Hà Nội
23°C / 22-25°C

NSND Trung Kiên: Âm nhạc thời kỳ chiến thắng Điện Biên Phủ là bản hùng ca tập thể

Thứ ba, 19:00 07/05/2019 | Giải trí

GiadinhNet - Là một trong những ca sĩ hát nhạc cách mạng nổi tiếng của Việt Nam, NSND Trung Kiên khiêm tốn nhận mình không phải là người của những ca khúc Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, đến gần ngày 7/5, ông vẫn rất quan tâm đến những sáng tác của thời kỳ này.


NSND Trung Kiên. Ảnh: TL

NSND Trung Kiên. Ảnh: TL

Ca khúc Điện Biên Phủ chủ yếu là những bản đồng ca, tốp ca

Thưa NSND Trung Kiên, được biết đến là giọng ca nam cao nổi tiếng của dòng nhạc cách mạng nhưng ông lại hát rất ít ca khúc về Điện Biên Phủ?

- Thực ra, tôi và NSND Quý Dương là một trong những ca sĩ của những năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Nói vui nhưng rất thật đó là năm chiến thắng Điện Biên Phủ tôi còn đang chưa được mẹ đồng ý cho theo nghệ thuật vì thời kỳ đó ca hát chưa được coi là một nghề. Mãi sau này được bạn bè của mẹ thuyết phục nên tôi mới được theo học âm nhạc. Tôi trưởng thành và hát những bài về kháng chiến chống Mỹ nên lúc này tôi nhận cuộc phỏng vấn tôi sợ mình không xứng đáng (cười).

Tôi chỉ dám nhận đã sống trong những năm tháng chiến tranh, chiến thắng Điện Biên Phủ đã cho tôi cảm xúc để hát những ca khúc cách mạng sau này.

Nhưng hiện tại vẫn có những ca sĩ dù cũng không trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn có thể biểu diễn rất thành công các ca khúc đó?

- Nói về âm nhạc của năm tháng Điện Biên Phủ thì phải thừa nhận một thực tế ca khúc đơn ca không nhiều mà chủ yếu là đồng ca, hợp xướng, tốp ca. Ví dụ như: “Hò kéo pháo”, “Hành quân xa”, “Giải phóng Điện Biên”… Chỉ có nghệ sĩ Quý Dương đã sáng tạo bài “Hành quân xa” trở thành tiết mục đơn ca vào thời kỳ sau thôi.

Ca khúc, sự hào hùng của những năm tháng Điện Biên Phủ vẫn là sự thể hiện bằng loại hình đồng ca, tốp ca.

Ông nghĩ sao khi những ca khúc tập thể năm đó sau này đã được một số nghệ sĩ chuyển thể sang đơn ca?

- Không sao cả. Mỗi thời mỗi khác. Nếu hát đồng ca, chính xác những bài như thế là phải 50-60 người thì mới có khí thế hừng hực. Đến thời bình, hát đơn ca cũng có sức hút của nó. Tôi không đánh giá cao thấp nhưng cũng không phải vì thế mà ca ngợi các ca sĩ bây giờ vì nhiều khi họ hát không đúng, vẫn còn nhiều sai sót. Một vài lời không thể nói hết được.

Dù không hát nhiều ca khúc về Điện Biên Phủ nhưng sống qua những thời khắc lịch sử (7/5/1954) chắc ông có nhiều kỷ niệm?

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những năm 1956-1957 phong trào văn hoá văn nghệ ở Thủ đô phát triển mạnh mẽ. Mặc dù không chuyên nhưng mỗi cuối tuần chúng tôi thường tập trung học hát và biểu diễn tại nhà chòi Vườn hoa Chí Linh. Người Hà Nội thời kỳ đó thích văn hoá văn nghệ nhưng do không có điều kiện để thưởng thức nên mỗi lần có chương trình đều hưởng ứng rất nhiệt tình.

Trong những năm tháng biểu diễn nhạc cách mạng, ông có ấn tượng nào đáng nhớ nhất?

- Kỷ niệm thì nhiều. Nhưng trong những năm kháng chiến chống Mỹ bản thân tôi đã có 28 lần đi chiến trường. Tôi thường dẫn đoàn khoảng 18-20 người, mang cả gạo, mọi thứ vật dụng rồi ăn rau rừng để đi biểu diễn. Thậm chí có những lần hát không có micro hay có một vài micro không chất lượng. Dù thiếu thốn nhưng cả đoàn vẫn hăng say biểu diễn.

Những năm tháng đi bộ xuyên rừng hát ở chiến khu, khi về thời bình vẫn hát những ca khúc đó thì cảm xúc của ông thay đổi thế nào?

- Tất nhiên có nhiều thay đổi. Không gian biểu diễn khác, khán giả khác… thì cảm xúc sẽ khác nhau.

Giữa những năm bom đạn, biểu diễn tập thể thì đúng là hào khí hào hùng, để diễn tả lại thì không hết được cảm xúc. Tất nhiên, những người đã kinh qua những năm tháng đó thì cảm xúc sẽ chân thật, xúc động hơn rất nhiều.

Không “chín ép” các thế hệ sau


NSND Trung Kiên. Ảnh: TL

NSND Trung Kiên. Ảnh: TL

Là một người đi trước, lại đang trực tiếp đào tạo thế hệ kế cận, có những học trò nào mà ông cảm thấy hài lòng và hy vọng có thể kế tiếp dòng nhạc này?

- Ôi nhiều lắm! Lê Dung và Quang Thọ đều là học sinh của tôi. Tôi đào tạo toàn những ca sĩ, tạm gọi là “xịn”.

Ở TPHCM, nhiều ca sĩ trong Nhà hát Opera là học sinh của tôi. Chỉ điểm sơ qua lớp cao học mới tốt nghiệp thì có hơn 50 người, còn đại học thì không thể kể hết.

