Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trách nhiệm hình sự đối với người vị thành niên: Nhà tù không phải là nơi tốt nhất để giáo dục (?)

Thứ bảy, 10:11 27/05/2017 | Pháp luật

GiadinhNet - Theo quan điểm từ phía lãnh đạo Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH) thì việc áp dụng, mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với người thuộc độ tuổi từ 14 tới dưới 16 tuổi cần được Quốc hội xem xét kĩ lưỡng và có một cái nhìn toàn diện.

Theo một số chuyên gia pháp lý, không nên biến nhà tù làm nơi giáo dục trẻ em. ảnh minh họa
Theo một số chuyên gia pháp lý, không nên biến nhà tù làm nơi giáo dục trẻ em. ảnh minh họa

Cần nhà làm luật “bắt” đúng bệnh

Nhiều ngày qua câu chuyện các đại biểu Quốc hội tranh luận phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với người vị thành niên đã dành được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Trước đó (ngày 24/5), thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, nhiều đại biểu quan tâm đến trách nhiệm hình sự của trẻ em phạm tội, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Ban soạn thảo đã đưa ra 2 phương án. Phương án thứ nhất, áp dụng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự với các tội cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người khác; hiếp dâm và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Cho dù ở khung hình phạt ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, ở phương án 2, với các tội danh nêu trên thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.

Trong buổi thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Phúc bày tỏ quan điểm, thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường, bắt cóc, hiếp dâm diễn ra gây lo ngại, bất ổn xã hội. Chính vì lẽ đó, việc xử lý nghiêm ở bất cứ mức độ phạm tội nào cũng sẽ có tác dụng giáo dục, ngăn ngừa với tinh thần “thương cho roi cho vọt”.

Ngược với ý kiến của bà Phúc, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu quan điểm, lứa tuổi từ 14 tới dưới 16 là các em ở cấp THCS. Đây là độ tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý dễ dẫn tới các hành động bột phát, nếu xử theo Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ rất nặng với các em và dường như không còn ranh giới giữa trẻ em và người lớn phạm tội. Để bảo vệ cho quan điểm của mình, bà Thủy đưa ra số liệu thống kê từ VKSND tối cao. Theo đó, trong 3 năm từ 2014 - 2016 chỉ có 122 em bị truy tố tội cố ý gây thương tích, trung bình hằng năm mỗi địa phương chỉ có một em phải xử lý hình sự. Cùng thời gian trên, cả nước chỉ có 9 em bị truy tố về tội hiếp dâm; 2 em bị truy tố tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nghĩa là rất ít trẻ em phạm 3 tội trên. Việc không xử nặng đối với người chưa thành niên, không có nghĩa là chúng ta đang dung dưỡng vi phạm, điều cốt lõi là làm thế nào để các em còn quay lại với cuộc đời còn dài phía trước.

Một ý kiến đáng chú ý khác của đại biểu Mai Thị Phương Hoa: “Nhiều nước trên thế giới có quan điểm nhà tù không phải là nơi tốt nhất giáo dục các em. Một chuyên gia về tư pháp vị thành niên người Đức đã nói: Cách thức xử lý tuỳ thuộc chúng ta muốn các em trở thành gì trong tương lai. Nếu muốn các em thành người xấu thì cứ việc đưa các em vào tù”.

Tham gia ý kiến xung quanh vấn đề trên, ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND tối cao đưa ra một số nguyên tắc xử lý của nước ngoài. Đầu tiên, với trẻ em thì cần tăng các biện pháp giáo dục, hạn chế đưa tù giam. Tất cả các án liên quan đến trẻ em phải xử kín, đảm bảo các cháu không bị xúc phạm và có cơ hội sửa sai về sau.

Theo ông Bình, nhiều nước không có quy định 14-16 tuổi, hay 16-18 tuổi như Việt Nam. Việc này do Hội đồng xét xử quyết định trên cơ sở nhận thức của trẻ vị thành niên với hành vi phạm tội cụ thể. “Có trường hợp 14-15 tuổi nhưng nhận thức già dặn hơn 17-18 tuổi. Nếu cố tình thực hiện hành vi đến cùng thì 15 tuổi nặng hơn 18 tuổi. 15 tuổi mà tham gia băng đảng, có số có má, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng thì rõ ràng phải xử lý. Hãy loại trừ trách nhiệm hình sự với các tội mà trẻ em phạm một cách vô ý. Còn các tội khác mà cố ý thì nên xử lý theo những nguyên tắc riêng đối với trẻ vị thành niên”, ông Bình cho biết thêm.

