Hà Nội
23°C / 22-25°C

NGƯT-TS Nguyễn Tùng Lâm bàn về giải pháp chấm dứt bạo lực học đường

Thứ bảy, 08:12 18/04/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Vấn nạn “Bạo lực học đường” một thời gian tưởng chừng lắng xuống nhưng thực tế lại diễn ra rất phức tạp.

 

NGƯT, TS Nguyễn Tùng Lâm.

 

Liên tiếp trong thời gian qua, các vụ học sinh phổ thông đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng đã trở thành hiện tượng bức xúc trong dư luận xã hội. Bạo lực học đường xảy ra ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Vấn nạn “Bạo lực học đường” một thời gian tưởng chừng lắng xuống nhưng thực tế lại diễn ra rất phức tạp. Trước tình trạng đó, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với NGƯT - TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng để có những phân tích xác đáng và đưa ra những gợi ý khắc phục nạn “bạo lực học đường”.

Gia đình là nền tảng hình thành nhân cách trẻ nhỏ

Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm công tác quản lý giáo dục, ông có thể cho biết quan điểm của ông về tình trạng bạo lực học đường hiện nay?

- Trước hết nhìn nhận vấn đề: “Bạo lực học đường” cần thận trọng và khách quan. Việc học sinh đánh nhau không phải thời nay mới có, không phải chỉ có học sinh Việt Nam mới đánh nhau mà nước nào cũng có chuyện “bắt nạt”. Ở Anh đã có cả hiệp hội “Chống bắt nạt trong trường học”; châu Âu có cả “Hiến chương châu Âu vì trường học dân chủ không có bạo lực”.

Ở đây có vấn đề Tâm lý lứa tuổi của tuổi mới lớn và đang lớn (từ THCS và THPT) tính cách đang dần hoàn thiện, nhiều suy nghĩ hành vi chưa được chín chắn, ổn định. Do đó chỉ cần bạn “nhìn đểu mình” là có bao nhiêu chuyện xảy ra; “Nó thế mà cũng hơn mình” (đẹp hơn, giỏi hơn…) thế là xảy ra chuyện. Nếu hành vi ứng xử với nhau chỉ là những chuyện lặt vặt, có thể cho qua, coi đấy là chuyện nhỏ nhưng mọi hành vi của học sinh trong các trường vừa qua lại không dừng lại để có thê cho là “chuyện nhỏ”. Không kể những vụ án mạng, phần lớn chúng đều gây thương tích cho người bị hại, thế là đã vi phạm pháp luật. Những hành động của chúng đã thể hiện một hành vi ứng xử “vô văn hóa”, như những kẻ không được giáo dục. Cùng với các clip bạo lực tung lên mạng, những hành vi đó được các báo chí đưa tin dồn dập, thế là lại xuất hiện một quy luật tâm lý mới: sự “lan tỏa”, chúng lại trông nhau, bắt chước để “không kém ai”. Quy luật “bắt chước”, “lan tỏa” là quy luật tâm lý mà báo chí cần quan tâm khi đưa tin.

Tình trạng bạo lực học đường diễn biến ngày càng phức tạp, nguy hiểm, vậy những nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là gì thưa ông?

- Trước hết là nguyên nhân giáo dục của gia đình và nhà trường chưa có hiệu quả. Những điều mong muốn tốt đẹp của bố mẹ, thầy cô chưa đến được các em. Những giá trị bình an, yêu thương, tôn trọng, khoan dung, đoàn kết cũng như những kỹ năng sống: thương lượng, giao tiếp thuyết phục không có. Hễ xung đột là chỉ có một cách ứng xử bằng bạo lực. Mặt khác, “bạo lực học đường” là phản ánh sinh hoạt xã hội những nơi công cộng, những nơi đông người, chúng ta tổ chức chưa được bình an, chưa có văn hóa, chỉ có mấy ngày tết mà có nhiều ngàn vụ đánh nhau, lễ hội nào cũng có xô xát, va chạm nào trên đường cũng dẫn đến ẩu đả. Và đến các nhà trường để xảy ra bạo lực trong khuôn viên nhà trường không chỉ thể hiện công tác giáo dục của trường đó thiếu hiệu quả mà cả công tác quản lý nhà trường chưa được chuyên nghiệp, nhiều lỗ hổng.

Cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con

Ông vừa nói gia đình là nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách của trẻ nhỏ ngay từ trong trứng nước. Vậy trách nhiệm của gia đình, của cha mẹ học sinh trong những vụ bạo hành này là gì thưa ông?

- Lâu nay, chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho nhà trường, thầy cô nhiều hơn là làm rõ trách nhiệm đối với cha mẹ. Phải học tập các nước tiên tiến, mọi hành vi của trẻ vị thành niên cha mẹ đều phải chịu trách nhiệm theo những điều luật cụ thể từ phạt hành chính đến giam giữ. Buộc các bậc cha mẹ phải tìm cách phối hợp với các trường học, các nhà tư vấn tâm lý để tự giải quyết con em của họ trong mỗi gia đình.

