Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người nào dễ bị bệnh gút?

Thứ bảy, 06:00 31/03/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gút như bẩm sinh, di truyền, do nồng độ acid uric trong máu tăng cao… Tuy nhiên, nguyên nhân hay gặp nhất ở bệnh gút là do yếu tố cơ địa của mỗi người. Vậy người nào dễ bị bệnh gút?


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hay gặp nhiều ở nam giới trên 40 tuổi

Bệnh gút do lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong mô, hoặc trong dịch ngoại bào gây ra. Bệnh sinh của gút là rối loạn chuyển hóa acid uric, hay gặp ở nam nhiều hơn nữ (nam chiếm 90%, nữ chỉ gặp sau tuổi mãn kinh). Tuổi thường gặp là trên 40 tuổi. Bệnh có hai thể là gút cấp tính và gút mạn tính.

Thể cấp tính, người bệnh có cơn đau đột ngột dữ dội ở khớp, đặc trưng nhất là khớp bàn ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở các khớp khác ở chi như ngón chân, ngón tay, khớp gối, khớp vai. Khớp viêm biểu hiện đau, sưng, nóng, đỏ, thường kéo dài vài ngày đến một tuần, viêm giảm dần tự nhiên hoặc dưới tác dụng của thuốc. Cơn gút cấp hay tái phát, tần số tái phát tùy theo người có thể một vài tuần, một vài tháng, nhưng cũng có người 10 năm hoặc hơn mới tái phát kể từ cơn gút đầu tiên.

Thể mạn tính, người bị bệnh gút xuất hiện các hạt Tophy, thường xảy ra sau 10 năm kể từ đợt viêm khớp cấp tính đầu tiên. Đôi khi bệnh nhân phát hiện thấy hạt Tophy là triệu chứng đầu tiên mà không có những cơn gút cấp tính trước đó. Các khớp sưng đau kéo dài nhưng thường đau nhẹ hơn đợt cấp.

Bệnh sinh của tăng acid uric máu

Quá trình chuyển hóa acid uric có thể tóm tắt như sau: Acid nhân phân hủy giải phóng ra purin, purin phân hủy giải phóng ra adenin và guanin, adenin chuyển thành hypoxanthin, hypoxanthin và guanin chuyển thành xanthin, xanthin tạo ta acid uric. Quá trình chuyển hóa này có sự tham gia của nhiều enzym.

Acid uric hình thành trong cơ thể từ ba nguồn: Chuyển hóa các chất có nhân purin từ thức ăn, chuyển hóa các chất có nhân purin trong cơ thể (do phá hủy tế bào), tổng hợp purin từ con đường nội sinh. Acid uric hình thành và lưu hành trong máu, tổng lượng acid uric trong cơ thể khoảng 1000mg, hàng ngày có khoảng 650mg được tổng hợp mới và cũng khoảng ấy được đào thải qua thận. Nồng độ acid uric máu luôn được duy trì ở mức 5,0±1,0mg/dl ở nam và 4,0±1,0mg/dl ở nữ (tương đương <420μmol/l ở nam và <360μmol/l ở nữ). Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao (>7mg/dl) và tổng lượng acid uric trong cơ thể tăng thì sẽ hình thành tinh thể monosodium urat và lắng đọng ở các mô đặc biệt trong dịch khớp và gây ra bệnh gút. Tăng acid uric máu có thể do ba nhóm nguyên nhân là tăng tổng hợp, giảm bài xuất qua thận hoặc phối hợp cả hai nguyên nhân trên.

Tăng tổng hợp acid uric có hai nguyên nhân:

- Tăng acid uric máu tiên phát. Đây là yếu tố cơ địa có tính di truyền có thể do thiếu một phần hay toàn bộ enzym Hypoxanthin-Guanin phospho ribosyl transferase (HGPRT) hoặc tăng hoạt tính enzym Phosphoribosyl-Pyrophosphat synthetase (PRPP synthetase) hoặc không rõ nguyên nhân.

