Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phu nữ

Thứ năm, 15:34 22/03/2007 | Pháp luật

Ngày 18/12/1979, Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước ngày 29/7/1980 và phê chuẩn ngày 27/11/1981.


[Download bản tiếng Việt]   [Download bản tiếng Anh]

Có thể xem sự ra đời của Công ước CEDAW là kết quả hơn 30 năm đấu tranh của Uỷ ban về địa vị phụ nữ Liên hợp quốc (CSW). Uỷ ban được thành lập năm 1946 nhằm giám sát địa vị và nâng cao quyền lợi của phụ nữ. Hoạt động của Uỷ ban đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở những nơi mà phụ nữ chưa được bình quyền như nam giới. Kết quả của những nỗ lực vì sự tiến bộ của phụ nữ là sự ra đời một số tuyên bố và điều ước quốc tế, trong đó CEDAW là văn kiện quan trọng và toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ.

Tinh thần của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Công ước không chỉ giải thích rõ ý nghĩa của bình đẳng mà còn chỉ ra phương thức giành quyền bình đẳng đó.

Trong phần mở đầu, Công ước thừa nhận một cách rõ ràng rằng "sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi" và nhấn mạnh sự phân biệt đối xử "vi phạm các nguyên tắc về quyền bình đẳng, xúc phạm tới nhân phẩm con người". Sự phân biệt đối xử đã được định nghĩa ở Điều I là "bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính... trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực khác".

Công ước còn khẳng định rõ: tất cả các hình thức phân biệt đối xử đều bị lên án và các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp, bao gồm cả biện pháp pháp luật, nhằm bảo đảm cho phụ nữ được thực hiện và thụ hưởng đầy đủ quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam giới (Điều 2 và 3).

Các nội dung về bình đẳng được lần lượt quy định rõ ở 13 điều tiếp theo, từ Điều 4 đến Điều 16 và đề cập tới mọi khía cạnh đời sống của người phụ nữ.

Quyền công dân và địa vị hợp pháp của phụ nữ được nêu rất chi tiết. Hơn nữa, không giống như các điều ước khác về nhân quyền, Công ước đã khẳng định quyền sinh sản của phụ nữ, nhấn mạnh tới yếu tố văn hoá và truyền thống bởi đó là những yếu tố hình thành nên vai trò giới và các mối quan hệ trong gia đình.

Các quyền lợi cơ bản về chính trị không hề giảm đi kể từ khi Công ước về quyền chính trị của phụ nữ được thông qua vào năm 1952. Ngược lại, các điều khoản này được tuyên bố một cách rõ ràng hơn trong Điều 7 của Công ước, nhờ đó phụ nữ được đảm bảo quyền bầu cử, tham gia lãnh đạo trong cơ quan nhà nước và quyền thực thi các trách nhiệm xã hội của mình. Điều 8 quy định phụ nữ có cơ hội làm đại diện cho chính phủ ở cấp quốc tế và tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế.

Công ước về Quốc tịch của phụ nữ đã kết hôn - thông qua năm 1957 - được tổng hợp trong Điều 9 nhằm nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ trong vấn đề quốc tịch, không lệ thuộc vào tình trạng hôn nhân. Lần lượt các Điều 10, 11 và 13 khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực giáo dục, việc làm, kinh tế và các hoạt động xã hội.

Điều 14 đòi hỏi các quốc gia đưa những vấn đề đặc biệt của phụ nữ nông thôn và vai trò quan trọng của họ trong đời sống gia đình vào trong quá trình hoạch định chính sách. Điều 15 yêu cầu sự bình đẳng toàn diện cho phụ nữ trong lĩnh vực dân sự và kinh doanh, cụ thể là bất kỳ phương thức trực tiếp nào làm hạn chế năng lực pháp lý của phụ nữ "sẽ bị coi là vô giá trị và không có hiệu lực thi hành".

Cuối cùng, trong Điều 16, Công ước đề cập tới quan hệ hôn nhân và gia đình, khẳng định quyền bình đẳng và nghĩa vụ của phụ nữ và nam giới trong việc lựa chọn bạn đời, làm cha mẹ, quyền nhân thân và làm chủ mọi tài sản của mình.

Bên cạnh vấn đề quyền công dân, Công ước cũng chú trọng tới vấn đề sống còn của phụ nữ, đó là quyền sinh sản của họ. Trong phần mở đầu, Công ước tuyên bố vai trò của phụ nữ trong việc sinh đẻ không thể là cơ sở của sự phân biệt đối xử. Mối ràng buộc giữa phân biệt đối xử và vai trò sinh sản của phụ nữ là vấn đề thường xuyên được đề cập trong Công ước này. Ví dụ, trong Điều 5, Công ước thừa nhận sự hiểu biết đúng đắn nghĩa vụ làm mẹ như một chức năng xã hội và đòi hỏi cả 2 giới phải chia sẻ trách nhiệm một cách đầy đủ trong việc nuôi dạy con.