Như những gì ông phân tích phía trên thì phải chăng chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT đang quá chú trọng đào tạo các môn học về tự nhiên mà hạn chế các môn học về giá trị cuộc sống, giá trị con người và cách ứng xử,…?

- Đề cập đến vấn đề này, tôi muốn nêu một vấn đề: “bạo lực học đường” chúng ta chưa giải quyết được trong thời gian qua có một phần chính là công tác quản lý xã hội, quản lý gia đình, quản lý nhà trường, đã làm chưa nghiêm, chưa đúng quy luật và chưa đạt hiệu quả. Trước hết công tác quản lý các nhà trường phổ thông, ở đây là cấp quản lý trực tiếp của mỗi nhà trường, đồng thời cũng nói đến hệ thống quản lý của ngành để giúp cho hệ thống quản lý của nhà trường vận hành tốt: Thông qua vấn nạn “bạo lực học đường”, dư luận xã hội đang lên án nhà trường chỉ chú ý “dạy chữ”, không chú ý “dạy người”. Bốn trụ cột mà UNESCO khuyến cáo cho giáo dục các nước ở thế kỷ 21, chúng ta mới tập trung làm được một là “học để biết”. Vậy hiệu trưởng các trường phổ thông có chịu trách nhiệm về vấn đề này không?

Chắc chắn đây là điều băn khoăn lớn của Hiệu trưởng bởi vì họ phải thực hiện chương trình các bộ môn văn hóa đã kín thời gian, giờ đạo đức chỉ trông vào 1 tiết giáo dục công dân, 1 tiết sinh hoạt lớp, còn muốn giáo dục gì thêm lại phải tổ chức ngoại khóa, mà chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp Bộ GD&ĐT cũng đã phân kín cho cả một năm học. Trong khi đó, cán bộ Tâm lý học đường, thời gian để dạy kỹ năng sống, để giải quyết những vấn đề “dạy người” của riêng mỗi trường thì không có. Hiệu trưởng không được quyền chủ động sử dụng các nguồn lực cho công việc giáo dục: tài chính chi cho giáo dục đạo đức còn hạn hẹp, không có định mức cụ thể.

Là một nhà quản lý, một nhà tâm lý về giáo dục. Theo ông, để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường, chúng ta cần phải làm những gì?

- Nhân vật chính để giải quyết công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo viên chủ nhiệm không được coi trọng, không được chọn lọc, không được trả lương thỏa đáng để họ chuyên tâm làm công tác giáo dục đạo đức một cách chuyên nghiệp. Đặc biệt vừa qua, dư luận đã chỉ ra những thiếu sót của nhà trường, của gia đình, của xã hội nhưng lại quên mất đối tượng cần giáo dục là chính những học sinh gây nên “bạo lực học đường”. Đặc biệt phải bắt các học sinh này phải chịu trách nhiệm về hành vi của chúng. Chúng ta đã coi nhẹ mặt này. Nhất là những hành vi của học sinh đã đi quá mức dẫn đến vi phạm pháp luật. Những học sinh ở tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật tuy chưa thể bắt các em ra tòa nhưng luật pháp phải có chế tài xử lý với những học sinh đã gây hậu quả nghiêm trọng như giam giữ có thời hạn để giáo dục, hay phạt cải tạo lao động công ích…

Cơ sở khoa học của kiến giải này là quy luật phát triển nhân cách của học sinh. Nếu ở mầm non và tiểu học các em không thường bắt chước, làm theo nhiều hơn luật pháp có thể dung tha nhưng ở THCS, THPT về mặt tư duy các em đã phát triển nhiều hơn về suy luận, cá tính bộc lộ rõ hơn. Xu hướng tự khẳng định mình ngày càng rõ nét. Do đó quá trình giáo dục lúc này thành công chính là quá trình làm sao để các em tự giáo dục, tự nhận thức và rút ra bài học cho bản thân. Vì thế, để học sinh phải tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước là cách giáo dục thiết thực và hiệu quả.

Về quản lý của Nhà nước với xã hội cũng phải được phân cấp quản lý và phân rõ trách nhiệm cho từng ban ngành, lực lượng xã hội cùng với nhà trường chung tay giải quyết chắc chắn sẽ có kết quả. “Bạo lực học đường” do ảnh hưởng “game bạo lực” thì phải có cơ chế cấm trẻ vị thành niên trong các giờ học (cả sáng và chiều) các quán game không cho trẻ em chơi, kiểm tra bắt được phải đóng quán; người lớn có thể chơi đến 23h, trẻ em chỉ được chơi đến 21h. Tất cả các vụ bạo lực nơi công cộng đều bị giam giữ và phải phạt hành chính, phạt giam giữ. Các phường, quận phải có điểm vui chơi sinh hoạt cho người già và trẻ em. Chúng ta thiếu một không khí sinh hoạt văn hóa nơi cộng đồng vì ít phường, xã có điểm vui chơi công cộng.