- Tăng acid uric máu thứ phát do ăn quá nhiều thức ăn có purin (các loại thịt, cá, bia…), tăng phá hủy tế bào, bệnh dự trữ glucogen, bệnh cơ nặng, bệnh bạch cầu.

Giảm bài tiết acid uric do: Vượt quá khả năng bài tiết của thận; Suy thận; Sử dụng các chất gây ức chế bài tiết urat hoặc tăng hấp thu urat ở ống thận.

Bệnh sinh của cơn gút cấp

Có khoảng 20 -30% nam giới trên 40 tuổi có tăng acid uric máu, nhưng chỉ có khoảng 5% những người tăng acid uric máu xuất hiện bệnh gút. Như vậy, để gây ra bệnh gút thì chỉ tăng acid uric máu chưa đủ mà acid uric cần được kết tinh thành tinh muối monosodium urat. Điều kiện để acid uric kết tinh thành tinh thể bao gồm:

Điều kiện về nồng độ: Acid uric phải ở nồng độ bão hòa.

Điều kiện pH: pH acid làm giảm khả năng hòa tan, tăng kết tinh hình thành tinh thể, pH kiềm làm tăng khả năng hòa tan của acid uric.

Điều kiện nhiệt độ: Nhiệt độ thấp làm giảm khả năng hòa tan, tăng kết tinh hình thành tinh thể, nhiệt độ cao làm tăng khả năng hòa tan của acid uric.

Khi tinh thể monosodium urat hình thành trong dịch tổ chức, đặc biệt trong dịch khớp, bạch cầu và đại thực bào sẽ thực bào các tinh thể này, nhưng không tiêu hủy được tinh thể và đến lượt bạch cầu bị phá hủy giải phóng ra các enzym, các cytokin viêm gây ra cơn gút cấp.

Yếu tố cơ địa là nguyên nhân hay gặp nhất trong bệnh gút

Có ba nhóm bệnh gút gồm:

Bệnh gút bẩm sinh (bệnh Lesch – Nyhan) do thiếu enzym HGPRT nên nồng độ acid uric máu tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có biểu hiện toàn thân, ở thận, thần kinh và khớp. Đây là thể bệnh nặng nhưng rất hiếm gặp.

Bệnh gút nguyên phát có liên quan với yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric máu. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh gút.

Bệnh gút thứ phát do nồng độ acid uric trong máu tăng cao kéo dài thứ phát do nhiều bệnh lí khác nhau như: Ăn nhiều thức ăn có purin; Do tăng thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào): Bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu mạn thể tủy, bệnh Hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương hoặc dùng thuốc hủy tế bào trong điều trị ung thư; Do giảm thải acid uric qua thận: Bệnh thận mạn, suy thận.

Trong ba thể bệnh trên thì gút nguyên phát (yếu tố di truyền, cơ địa) là thể hay gặp nhất, gút thứ phát ít gặp, gút bẩm sinh rất hiếm gặp. Người có yếu tố di truyền, cơ địa tăng acid uric máu có thể không để xảy ra tăng acid uric máu hoặc nếu acid uric máu tăng thì không để xảy ra bệnh gút được bằng cách hạn chế ăn uống thức ăn có nhiều purin như thịt, cá, bia, rượu; Hạn chế các thức ăn gây toan máu mà tăng cường các thức ăn gây kiềm hóa máu; Tránh dùng các thuốc gây ức chế bài tiết hoặc tăng tái hấp thu acid uric ở ống thận; Mùa đông cần giữ ấm toàn thân, đi tất và găng tay đủ ấm. Khi acid uric máu tăng cao cần dùng thuốc ức chế tổng hợp acid uric như allopurinon hoặc tăng đào thải acid uric qua thận như probenecid (thuốc tăng đào thải acid uric hiện ít dùng vì nguy cơ gây sỏi thận cao).

Với cách trên những người có yếu tố di truyền, cơ địa tăng acid uric vẫn có thể không bị tăng acid uric máu, hoặc tăng acid uric máu nhưng không bị bệnh gút.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện Quân đội 103)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 32 phút trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 2 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 3 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 5 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 19 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Top