Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân văn trong "chọn lọc" học trò dự khai giảng

Thứ ba, 09:01 25/08/2020 | Xã hội

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều nơi sẽ "chọn" học sinh tham dự lễ khai giảng năm học 2020-2021. Nhiều đứa trẻ sẽ không được dự lễ khai giảng.

Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Ngãi, lễ khai giảng sẽ được tổ chức với 100% học sinh đầu cấp tham dự, riêng các khối lớp còn lại cử đại diện (lớp phó, lớp trưởng) dự lễ.

Sở GD&ĐT TPHCM cũng đang đề xuất phương án khai giảng tương tự như trên. Học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, 6 và 10) tham gia đủ và các khối lớp khác chỉ tập trung đại diện (10 - 20 em) dự lễ.

Nhân văn trong chọn lọc học trò dự khai giảng - Ảnh 2.


Cô trò Trường tiểu học Đông Hòa B, Bình Dương trong lễ khai giảng năm học 2019-2020

Đây là phương án nhằm thực hiện giãn cách trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Nhưng cũng phải nói, tại TPHCM, không chờ đến dịch bệnh, trước đây có những trường chỉ một số đại diện học sinh được dự lễ khai giảng. Có nhiều lý do như sân trường chật, không đủ chỗ để tập trung học sinh hay cũng có thể lãnh đạo nhà trường chọn cho "đẹp đội hình".

"Chọn lọc" học sinh khai giảng như thế nào? Như lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM lo ngại, việc không được dự khai giảng, có thể ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh. Điều này chỉ xảy ra do cách ứng xử của người lớn, chứ chưa hẳn do các em không dự lễ khai giảng.

Mỗi trường có thể có một tiêu chí riêng nhưng trong môi trường giáo dục, mọi ứng xử, quyết định nhỏ nhất cũng cần hướng đến sự nhân văn.

Mọi hoạt động ở trường học thường có xu hướng "tập trung" cho học sinh nổi bật, tiêu biểu, xuất sắc, có chức vụ. Rất nhiều học trò "đặc biệt" có thể về hoàn cảnh, về khả năng học tập, về tính cách... vốn đã rất khó khăn ở trường học, lại ít có cơ hội thể hiện.

Tự hỏi, ngoài học sinh tiêu biểu, xuất sắc, liệu có trường nào "bẻ lái" hướng đến chọn những học trò "đặc biệt" dự lễ khai giảng? Đây là những em cần nhận được nhiều khích lệ, động viên nhất ở trường học.

Điều này, cũng giúp giảm áp lực, tạo thế cân bằng cho những học trò tiêu biểu, nổi bật là... luôn phải gánh vác nhiều trách nhiệm, thành tích từ người lớn.

Ở tuổi học trò, đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh so bì với nhau từng li từng tí. Đơn giản việc "mình được cô chọn dự khai giảng, bạn đâu có được" đã có thể tạo nên khoảng cách và khủng hoảng tâm lý ở các em.

Ngoài việc chọn thế nào, người lớn cũng cần ứng xử giúp học sinh hiểu vấn đề theo hướng nhìn sự việc theo tích cực, tốt đẹp.

Nhà trường cần giúp các em hiểu vì tình hình dịch bệnh, vì điều kiện, giúp học sinh không "lên mặt" với bạn khi được dự lễ, còn học sinh không dự lễ cũng không tủi thân, so bì.

Giáo viên cần tránh làm tổn thương học trò, phụ huynh bằng những nhận định có khi chỉ là nói theo thói quen "Bạn nào giỏi, ngoan mới được dự lễ khai giảng".

Sau lễ, ngày nhập học ở lớp, giáo viên có thể có nhiều cách gửi đến các em những niềm vui, phấn khởi đầu năm học cho tất cả các em.

Nhân văn trong chọn lọc học trò dự khai giảng - Ảnh 3.

TPHCM đề xuất phương án, trừ các lớp đầu cấp, các khối còn lại sẽ chọn học sinh đại diện dự lễ khai giảng

Trong giáo dục, nhân văn đến từ những cách hành xử hướng đến học trò và thiếu nhân văn cũng đến từ những điều rất nhỏ. Người làm giáo dục ngoài cái tài, cái tâm, còn cần sự nhạy cảm, tế nhị.

Phía phụ huynh, con dự lễ khai giảng hay không, xin đừng nói những điều tiêu cực lên con trẻ bằng cái nhìn của người lớn. Nào là do con giỏi hơn, con xuất sắc hơn mới được dự lễ; hay trở thái độ khai giảng có gì hay ho, không dự ở nhà càng khỏe.

