Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người mẹ đặc biệt của Trung tâm Giáo dục chuyên biệt Bầu Trời Xanh

Chủ nhật, 10:57 04/12/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Con đường gắn bó với trẻ tự kỷ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, của những người mẹ “đặc biệt” này như một cơ duyên. Bằng tình thương, lòng yêu trẻ, các cô đã vượt qua mọi khó khăn để mang đến cho trẻ niềm vui, niềm hạnh phúc ấm áp nhất...

Hành trình giọt nước mắt và hạnh phúc

10 năm gắn bó với trẻ tự kỷ, cô Quách Thị Thao, giáo viên Trung tâm Giáo dục chuyên biệt Bầu Trời Xanh có rất nhiều kỷ niệm về những đứa con “đặc biệt” của mình. 

Cô không ít lần rơi nước mắt khi chứng kiến học trò biết ngồi ghế, khoanh tay, phản xạ khi được gọi tên mình; bập bẹ những tiếng gọi a, ạ, ba, bà, bố, mẹ... Những điều đơn giản đó nhưng là một kỳ tích đối với không ít đứa trẻ tự kỷ.

Những người mẹ đặc biệt của Trung tâm Giáo dục chuyên biệt Bầu Trời Xanh - Ảnh 1.

Cô Quách Thị Thao trong tiết học dạy trẻ tự kỷ.

Cô Quách Thị Thao cho biết, sau khi tốt nghiệp Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Hồng Đức năm 2011 cô có cơ hội làm việc tại một phòng khám nhi trên địa bàn TP Thanh Hóa. Đây là quãng thời gian cô bắt đầu tiếp xúc với các trẻ bị tự kỷ. Khó khăn nhiều lắm, có những lúc tưởng chừng như muốn bỏ cuộc, thế nhưng chính những đứa trẻ tự kỷ đã khiến cô xúc động và cảm thương. Từ chỗ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm giáo viên dạy trẻ tự kỷ thì sau đó để tự tin hơn trong việc tiếp xúc với các em, cô quyết định đi học 3 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương về phương pháp dạy trẻ tự kỷ. "Tôi bắt đầu vào nghề như thế, tất cả đều như một cơ duyên”, cô Thao nói.

Học xong 3 tháng, cô Thao tiếp tục gắn bó với công việc mình đã chọn, yêu thương, vỗ về trẻ như những đứa con của mình, giúp các em phát triển và hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, nhận thấy nhiều cháu không được can thiệp sớm do gia đình chưa hiểu về bệnh, dẫn đến tình trạng các bệnh ngày càng nặng. Điều đó thôi thúc cô cùng một người bạn thân cùng chí hướng quyết định mở Trung tâm Giáo dục chuyên biệt Bầu Trời Xanh vào năm 2014. Hiện nay trung tâm đã có 3 cơ sở và đang dạy cho 120 trẻ.

“Muốn theo nghề này lâu dài thì giáo viên phải có lòng thương trẻ như con mình, tận tâm, kiên trì, nhẫn nại, đồng thời giáo viên phải có chuyên môn tốt. Bởi không giống như nghề dạy học khác, không có phấn bảng, mỗi trẻ đều có một giáo án, cách dạy khác nhau”, cô giáo Thao cho biết thêm.

Phụ huynh cháu N.H.P ở phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa) chia sẻ: Sau khi phát hiện con mắc chứng tăng động, tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, gia đình tôi đã cho đi can thiệp ở rất nhiều nơi. Rất mừng trong thời gian học 6 tháng ở đây, được sự quan tâm của các cô đã giúp cháu có những chuyển biến tích cực về nhận thức. Cháu có thể nói được những câu ngắn, biết phân biệt màu sắc, con vật, chủ động hơn trong vệ sinh...

Dành trọn cuộc đời cho Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa

Có dịp đến thăm Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa ở phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa), chúng tôi được gặp, trò chuyện với rất nhiều mẹ ở đây. Họ không lấy chồng, không sinh con, tình nguyện dành cả cuộc đời mình để cưu mang, chăm sóc hàng trăm trẻ mồ côi, không nơi nương tựa.

Cô Nguyễn Thị Bảo quê ở xã Xuân Minh (Thọ Xuân) chia sẻ: “Tôi vẫn còn nhớ mãi cảm giác hồi hộp, lo lắng khi nhận được quyết định về đây làm mẹ của các cháu, bởi bản thân chưa từng làm mẹ. Thế nhưng, tôi cứ nghĩ với thời gian giữ trẻ ở thôn, cùng với học hỏi thêm kiến thức thực tế và trên mạng, đồng thời cứ dành hết sự yêu thương, chân thành, tận tâm với trẻ thì chắc chắn sẽ được đền đáp”.

Cứ như vậy, cô đã có 17 năm gắn bó với nơi đây. Và chính những đứa con không phải mình sinh ra đã mang lại hơi ấm, mang lại không khí cho gia đình cô. “Tôi còn nhớ mãi lần các cháu gọi mình là mẹ, cũng có chút bối rối, ngượng ngùng nhưng trong lòng vui và hạnh phúc. Bằng sự chân thành, tình yêu thương của mình, chúng tôi cố gắng để nuôi dạy các con nên người”, cô Bảo kể.

Trong gia đình cô Bảo hiện nay có 8 người con, cháu lớn nhất đã học THPT, cháu nhỏ nhất hơn 1 tuổi tên là Nguyễn Trọng Hùng, cô hay gọi là bé Xoài. Bé bị bỏ rơi ngay trước cổng Làng Trẻ em SOS khi mới vài ngày tuổi, cô là người chăm sóc bé từ khi nhận về đến nay. Mỗi người con của cô đều có hoàn cảnh khác nhau, tính cách khác nhau, vì vậy để tạo không khí đầm ấm trong gia đình, cô luôn ân cần, hỏi han chăm sóc, nắm rõ tính cách để động viên các con hòa nhập với cuộc sống. Cảm nhận được tình thương đó, các cháu luôn bảo ban, thương yêu nhau như những anh, chị em ruột thịt.

Giám đốc Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa Phan Văn Ẩm cho biết: Hiện làng đang chăm sóc, nuôi dưỡng 195 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi, không có người chăm sóc. Có tất cả 14 mẹ, mỗi mẹ có khoảng 7 - 9 người con, ngoài ra còn có 5 dì sẵn sàng làm thay các mẹ mỗi khi cần thiết. Mỗi trẻ khi được làng tiếp nhận đều có hoàn cảnh khác nhau, thiệt thòi về tình cảm lẫn vật chất, các em không được chăm sóc chu đáo nên nhiều em rụt rè, thiếu tự tin, không chịu mở lòng. Với sự quan tâm, chăm sóc của làng, đặc biệt là các mẹ, các dì đang trực tiếp nuôi dưỡng tại các gia đình, các em được vui chơi, học tập, sống cởi mở hơn, không ngừng nỗ lực vượt khó, để trở thành những người có ích cho xã hội.


Thu Thủy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Top