Cuối cùng, Nhà nước phải làm rõ trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong việc hỗ trợ các điều kiện để nhà trường làm tốt công tác giáo dục. Đặc biệt Nhà nước cần bổ sung “Luật gia đình” về trách nhiệm của cha mẹ với con cái, khi cha mẹ có hành vi bạo lực với con cái thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm dân sự như thế nào? Hoặc Luật “Bảo vệ trẻ em” cũng phải bổ sung khi trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi bạo lực thì phải chịu trách nhiệm, phải phạt như thế nào…?

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Ngọc Mỹ - Lệ Hương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ có tài 'xem tướng số, đoán mệnh' chiếm đoạt 268 tỉ đồng

Người phụ nữ có tài 'xem tướng số, đoán mệnh' chiếm đoạt 268 tỉ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Từ việc đi lễ chùa, hay "xem tướng số" cho nhiều người, Bùi Thị Ninh ở Nam Định đã dụ dỗ nhiều người góp vốn đầu tư kinh doanh rồi chiếm đoạt của họ số tiền 268 tỉ đồng

Hai học sinh lớp 8 chết đuối dưới ao nước ở Bắc Giang

Hai học sinh lớp 8 chết đuối dưới ao nước ở Bắc Giang

Thời sự - 5 giờ trước

Hai học sinh lớp 8 rủ nhau đi tắm ao tại thôn Bói (xã Thượng Lan, thị xã Việt Yên, Bắc Giang) rồi bị chết đuối thương tâm.

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH

Đời sống - 6 giờ trước

Dự thảo bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH đã điều chỉnh một số bệnh theo quy định hiện hành. Bộ Y tế cũng đề nghị đơn vị liên quan đề xuất thêm các bệnh mới, đặc thù

Bước qua tháng 4 âm lịch Giáp Thìn, 4 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn nhờ cát tinh soi chiếu

Bước qua tháng 4 âm lịch Giáp Thìn, 4 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn nhờ cát tinh soi chiếu

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có những dự báo xem tử vi tháng mới. Bước qua tháng 4 âm lịch Giáp Thìn, dưới đây là top 4 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn nhờ thu hút vận khí tốt.

Bắt giữ hai thanh niên Quảng Ninh sang Thái Bình trộm cắp cáp điện hàng trăm triệu đồng

Bắt giữ hai thanh niên Quảng Ninh sang Thái Bình trộm cắp cáp điện hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Do không có công ăn việc làm ổn định, cần tiền tiêu xài cá nhân, nên 2 đối tượng nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp cáp điện tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư không có người sinh sống trên địa bàn các huyện và tỉnh thành lân cận.

Không khí lạnh đang tràn xuống, miền Bắc mưa dông kéo dài

Không khí lạnh đang tràn xuống, miền Bắc mưa dông kéo dài

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Đêm nay và ngày mai (12/5), không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến nước ta, gây mưa rào và dông cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Ninh Bình: Một thông tin cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền, người dân cố đô Hoa Lư nên biết sớm

Ninh Bình: Một thông tin cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền, người dân cố đô Hoa Lư nên biết sớm

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ninh Bình đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Quyết định ban hành biểu giá tiêu thụ nước sạch tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh. Dự kiến thời gian đóng góp ý kiến đối với dự thảo trên kết thúc vào ngày 26/5/2024.

Từ ngày 15/5, một quy định mới về giá điện chính thức có hiệu lực, người dân bị ảnh hưởng như thế nào?

Từ ngày 15/5, một quy định mới về giá điện chính thức có hiệu lực, người dân bị ảnh hưởng như thế nào?

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 15/5/2024 một quy định mới về giá điện chính thức có hiệu lực, điều này ảnh hưởng tới người dân như thế nào?

Va chạm giữa 3 xe máy, 2 thanh niên thương vong

Va chạm giữa 3 xe máy, 2 thanh niên thương vong

Thời sự - 9 giờ trước

3 xe máy do 3 thanh niên từ 15-17 tuổi điều khiển cùng chiều va chạm mạnh với nhau, cả 3 người văng ra đường khiến 1 nạn nhân tử vong tại hiện trường.

Xác minh clip bé gái 8 tuổi bị hàng xóm đánh dã man

Xác minh clip bé gái 8 tuổi bị hàng xóm đánh dã man

Thời sự - 10 giờ trước

Cơ quan chức năng đang xác minh clip bé gái 8 tuổi ở Sơn La bị người phụ nữ hàng xóm hành hung, đánh đập dã man.

Top