Nên đánh giá vấn đề một cách toàn diện

Bà Nguyễn Thị Nga - Cục phó Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH). Ảnh: Bình Minh
Bà Nguyễn Thị Nga - Cục phó Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH). Ảnh: Bình Minh

Liên quan tới vấn đề trên, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, bà Nguyễn Thị Nga - Cục phó Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cho biết: “Quan điểm của Cục là không đồng ý với việc tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với nhóm trẻ em trong độ tuổi từ 14 tới dưới 16 tuổi. Thay vào đó nên có cách giáo dục, xử lý phù hợp hơn. Bởi vì, khi mà trẻ em có những hành vi gọi là vi phạm pháp luật, đó không phải do lỗi của riêng các em mà gốc rễ là do gia đình giáo dục con cái không đầy đủ. Bên cạnh đó, ở trường, các em cũng không được tạo ra một môi trường thực sự trong lành để phát triển đầy đủ về thể chất lẫn nhân cách”.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia tâm lý trẻ em Nguyễn An Chất (Giám đốc công ty tâm lý An Việt Sơn) nhấn mạnh: “Câu chuyện nên hay không nên tăng nặng tránh nhiệm hình sự đối với trẻ em vị thành niên là một vấn đề quan trọng, cần các nhà làm luật nhìn nhận một cách toàn diện trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Với tư cách là một chuyên gia, tôi cho rằng, trẻ em ở độ tuổi từ 14 tới dưới 16 tuổi đang trong quá trình hoàn thiện về nhận thức. Việc các em phạm tội nên gọi là những khuyết điểm, chứ xem đó là tội ác thì có vẻ nặng nề. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới hành vi đó là do trẻ em độ tuổi trên chịu những thiệt thòi nhất định. Các cháu không nhận được sự chăm sóc ân cần, chu đáo của người lớn, nên dễ sa vào những cạm bẫy của xã hội. Ngoài gia đình, môi trường xã hội, nhà trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc định hình hành vi của nhóm lứa tuổi này. Gốc rễ vấn đề nằm ở việc chúng ta tìm ra nguyên nhân sâu xa khiến trẻ em vị thành niên phạm tội để có những biện pháp giải quyết triệt để, chứ không phải chờ khi các em phạm tội rồi xử lý nhất thời, cứng nhắc”.

Chia sẻ với PV, chị Phan Hải Linh (một phụ huynh ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Vấn đề quan trọng ở đây không phải việc áp dụng luật hình sự hay không mà là cách xử lý như thế nào? Với đối tượng vị thành niên thì nên có tòa án riêng cho họ. Nguyên nhân khiến tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng là do việc giáo dục gia đình chưa được đề cao. Trong khi đó giáo dục nhà trường thì áp đặt, thiên về thành tích, không đề cao các giá trị nhân văn và chuẩn mực đạo đức. Thiết nghĩ, mỗi gia đình nên tự cứu lấy con mình. Đừng trông chờ vào nhà trường. Các cô giáo không phải là giáo sư biết tuốt về trẻ em. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia nhiều hơn nữa của các ngành.

Luật sư Lê Văn Khương (Đoàn luật sư TPHCM) nói: “Có 2 yếu tố chính tác động tới nhận thức của trẻ em độ tuổi từ 14 tới dưới 16 tuổi là gia đình và xã hội. Trong thời đại hiện nay, việc bố mẹ ít dành thời gian cho con cái ngày càng ít do áp lực cơm áo, gạo tiền đè nặng. Trong khi đó môi trường xã hội ngày càng nhiều cám dỗ hơn. Trẻ em vị thành niên lại đang ở giai đoạn thích khẳng định mình. Chính vì vậy nếu người lớn không có định hướng đúng đắn, thì việc trẻ em phạm tội rất dễ xảy ra”.

Bình Minh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ cựu tiếp viên Vietnam Airlines môi giới bán dâm giá nghìn đô, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra.

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 8 giờ trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 14 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 14 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Top