Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước gừng nóng có thể chữa 12 loại bệnh, ai cũng nên lưu lại dùng khi cần

Thứ ba, 11:23 05/03/2019 | Sống khỏe

Đông y có nhiều bài thuốc vô cùng hữu ích nhưng lâu nay chúng ta đang bỏ quên hoặc chưa tận dụng hết giá trị tuyệt vời của nó. Đây là cách dùng nước gừng chữa 12 bệnh bạn nên biết.

Gừng là một loại thực phẩm quen thuộc trong bếp của mỗi gia đình, nó không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y.

Theo các tài liệu Đông y Trung Hoa, nhiều người biết đến bài thuốc nổi tiếng khi đau bụng kinh thì uống nước gừng đường nâu. Trên thực tế, tác dụng của nước gừng nóng không dừng lại ở đó.

Các tài liệu Đông y ghi chép rằng, gừng còn có thể giúp điều trị 12 loại bệnh phổ biến khác trong đời sống hàng ngày mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải ở một thời điểm nào đó như loét miệng, sâu răng, đau nửa đầu và say rượu.

Thỉnh thoảng, bạn có thể lại bị một căn bệnh nhỏ nào đó tấn công gây khó chịu, trong nhiều trường hợp phổ biến, đừng vội dùng thuốc điều trị mà hãy thử dùng nước gừng nóng, nhiều tình trạng bệnh đơn giản có thể được giải quyết, chữa khỏi.

12 chứng bệnh phổ biến có thể dùng nước gừng nóng để điều trị

1. Loét miệng:

Sử dụng nước gừng nóng để thay thế trà, uống khoảng 2 - 3 lần/ngày, thường là uống khoảng 6 - 9 lần, bạn sẽ có cảm giác bề mặt vết loét có thể khô lại và biến mất, tình trạng da miệng sẽ dần hồi phục.

2. Sâu răng:

Trong trường hợp bạn bị sâu răng tấn công, nếu phát hiện sớm, hãy cố gắng súc miệng bằng nước gừng nóng mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Nếu tình trạng cần phải xử lý nhanh chóng thì có thể uống nhiều lần trong ngày thay cho trà.

Phương pháp này không chỉ có hiệu quả trong việc bảo vệ răng, mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị sâu răng.

3. Đau nửa đầu:

Khi cơn đau nửa đầu tấn công, bạn có thể ngâm hai bàn tay của mình vào nước gừng nóng, ngâm trong khoảng 15 phút, cơn đau sẽ giảm bớt hoặc thậm chí biến mất.

4. Say rượu:

Dùng nước gừng nóng để uống thay trà có thể giúp cơ thể tăng tốc độ lưu thông máu và tiêu hóa, phân giải và loại bỏ rượu. Bạn cũng có thể thêm một lượng mật ong thích hợp vào nước gừng nóng để giảm bớt hoặc loại bỏ cơn say nhanh chóng hơn.

5. Viêm nha chu:

Khi phát hiện bạn bị bệnh viêm nha chu, đau vùng chân răng, điều đầu tiên bạn nên làm là hãy sử dụng nước gừng nóng để uống thay thế trà vào mỗi buổi sáng và buổi tối.

Nếu cổ họng bị ngứa, hãy dùng nước gừng nóng và một chút muối để uống như trà, chỉ cần thực hiện đều đặn 2 - 3 lần một ngày là tình trạng sưng viêm sẽ giảm nhẹ.

6. Mụn trứng cá trên mặt:

Nhiều người bị nổi mụn trứng cá khá nhiều trên mặt, đặc biệt là thanh thiếu niên. Trong trường hợp này, bạn có thể thử áp dụng bài thuốc từ nước gừng bằng cách rửa mặt bằng nước gừng nóng mỗi ngày vào sáng và tối, kiên trì trong khoảng 60 ngày, mụn sẽ biến mất.

Phương pháp này cũng có tác dụng trị liệu nhất định đối với tàn nhang và da khô.

7. Gàu:

Bị bị gầu gây ngứa và mất thẩm mĩ, đặc biệt ở nhóm người có làn da khô và xuất hiện nhiều hơn trong mùa đông. Trong trường hợp này, hãy nhẹ nhàng làm ẩm tóc rồi dùng nước gừng xòa đều lên đầu, sau đó gội đầu bằng nước gừng nóng, xả lại thật sạch để ngăn ngừa gàu.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên gội đầu bằng nước gừng nóng, cũng có tác dụng trị liệu nhất định đối với chứng hói đầu.

8. Huyết áp cao:

Khi có các triệu chứng huyết áp cao xuất hiện, bạn có thể ngâm chân bằng nước gừng nóng trong khoảng 15 phút. Nước gừng nóng làm ướt chân, ngâm như vậy có thể khiến các mạch máu giãn ra và khiến huyết áp hạ dần xuống đến mức cân bằng.

9. Đau lưng eo và vai:

Đầu tiên, sau khi xuất hiện các triệu chứng đau, bạn có thể thêm một chút muối và giấm vào nước gừng nóng, sau đó sử dụng một chiếc khăn ngâm trong nước và áp (đắp) nó vào khu vực bị đau, thực hiện nhiều lần.

Phương pháp này có thể làm cho các cơ thay đổi từ từ từ, chúng được thư giãn, giảm căng thẳng và thư giãn, thả lỏng các cơ, việc này có thể làm giảm đau rất nhiều.

10. Bệnh giun đũa:

Trước khi đi ngủ mỗi ngày, rửa hậu môn và vùng xung quanh bằng nước gừng nóng, sau đó uống 1 - 2 cốc nước gừng nóng trong khoảng 10 ngày để loại bỏ chứng giun đũa.

11. Mùi hôi chân:

Mùi hôi chân có thể khiến bạn mất tự tin, làm phiền những người xung quanh. Nếu bị triệu chứng này, bạn nên áp dụng bài thuốc chữa hôi chân bằng cách sau đây.

Nhúng ngâm chân vào nước gừng nóng, thêm một chút muối và giấm khi ngâm. Duy trì việc ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, sau đó có thể bôi chút phấn rôm lên chân, mùi hôi có thể được nhanh chóng loại bỏ.

12. Đau đầu, cảm lạnh:

Ngâm chân trong nước gừng nóng, để mực nước cao ở mức có thể được làm ngập xương mắt cá chân. Khi ngâm, thêm muối và giấm vào nước gừng nóng, và thêm nước nóng liên tục, ngâm cho đến khi chân có màu hồng đỏ. Phương pháp này có tác dụng đáng kể đối với các chứng bệnh phát sinh do cảm lạnh , đau đầu và ho.

Trên đây là 12 bài thuốc quý từ nước gừng nóng, bạn có thể lưu lại và chia sẻ cho bạn bè, rất hữu ích nếu một ngày nào đó không may bị các chứng bệnh thông thường đó tấn công bạn.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 8 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 9 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 13 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top