Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những sai lầm khi xử lý vết bỏng

Thứ tư, 15:19 11/07/2007 | Sống khỏe

Bạn sẽ bôi kem đánh răng hay dội nước mắm vào vết thương khi bị bỏng?... Các kinh nghiệm dân gian này chỉ tổ làm vết bỏng nặng thêm.

Theo bạn, khi bị bỏng, việc cần làm ngay là:

- Xát muối.

- Dội nước mắm.

- Bôi kem đánh răng.

- Bôi mỡ trăn.

- Nhai đắp một số loại lá (như lá khoai lang, lá ổi non...).

- Bôi mẻ.

Nếu chọn một trong các giải pháp trên nghĩa là bạn đã xử trí sai. Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Huệ, Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, cách xử trí duy nhất đúng khi bị bỏng là: Ngâm ngay vết thương vào nước lạnh sạch trong 30 phút. Vào mùa đông, thay vì ngâm, nên đắp khăn ướt lên vết thương. Bước tiếp theo là lấy gạc khô băng ép lên để tránh phồng rồi đến cơ sở y tế, tuyệt đối không bôi bất cứ cái gì. 

Theo tiến sĩ Huệ, dân gian thường quan niệm khi bị bỏng thì không nên chạm vào nước để tránh phồng. Điều này rất sai lầm, bởi nước giúp hạ nhiệt tại chỗ, khiến tổn thương không ăn sâu vào trong, giảm đau, giảm nguy cơ sốc. Nếu bỏng do axit, vôi tôi thì nước giúp làm loãng các chất này. Nếu không ngâm nước, nhiệt độ sẽ truyền qua da vào sâu các tổ chức bên trong, khiến tổn thương càng trầm trọng, nguy cơ hoại tử rất cao.

Rất ít người làm đúng

Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Viện Bỏng Quốc gia, cho biết, chỉ khoảng 20-30% số bệnh nhân được xử trí đúng trước khi đến bệnh viện. Số còn lại thường làm sai hoặc không xử trí gì. Do đó mà khoảng 1/3 số ca bỏng đã trở nên trầm trọng hơn khi chuyển tuyến.

Theo tiến sĩ Lượng, ngay cả dân thành phố, thậm chí là trí thức cao cấp cũng không biết sơ cứu vết bỏng đúng cách. Ông Lượng từng gặp một bệnh nhi mà bố mẹ đều là tiến sĩ. Khi con bị bỏng, họ đã dội nước mắm vào vết thương trước khi đưa đến bệnh viện. Nhiều phụ huynh khác là giáo viên, nhà báo, nhà khoa học... cũng rất ngạc nhiên khi biết rằng bôi kem đánh răng, mỡ trăn, nước mắm không phải là giải pháp đúng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Huệ, việc bôi nước mắm, xát muối sẽ làm bệnh nhân đau đớn hơn, dễ bị sốc, chưa kể nguy cơ nhiễm trùng. Còn kem đánh răng khi bôi lên vết thương sẽ khiến bệnh nhân đã bỏng lửa lại thêm bị bỏng kiềm nữa. Tổn thương sẽ sâu hơn và dễ hoại tử.

Về mỡ trăn, vốn được y học cổ truyền coi là chữa bỏng hiệu nghiệm, tiến sĩ Huệ cho biết nó cũng có tác dụng làm mát vết thương nhưng không đáng kể, thấp hơn nhiều so với nước. Nếu chỉ bôi mỡ trăn, bệnh nhân đã bỏ lỡ cơ hội ngăn tổn thương lan rộng bằng cách ngâm nước mát. Ngoài ra, với làn da đang tổn thương, việc bôi bất cứ cái gì cũng có thể mang đến nguy cơ nhiễm trùng.

Các chuyên gia cũng lưu ý, hiện có nhiều thày thuốc Đông y nhận chữa bỏng bằng các thuốc tạo màng. Phương pháp này có hiệu quả với điều kiện là bỏng nhẹ và phải thực hiện đúng (vệ sinh, loại bỏ các tổ chức hoại tử trước khi dùng thuốc). Nếu không, tổn thương sẽ nặng thêm. Viện Bỏng Quốc gia đã tiếp nhận rất nhiều ca tai biến nghiêm trọng do dùng thuốc tạo màng không đúng.

Theo VnExpress

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 14 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 16 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 16 giờ trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 16 giờ trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Tự kỷ là một rối loạn về sự phát triển gây ra bởi sự bất thường trong não. Người bệnh tự kỷ thường gặp phải những vấn đề trong giao tiếp, tương tác xã hội, có những hành vi lặp lại hoặc có những sở thích hạn chế...

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Top