Bởi vậy, các điều khoản về bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em được nêu ra như những quyền cốt yếu và được quy định nhất quán trong mọi lĩnh vực của Công ước, kể cả lĩnh vực việc làm, hôn nhân gia đình, chăm sóc sức khoẻ hay giáo dục. Trách nhiệm của xã hội là thúc đẩy các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc trẻ em để tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới có thể kết hợp thực hiện nghĩa vụ gia đình và công việc cơ quan (Điều 11.2c). Các biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm nhanh chóng thúc đẩy sự bình đẳng trên thực tế của phụ nữ và nam giới và bảo vệ người mẹ được thông qua "sẽ không bị coi là sự phân biệt đối xử" (Điều 4).

Công ước cũng khẳng định quyền quyết định sinh con. Đây là văn kiện duy nhất về quyền con người đề cập đến vấn đề kế hoạch hoá gia đình. Trách nhiệm của các quốc gia trong việc tư vấn kế hoạch hoá gia đình thông qua hệ thống giáo dục và củng cố pháp luật hôn nhân gia đình nhằm bảo vệ quyền phụ nữ được quyết định một cách có trách nhiệm và tự nguyện về số con, khoảng cách giữa các lần sinh, quyền tiếp cận với thông tin, giáo dục và các phương tiện để họ có thể thực hiện những quyền này đã được quy định ở Điều 10h và 16e.

Sức mạnh tổng hợp của Công ước CEDAW là sự tăng cường hiểu biết về các quyền con người, nhận thức đúng đắn ảnh hưởng của văn hoá và truyền thống đến việc thụ hưởng những quyền cơ bản của phụ nữ. Các khuôn mẫu, tập quán và các chuẩn mực văn hóa khác nhau mang lại sự đa dạng hoá hệ thống luật pháp, chính trị, kinh tế và trong nhiều trường hợp làm kìm hãm sự tiến bộ của phụ nữ. Nhận thức được mối quan hệ tương hỗ này, Công ước nhấn mạnh: sự thay đổi vai trò truyền thống của nam giới cũng như của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là cần thiết để đạt được sự bình đẳng đầy đủ giữa nam và nữ.

Do vậy, việc tham gia Công ước của các quốc gia tựu trung ở nghĩa vụ và hành động để hướng tới sự đổi mới các chuẩn mực văn hoá, xã hội, đạo đức cá nhân nhằm xóa bỏ những định kiến, tập tục và thói quen do tư tưởng cho giới này là hơn, giới kia là kém hay vai trò rập khuôn của nam giới và phụ nữ (Điều 5). Và Điều 10.c yêu cầu sửa đổi sách giáo khoa, chương trình học tập và phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông với mục đích loại trừ những khái niệm lạc hậu trong lĩnh vực giáo dục. Nhìn chung, Công ước đã cung cấp một nguyên lý toàn diện nhằm loại trừ sự phân biệt giới tính dưới mọi hình thức đã được đề cập.

Ủy ban CEDAW chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Công ước này. Các nội dung hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của ủy ban được nêu từ Điều 17 đến Điều 30. ủy ban gồm có 23 chuyên gia độc lập, do các chính phủ đề cử và được các nước tham gia bầu lên, là những người có uy tín cao và thông thạo về lĩnh vực được nêu trong Công ước.

Ít nhất 4 năm 1 lần, các nước tham gia Công ước cần phải đệ trình báo cáo quốc gia cho Tổng thư ký Liên hợp quốc và ủy ban sẽ tiến hành xem xét các biện pháp mà quốc gia đó đã tiến hành để thực hiện hiệu quả các điều khoản của Công ước. Trong các phiên họp thường kỳ của mình, các thành viên của ủy ban thảo luận về những báo cáo này với đại diện của các chính phủ và cùng họ xem xét tỷ mỉ mọi vấn đề cho chương trình hành động tiếp theo phù hợp với hoàn cảnh của từng nước. ủy ban cũng đưa ra những khuyến nghị đối với các nước thành viên nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Công ước. 

[Download bản tiếng Việt]   [Download bản tiếng Anh]

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 17 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Pháp luật - 18 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ cựu tiếp viên Vietnam Airlines môi giới bán dâm giá nghìn đô, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra.

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 19 giờ trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 22 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 1 ngày trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 1 ngày trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Top