Lê Dung ngày xưa nổi tiếng nhạc cảm tốt nhưng bây giờ nhiều bạn trẻ vươn lên cũng có những tố chất, kỹ thuật rất đang khích lệ. Tuy nhiên bối cảnh khác nhau, điều kiện sống khác nhau, các ca sĩ trẻ ít hát ca khúc cách mạng. Tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm với điều đó.

Được biết các cháu nội của ông đều theo nghệ thuật, ông có hướng các cháu đến âm nhạc Cách mạng không?

- Để hát nhạc cách mạng cần nhiều yếu tố: Chất giọng, phương pháp giáo dục, suy nghĩ, đam mê. Tôi chỉ định hướng chứ không ép. Có thể bảo cháu hát bài bài bài kia nhưng lựa chọn theo dòng nhạc đó hay không là quyết định của các cháu.

Nói như thế thì thế hệ sau biết thế nào thưa ông?

- Hiện nay trong các giáo trình thanh nhạc của Nhạc viện vẫn cố gắng giữ âm nhạc truyền thống.

Thực tế, nhiều học viên cao học của tôi đang là ca sĩ có tiếng và kế tiếp âm nhạc truyền thống như Tân Nhàn, Lan Anh…

Còn sau đấy? Không thể đòi hỏi lớp sau phải như lớp trước được. Khi giảng dạy tôi cũng phải tìm hiểu và định hướng chứ không, áp đặt. Như thế là “chín ép”.

Vậy ca khúc cách mạng như “Hò kéo pháo” được remix trong chương trình “Giai điệu tự hào” mấy năm trước theo ông có được coi là sự pha trộn “hợp thời” không?

- Âm nhạc cách mạng sống được không phải chỉ có giai đoạn cách mạng. Tức là, ca khúc cách mạng có thể phát triển theo hướng hiện đại thì cũng không có gì sai. Tuy nhiên nhiều khi họ phóng tác ca khúc đi xa quá, lệch lạc và nhiều khi ca sĩ trẻ không hiểu biết về giai đoạn đó, không biết hát thì sẽ làm giảm giá trị đi rất nhiều.

Ngoài ra, những ca khúc cách mạng khán giả thường bị ấn tượng bởi những người cũ, người xưa. Ví dụ, bài “Đất nước trọn niềm vui” không chỉ tôi mà có nhiều ca sĩ khác biểu diễn nhưng khán giả vẫn ấn tượng về ông Kiên. Âm nhạc cách mạng có đặc thù như thế. Dù nhiều ca sĩ hát thì những giọng ca đời đầu vẫn có dấu ấn riêng.

Xin cảm ơn chia sẻ của NSND Trung Kiên!

Ngọc Mai (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng lên tiếng về tin đồn giới tính khi độc thân ở tuổi 47

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng lên tiếng về tin đồn giới tính khi độc thân ở tuổi 47

Giải trí - 1 giờ trước

Ở tuổi 47, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng nhận về nhiều lời bàn tán về giới tính. Tuy nhiên, anh cho biết bản thân không quan tâm đến điều tiếng và muốn giữ sự riêng tư về hạnh phúc cá nhân.

NTK Hoàng Ly làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên'

NTK Hoàng Ly làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên'

Xem - nghe - đọc - 3 giờ trước

GĐXH - Cuộc thi khơi dậy niềm đam mê vẽ tranh của các em học sinh và tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ.

Nam ca sĩ từng khiến Lý Hải, Cẩm Ly phải đứng sau hát bè giàu có, nổi tiếng cỡ nào?

Nam ca sĩ từng khiến Lý Hải, Cẩm Ly phải đứng sau hát bè giàu có, nổi tiếng cỡ nào?

Giải trí - 3 giờ trước

Ngọc Sơn đã là một siêu sao cỡ bự với danh tiếng ít ai sánh kịp, khiến các đàn em nể trọng, ngưỡng mộ.

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Mẹ Hồ Ngọc Hà, bà Ngọc Hương mới đây đã giành huy chương vàng cuộc thi yoga cấp quốc gia. Thành tích của mẹ Hồ Ngọc Hà khiến nhiều người bất ngờ.

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Giải trí - 16 giờ trước

"Người vợ trước của ba còn ít tuổi hơn chị Trinh Trinh nhưng tôi vẫn gọi là mẹ" – Mai Ka chia sẻ.

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - "Cả tôi và chị Thanh Hương đều bất ngờ với vai trò "anh chồng – em dâu" thường xuyên có mâu thuẫn. Vì chúng tôi đã hợp tác cùng nhau nhiều, lại là đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi vẫn "tung hứng" khá mượt mà", Duy Hưng chia sẻ.

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Giải trí - 19 giờ trước

Diễn viên Thanh Hiền cho biết 20 năm theo diễn xuất, bà chưa bao giờ ao ước được đóng vai chính. Song, bà càng đóng phim càng khỏe rồi bén duyên với "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải.

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Phim "Đóa hoa mong manh" của Mai Thu Huyền chính thức rời rạp sau 2/5, chốt doanh thu hơn 428 triệu đồng sau 3 tuần công chiếu.

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Đỗ Hải Yến sau 14 năm đóng phim "Cánh đồng bất tận", cô hiện tại có cuộc sống bình yên bên chồng đại gia. Dù không xuất hiện trước công chúng quá nhiều nhưng nữ diễn viên vẫn nhận được quan tâm của khán giả.

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Giải trí - 23 giờ trước

Không ai có thể tin rằng, nam thần màn ảnh Việt Harry Lu lại có thể hồi phục sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến toàn bộ mặt biến dạng.

Top