Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng ngừa bệnh dại bằng cách nào?

Thứ sáu, 16:13 22/06/2007 | Sống khỏe

Trong khi chưa thể thay thế ngay vaccine phòng dại từ mô não chuột thì biện pháp tối ưu là phải phòng chống bệnh dại. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Đinh Kim Xuyến, PCN dự án Phòng chống bệnh dại (PCBD), Bộ Y tế về biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Phải rửa ngay vết bị cắn bằng xà phòng đặc

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 86 quốc gia có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở động vật hoang dã như: chồn (59%), dơi (15%), cầy (15%), cáo (3%) và một số các động vật khác.

Chính nguồn virus dại khu trú từ động vật hoang dã là nguồn lây truyền virus dại thường xuyên sang động vật nuôi như: chó, mèo, trâu , bò v.v... Trong đó chó, mèo mắc bệnh dại nhiều nhất và là nguồn truyền virus dại nhiều nhất cho người và các động vật khác vì chúng di chuyển rộng và cắn lung tung.

Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (khoảng 95- 97%) sau đó là mèo. Các động vật khác chưa phát hiện được, nhưng nếu bị cắn vẫn cần phải đến các điểm tiêm phòng dại để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn xử lý cụ thể.

Bệnh dại ở chó thường có 2 thể điển hình: Thể điên cuồng và thể bại liệt. Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó phải đến các điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp.

Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc...

Mục đích xử lý tại chỗ vết thương là để sát khuẩn, làm giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập. Chú ý khi rửa vết thương không được làm giập nát vết thương và chỉ khâu vết thương sau 3 - 5 ngày để hạn chế virus tản phát.

Trong những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vaccine dại và huyết thanh kháng dại khi: Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại; Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ; Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu; Không theo dõi được con vật, con vật đó nghi ngờ bị bệnh dại; Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại.

Cần theo dõi sau khi tiêm vaccine

Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (như ở cẳng chân) chỉ cần theo dõi chó, mèo tại chỗ. Tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại. Tại nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnh dại ở súc vật.

Cần theo dõi con vật 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt v.v phải đi tiêm phòng ngay. Nếu sau 15 ngày, kể từ khi người bị con vật cắn mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm phòng.

Để đạt hiệu quả cao, khi tiêm phòng dại cần chú ý: Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với  từng  loại  vaccine  dại;

Phải tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ 40C - 80C. Trong thời gian tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích. Không dùng các thuốc có dạng corticoid, ACTH, các thuốc làm giảm miễn dịch... trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng.

Tiêm vaccine dại do Việt Nam sản xuất (Fuenzalida) có một số phản ứng tại chỗ tiêm như: ngứa, sưng tấy đỏ tại nơi tiêm và thường vài ngày sau đó sẽ hết. Đối với một số người có cơ địa dị ứng, bị bệnh mãn tính, nghiện rượu... có thể có phản ứng như sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt... Trường hợp nặng có thể gây viêm tuỷ dị ứng, viêm não, thường xảy ra sau mũi tiêm thứ ba trở đi (tuy nhiên, tỷ lệ người có những phản ứng nặng ít xẩy ra, khoảng 1-2 phần vạn).

Khi có các triệu chứng trên, bệnh nhân phải báo cho bác sĩ ở phòng tiêm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với vaccine dại sản xuất từ tế bào Vero như vaccine dại Verorab (do Pháp sản xuất) rất an toàn, hiệu quả bảo vệ cao, thời gian bảo vệ được 1 năm, ít khi có các phản ứng tại chỗ và toàn thân. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên sử dụng vaccine này để tiêm phòng cho người có nguy cơ mắc dại cao như cán bộ thú y, kiểm lâm, chế biến thực phẩm từ gia súc v.v... và dùng để điều trị dự phòng cho những người bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng. Phụ nữ có thai và trẻ em vẫn tiêm được vaccine dại, nhưng phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Những đối tượng này nên sử dụng loại vaccine dại tế bào. 

Vaccine dại sản xuất tại Việt Nam đó là vaccine dại Fuenzalida. Vaccine này được sản xuất từ mô não chuột ổ cho nhiễm virus dại, đã có hiệu quả nhất định trong điều trị dự phòng cho người bị nhiễm virus dại.

Ưu điểm lớn nhất là giá thành thấp, nhưng vaccine dại Fuenzalida còn có một số nhược điểm như: Tỷ lệ phản ứng phụ tại chỗ và toàn thân tương đối nhiều, hiệu quả bảo vệ sau tiêm đạt chưa thật cao, thời gian bảo vệ ngắn, vì vậy khi tiêm phải thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo những nước đang còn dùng vaccine này nên hạn chế và ngừng sử dụng càng sớm càng tốt.

Từ năm 1992, Bộ Y tế cho nhập khẩu vaccine dại tế bào Verorab do Công ty Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất. Đây là loại vaccine dại sản xuất từ tế bào Vero nên an toàn và hiệu quả bảo vệ rất cao, thời gian bảo vệ được 1 năm.

Hiện nay nước ta đang sử dụng 2 phác đồ tiêm bắp và tiêm trong da. Cả 2 phác đồ tiêm bắp và tiêm trong da đều an toàn và hiệu quả bảo vệ cao như nhau. Kinh phí chi trả cho 1 liều tiêm bắp 05ml từ 130.000đồng – 140.000đồng; kinh phí chi trả cho 1 liều tiêm trong da 0,1ml từ 35.000 đồng  – 40.000đồng .

Khi bệnh nhân được tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật, vaccine được bảo quản tốt, hiệu lực bảo vệ sẽ được trên 1 năm. Nếu bệnh nhân có tiêm mũi nhắc lại sau 1 năm và 5 năm kể từ mũi tiêm cuối cùng của đợt điều trị dự phòng trước thì những lần phải điều trị dự phòng tiếp sau đó sẽ chỉ phải tiêm 2 mũi liều 0,1ml vào ngày 0 và 2 mũi liều 0,1ml vào ngày 7; Hoặc tiêm 1 mũi 0,5 ml vào ngày 0 và 1 mũi 0,5ml vào ngày 7.

PGS.TS Đinh Kim Xuyến

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 4 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 6 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 6 giờ trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Tự kỷ là một rối loạn về sự phát triển gây ra bởi sự bất thường trong não. Người bệnh tự kỷ thường gặp phải những vấn đề trong giao tiếp, tương tác xã hội, có những hành vi lặp lại hoặc có những sở thích hạn chế...

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Thoát vị đĩa đệm là thể bệnh đặc biệt của bệnh lý đĩa đệm nằm trong bệnh cảnh chung của các hội chứng cột sống. Cùng với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, tập luyện có vai trò hết sức quan trọng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Top