Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ cô gái 20 tuổi bị chửa trứng: Những dấu hiệu đặc biệt quan trọng chị em cần lưu ý để phát hiện sớm tình trạng bất thường thai nghén này

Thứ hai, 20:39 21/09/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó, khoảng 20% các ca chửa trứng có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí ác tính là ung thư tế bào nuôi.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn tiếp nhận một bệnh nhân nữ 20 tuổi (ở Pác Nặm, Bắc Kạn) vào viện trong tình trạng chậm kinh 1 tháng kèm đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, da xanh, niêm mạc nhợt.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả thăm khám âm hộ, âm đạo cho thấy, bệnh nhân bị ra ít huyết màu đỏ sẫm. Cổ tử cung đóng kín, thân tử cung to bằng thai khoảng 2 tháng. Bệnh nhân được làm xét nghiệm thử thai và cho kết quả dương tính.

Dựa trên các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị chửa trứng trên nền thiếu máu nặng. Khai thác tiền sử cho thấy, bệnh nhân chưa lập gia đình và chưa có con. Hơn 1 năm trước, bệnh nhân cũng được phát hiện chửa trứng hoàn toàn và đã được nạo chửa trứng.

Trên thực tế, việc chị em phụ nữ bị chửa trứng không phải là hiếm xảy ra. Trước đó, tại nhiều bệnh viện cũng đã ghi nhận một số ca bị chửa trứng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Từ vụ cô gái 20 tuổi bị chửa trứng: Những dấu hiệu đặc biệt quan trọng chị em cần lưu ý để phát hiện sớm tình trạng bất thường thai nghén này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa


Theo BS Nguyễn Minh Nguyệt, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch.

Thông thường, chửa trứng không nguy hiểm vì khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa.

Tuy nhiên, khoảng 10-15% chửa trứng trở thành loại xâm nhập, bệnh ăn sâu vào thành dạ con gây chảy máu và các tác hại nguy hiểm khác. Khoảng 2-3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai. Khi đã thành ung thư nhau thai, bệnh phát triển nhanh, lan rộng, di chuyển tới các nơi khác như phổi, não, gan gây hậu quả khó lường.

BS Minh Nguyệt cho biết, dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây chửa trứng nhưng một số công trình nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, có thể do sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể.

Bên cạnh đó, ở một số nhóm người, chẳng hạn như: Phụ nữ dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi; những người có thai nhiều lần; bất thường ở dạ con; những người có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic, vitamin A… cũng dễ gặp tình trạng chửa trứng này.

Môt số dấu hiệu của chửa trứng

Theo các bác sĩ, thời gian đầu, thai phụ bị chửa trứng cũng có biểu hiện giống như những trường hợp mang thai bình thường khác (tắt kinh, ốm nghén, ngực căng…). Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ tăng lên ở người bị chửa trứng, nghĩa là nghén rất nặng (có thể thường xuyên bị nôn, không thể ăn uống được gì, người gầy sút nhanh, xanh xao).

Trong đó, một dấu hiệu rất quan trọng cần chú ý ở người chửa trứng là bị ra máu âm đạo. Tình trạng này xảy ra vào khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 của thai kỳ. Máu ra có thể màu đỏ hoặc nâu sẫm thậm chí màu đen. Lượng máu ra từng ít một và dai dẳng.

Ngoài ra, người bị chửa trứng hay mệt mỏi do thiếu máu. Đôi khi có xuất hiện vàng da, nước tiểu vàng. Trường hợp nặng có thể bị cường giáp, xuất hiện nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, run tay, tuyến giáp to (khoảng 10% trường hợp chửa trứng gặp phải).

Đặc biệt, ở người chửa trứng bụng to lên rất nhanh. Một số trường hợp dù mới mang thai 2 tháng nhưng tử cung đã phát triển to như người mang thai 5-6 tháng, nhưng khi sờ nắn bụng thai phụ thì thấy mềm và không thấy khối thai.

Ngoài các dấu hiệu nhận biết trên, các bác sĩ cho biết, chửa trứng cũng dễ nhầm với một số bệnh lý sản phụ khoa khác như: Thai chết lưu, u xơ tử cung, chửa ngoài tử cung…

Vì vậy, để xác định chính xác có chửa trứng hay không, thai phụ cần thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu phát hiện bất thường, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp, tránh những biến chứng về sau.

Mai Khôi

Mai Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 2 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

Top