Thầy cô, bố mẹ hoàn toàn có thể động viên các em dự lễ theo cách chỉ vì điều kiện nên con thay mặt các bạn dự lễ. Các bạn ở nhà, không dự lễ khai giảng lúc này là một việc cao cả, các em đang góp sức cùng nhà trường, cùng đất nước giãn cách để phòng chống dịch bệnh.

Trong trường học, trong giáo dục, không học trò nào phải "đứng bên ngoài" trong mọi hoạt động giáo dục chứ không chỉ là lễ khai giảng.

Theo Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay đến hết tuần (từ 20 – 26/5/2024): Hàng loạt các khu dân cư của các quận, huyện trung tâm bị cúp điện liên tục

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay đến hết tuần (từ 20 – 26/5/2024): Hàng loạt các khu dân cư của các quận, huyện trung tâm bị cúp điện liên tục

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông báo, hôm nay đến hết tuần nhiều khu vực dân cư và công ty thuộc Bình Dương sẽ mất điện cả ngày.

Làng quê nháo nhác trước tin người phụ nữ huy động hàng chục tỷ đồng rồi 'biến mất'

Làng quê nháo nhác trước tin người phụ nữ huy động hàng chục tỷ đồng rồi 'biến mất'

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày qua, vùng quê Nam sông Gianh (Quảng Bình) nháo nhác vì thông tin một người phụ nữ huy động hàng chục tỷ đồng của người dân rồi rời khỏi địa phương, không liên lạc được.

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay đến hết tuần (từ 20 – 26/5/2024): Loạt công ty và khu dân cư nào nằm trong điện liên tục?

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay đến hết tuần (từ 20 – 26/5/2024): Loạt công ty và khu dân cư nào nằm trong điện liên tục?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), ngày mai đến hết tuần nhiều khu vực dân cư và công ty thuộc Cần Thơ sẽ mất điện cả ngày.

Việt Nam có hãng bay 'top' đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có hãng bay 'top' đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Đời sống - 2 giờ trước

Vietnam Airlines lọt top 5 hãng hàng không có tỉ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả này vừa được tổ chức Cirium công bố cho tháng 4-2024

Yên Bái: Thành viên trật tự cơ sở hy sinh khi làm nhiệm vụ có thể được xem xét công nhận là liệt sĩ

Yên Bái: Thành viên trật tự cơ sở hy sinh khi làm nhiệm vụ có thể được xem xét công nhận là liệt sĩ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bị thương, chết khi làm nhiệm vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh, công nhận là liệt sỹ theo quy định của pháp luật về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Video: Phóng nhanh, chạy ngược chiều, người điều khiển xe máy nhận 'bài học' nhớ đời

Video: Phóng nhanh, chạy ngược chiều, người điều khiển xe máy nhận 'bài học' nhớ đời

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Xe máy do người đàn ông điều khiển di chuyển với tốc độ cao, chiếc xe sau đó bất ngờ mất lái, khiến cả người điều khiển và phương tiện trượt dài trên đường, đúng lúc một xe tải đi tới.

Những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Giáo dục - 2 giờ trước

SKĐS - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự thảo Luật Nhà giáo để chuẩn bị cho việc trình Chính phủ vào tháng 7 tới. Dự thảo Luật có nhiều điểm mới đáng chú ý.

Bảng lương mới của sĩ quan quân đội từ 1/7/2024

Bảng lương mới của sĩ quan quân đội từ 1/7/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khi thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương mới của sĩ quan quân đội sẽ được thiết kế dựa trên các yếu tố cụ thể theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Từ 01/7/2024, bảng lương mới của sĩ quan quân đội thế nào?

Yêu cầu trung tâm đăng kiểm tạo mã QR để người dân không phải thanh toán tiền mặt

Yêu cầu trung tâm đăng kiểm tạo mã QR để người dân không phải thanh toán tiền mặt

Thời sự - 3 giờ trước

Ngành đăng kiểm đang dần thay đổi hình thức thanh toán dịch vụ, trong đó các loại lệ phí đăng kiểm, phí sử dụng đường bộ sẽ hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Khởi tố tội 'giết người' đối tượng cố tình lao thẳng xe vào cảnh sát

Khởi tố tội 'giết người' đối tượng cố tình lao thẳng xe vào cảnh sát

Pháp luật - 3 giờ trước

Đối tượng tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh, lao thẳng xe vào cán bộ CSCĐ làm nhiệm vụ, khiến người này bị thương tật 51%.

Top