phải giải tỏa. “Đất của anh đâu mà anh ở đó, nếu xây dựng trái phép thì rõ ràng phải dẹp bỏ”, ông Công cho biết.

Cũng theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công , trách nhiệm của địa phương là đã để tự phát là đã vi phạm quy hoạch chế biến gỗ số 2728 được Bộ NN&PTNT phê duyệt ngày 31/10/2012. “Trước tiên trách nhiệm thuộc UBND cấp huyện và các sở ban ngành và UBND tỉnh. Bộ NN&PTNT không phải cái gì cũng xử lý được Bộ chỉ có hướng dẫn, phê duyệt quy hoạch đó. UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện, UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, còn UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Còn các xưởng gỗ dăm, nếu vi phạm về mặt chế biến gỗ thì phải xử lý theo luật, tùy theo mức độ, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng”, ông Công khẳng định.

Theo văn bản số 797 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng ký ngày 22/1/2016 đã giao cho Sở Kế hoạch đầu tư, Công thương, Tài chính, TNMT, NN&PTNT, Cục thuế, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở băm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh, căn cứ quy định của pháp luật, giấy phép đầu tư, thủ tục đất đai, môi trường, nội dung dự án đầu tư, xử lý nghiêm các cơ sở có sai phạm theo quy định của pháp luật.

Hà Châu/Báo Gia đình & Xã hội

Thiều Khang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Liên quan đến vụ cựu tiếp viên Vietnam Airlines môi giới bán dâm giá nghìn đô, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra.

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 1 ngày trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

Top