Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam bác sĩ đột ngột tử vong khi đang đá bóng giữa trời nắng nóng cực điểm

Thứ ba, 20:27 23/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chơi bóng đá giữa nắng nóng, bác sĩ trẻ của một bệnh viện lớn tại Hà Nội đột ngột ngã ra sân rồi rơi vào hôn mê.

Dù được cấp cứu nhưng do tổn thương quá lớn, bệnh nhân đã tử vong do căn bệnh phình mạch máu não. Sự việc xảy ra vào ngày 22/4 - thời điểm Hà Nội trải qua những ngày nắng nóng cực điểm trong mùa hè 2019.

Phân tích về trường hợp này, PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: “Trận bóng và thời tiết không phải là nguyên nhân nhưng đó có thể là yếu tố tạo thuận lợi trên nền bệnh có bất thường mạch máu não”.


Trong ngày nắng nóng đầu tiên của mùa hè 2019, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận vài chục ca đột quỵ mỗi ngày. Ảnh: TL

Trong ngày nắng nóng đầu tiên của mùa hè 2019, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận vài chục ca đột quỵ mỗi ngày. Ảnh: TL

Vị chuyên gia này cho hay việc vận động với cường độ mạnh trong thời tiết nặng nóng có nguy cơ nguy hiểm. Khi môi trường có nhiệt độ cao hơn cơ thể sẽ dễ xảy ra nhiều biến cố “sốc nhiệt”, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê.

Nắng nóng, bệnh viện lớn nhất nước đón hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày

Chiều 23/4, PGS.TS. Nguyễn Văn Chi cho biết, trong ngày nắng nóng đầu tiên của mùa hè 2019, đơn vị này đã tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân đột quỵ, con số lên tới vài chục ca/ngày.

Với con số gia tăng đột biến so với ngày thường, các bác sĩ đã phải căng mình làm việc từ sáng sớm đến tối.

Các bác sĩ khẳng định nắng nóng làm gia tăng các yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ.

PGS Chi cho hay, sự không ổn định của thời tiết không phải nguyên nhân nhưng là điều kiện thuận lợi để các yếu tố nguy cơ tiến triển thành bệnh. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng khiến chế độ sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn, hạn chế vận động, cơ thể khó chịu, căng thẳng…

Quan niệm mùa đông thường có nguy cơ cao xảy ra các bệnh huyết áp, tim mạch, đột quỵ cao hơn mùa hè là sai lầm.

Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người phải biết bảo vệ mình trong điều kiện môi trường nắng nóng.

Theo đó, phải tạm dừng hoạt động nếu điều kiện thời tiết vượt quá sức chịu đựng của cơ thể. Khoảng thời gian từ 12h-16h, nhiệt độ thường cao nhất trong ngày, do đó, không nên vận động, lao động ở ngoài trời vào thời điểm này.

"Bên cạnh đó, đảm bảo cơ thể đủ nước, sử dụng các phương tiện bảo hộ làm giảm bớt tác động của nhiệt và tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời”, PGS.TS Nguyễn Văn Chi nói.

Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, người nhà cần lưu tâm “giờ vàng” để nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế gần nhất điều trị. Giờ vàng là thời gian sau khi xuất hiện biểu hiện đột quỵ 4 - 6 tiếng.

PGS. TS Nguyễn Văn Chi nhấn mạnh, tuyệt đối không được cho bệnh nhân ăn, uống bất kỳ thuốc gì khi bị đột quỵ.

Đồng thời, không xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu ở đầu ngón tay, sau tai vì đây là những biện pháp không có tác dụng.

Vị chuyên gia này đặc biệt nhấn mạnh tuyệt đối không cho bệnh nhân đột quỵ uống viên An Cung như nhiều người vẫn làm, vì cực kỳ nguy hiểm.

"Lúc này, bệnh nhân thường rơi vào trạng thái bị mê man, uống nước hay thuốc đều dễ bị sặc, làm tắc đường thở. Từng có bệnh nhân chết vì sặc thuốc chứ không phải vì đột quỵ, do thuốc rơi vào phổi” - PGS. Nguyễn Văn Chi lưu ý.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 1 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 2 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 6 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Uống mật ong vào mùa hè nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt... hoặc các loại trà để giải nhiệt, chống say nắng, tăng cường sức đề kháng.

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Sống khỏe - 22 giờ trước

Buổi đêm khi trời đỡ nóng, bạn có thể không cần dùng tới điều hòa nhiệt độ mà chỉ cần quạt. Nếu vậy, hãy thử mẹo dùng quạt này để tối ưu hiệu quả làm mát của quạt.

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, thậm chí nhịn đói ngay trước khi đi ngủ để giảm cân. Nhưng điều này lại có hại, hãy chọn những thực phẩm lành mạnh, giá vừa túi tiền dưới đây để ăn vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Top