Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nắng lên nhiều người có cách uống nước rau má giải nhiệt sai lầm

Thứ hai, 20:06 18/05/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Rau má giải nhiệt, tiêu viêm và chữa nhiều bệnh khác, nhưng ăn uống lạm dụng, sai cách thì rau tốt trở thành có hạị.

Sai lầm khi uống nước rau má thay nước lọc

Theo Lương y Quốc gia Phạm Anh Đào (Viện y học cổ truyền Quân đội), rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng), có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu... nên hay dùng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa mụn nhọt, rôm sảy, khí hư… Vì nó là rau ăn, cũng là thảo dược chữa bệnh, lại giàu vitamin, khoáng chất... rất tốt cho tiêu viêm, giải nhiệt... mà ăn uống thoải mái hàng ngày. Nhưng cái gì tốt mà lạm dụng thì lại trở thành có hại. 

Rau má được thầy thuốc Đông y coi là "tiên dược" trời ban, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và khoẻ mạnh. Nhưng không phải cứ thấy thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm... là dùng uống hàng ngày tới mức lạm dụng rau má có thể làm tụt huyết áp, không tốt cho máu, gan nếu uống nhiều.

Một số người đã thích vị đăng đắng nhặm nhặm của rau má hàng ngày, thậm chí có người uống thay nước lọc (khoảng 2 lít/ngày) - như thế không hề tốt bởi nhẹ sẽ bị đầy bụng, đi ngoài (nhất là người hay bị lạnh bụng, thân nhiệt thấp). Nặng hơn sẽ bị tăng cholesterol, nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai...

Một số người còn sai lầm cho rằng rau má có tính giải nhiệt nên uống khi nóng bụng, bụng bị óc ách do ăn đồ khó tiêu – nhưng chữa nóng bụng do khó tiêu bằng rau má hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Việc cho đường kính trắng vào nước rau má có thể sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, vì rau má có tính hàn. Nếu muốn chỉ nên cho nước dừa, đường thốt nốt…

Phụ nữ đang mang thai, hay dự định có thai cũng nên dè chừng ăn uống rau má, bởi rau má không mát cho cơ thể, giúp bụng dạ yên ổn khi mang thai – mà là cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, hoặc giảm khả năng thụ thai.

Nắng lên nhiều người có cách uống nước rau má giải nhiệt sai lầm - Ảnh 1.

Nước rau má uống lạnh rất ngon miệng. Ảnh minh họa.

Uống nước rau má khi nào là tốt nhất?

Theo Bác sĩ Đông y Nguyễn Văn Phái (Hội Đông y Việt Nam), thời điểm uống nước rau má tốt nhất đó là vào lúc 10 giờ sáng và 13 giờ chiều - bởi khi đó cơ thể cần nhiều nước nhất, uống nước rau má sẽ cung cấp lượng nước, khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể vận động tới hết ngày.

Để uống nước rau má đúng cách, tốt cho sức khỏe:

- Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má. Sau 1 tháng dùng rau má cần ngừng ít nhất nửa tháng rồi mới ăn uống tiếp.

- Hạn chế ra nắng sau khi ăn uống nhiều rau má vì có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, ra nắng có thể bị bất tỉnh.

- Phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh gan, đang dùng thuốc chữa bệnh thì không nên dùng rau má. Nếu muốn dùng cần có ý kiến tư vấn bác sĩ.

- Người bị yếu bụng, hay bị lạnh bụng nếu muốn dùng rau má chỉ nên ăn vài lá, hoặc ăn/uống kèm vài lát gừng sống.

- Ăn uống rau má cần sơ chế sạch, đảm bảo vệ sinh cả đồ dùng và rau để tránh nhiễm khuẩn (vì rau má mọc sát đất, có thể nhiễm vi khuẩn, thuốc trừ sâu…).

Rau má khá lành tính, sử dụng rất phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống, là thực phẩm và cũng là thảo dược... nhưng rau má sẽ trở thành có hại khi lạm dụng, dùng quá nhiều, hoặc dùng lâu dài với triệu chứng mệt, nhức đầu, chóng mặt, có thể bị hôn mê... Vì vậy dùng rau má để chữa bệnh cho người bệnh nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chế biến cũng như liều lượng cần dùng.

Ngọc Hà


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 8 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 11 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 11 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 15 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top