Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước tiểu của bé vàng như nước trà, bệnh gì?

Thứ ba, 10:40 21/03/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bé nhà tôi được 18 tháng tuổi, nặng 9kg, ngày ăn 3 bát cháo nhưng không chịu uống sữa. Bé bị táo bón và nước tiểu có màu vàng như nước trà. Vậy con tôi có bệnh gì không? Tôi phải làm sao để bé chịu uống sữa và bổ sung lượng nước bao nhiêu cho con?

Hoa Linh (Điện Biên)

Ảnh:minh họa
Ảnh:minh họa

Theo chuẩn chiều cao cân nặng, bé trai 18 tháng cân nặng khoảng 11 kg, chiều cao khoảng 82,3cm; bé gái 18 tháng cân nặng khoảng 10,2kg chiều cao khoảng 80,7cm. Như vậy bé nhà bạn hơi nhẹ cân.

Ở độ tuổi con bạn, một ngày bé ăn khoảng 5 bữa, 3 bữa cháo, 2 bữa sữa. Bạn cần cho bé tập ăn sữa ngoài, từ loãng cho tới đặc, từ ít tới nhiều. Cứ 3 tiếng bạn cho con ăn 1 lần, mỗi bữa không kéo dài quá 30 phút. Bạn cần kiên trì là con bạn sẽ uống được sữa.

Theo như bạn nói, bé nhà bạn bị táo bón, nước tiểu vàng như nước trà, nếu bé không bị vàng da vàng mắt, phân vàng thì chứng tỏ con bạn bị táo bón do uống thiếu nước. Bạn cần cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ.

Nếu bé vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu thì bạn cần phải đưa con tới bệnh viện chuyên khoa nhi để khám và điều trị ngay cho bé.

Bạn cần bổ sung nước cho con theo hướng dẫn dưới đây:

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng: Nếu bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỉ lệ hướng dẫn trên hộp sữa thì không cần cho trẻ uống nước, tuy nhiên nếu trẻ bị ra nhiều mồ hôi khi bị còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón thì cũng có thể cho trẻ uống thêm từ 100 – 200ml/ngày.

Đối với trẻ 6-12 tháng: Nhu cầu nước là 100ml/kg/ngày (kể cả sữa). Ví dụ trẻ nặng 8kg cần 800ml nước, nếu trẻ uống được 600ml sữa cần bổ sung 200ml/ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội nước quả tươi, nước rau luộc…

Trẻ > 1 tuổi: Trẻ 10kg cần 1lít nước một ngày (kể cả sữa) trẻ > 10kg mỗi kg thêm 50ml, có thể ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau:

Lượng nước uống (ml) = 1000ml n x 50 (n = số kg của trẻ - 10).

ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1000 ml (3 x 50ml) = 1150 ml, nếu trẻ uống được 500ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1150 – 500 = 650 ml

Nói chung trẻ từ 10 tuổi trở lên lượng nước uống bằng người lớn: 2 – 2,5l/ngày.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 41 phút trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 15 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 17 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 17 giờ trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 17 giờ trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Sống khỏe - 20 giờ trước

Tự kỷ là một rối loạn về sự phát triển gây ra bởi sự bất thường trong não. Người bệnh tự kỷ thường gặp phải những vấn đề trong giao tiếp, tương tác xã hội, có những hành vi lặp lại hoặc có những sở thích hạn chế...

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Top