Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh đánh nhau, tung clip lên mạng, nhà trường ở đâu?

Thứ năm, 11:00 24/10/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Lại có thêm hai vụ việc nữ sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Bến Cát, Bình Dương) và Trường THCS Hoàng Văn Thụ (quận 10, TP HCM) đánh nhau, quay clip phát tán lên mạng xã hội gây nhức nhối dư luận. Vai trò của nhà trường ở đâu sau mỗi vụ việc là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi liên tục chứng kiến học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà trường.

Học sinh đánh nhau, tung clip lên mạng, nhà trường ở đâu? - Ảnh 1.

Nữ sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ (quận 10, TP HCM) đánh nhau trước khu vực cổng trường. Ảnh cắt từ clip

Học sinh đánh nhau và trách nhiệm của thầy cô

Ngày 22/10, trên mạng xã hội lan truyền clip nữ sinh đánh nhau ngay trước cổng trường cấp II ở TP HCM. Trong clip, một nữ sinh nắm tóc, giúi đầu nữ sinh khác xuống đánh tới tấp. Cả hai nữ sinh đều mặc đồng phục áo trắng, váy xanh đen, đeo khăn quàng đỏ. Đáng chú ý, trong đoạn clip xuất hiện xung quanh hai nữ sinh đánh nhau lại có rất nhiều học sinh đứng xem, chỉ trỏ, bàn tán và cười cợt, trong đó có cả nam sinh. Đoạn clip được xác định là học sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ (quận 10, TP HCM).

Trước đó, vào ngày 21/10, tại khu vực Trường THCS Lê Quý Đôn (phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương) cũng xảy ra vụ đánh "hội đồng" giữa nhóm ba nữ sinh đánh một nữ sinh. Nguyên nhân ban đầu là do mâu thuẫn vì… màu sắc của đôi giày. Trong đoạn clip được quay lại và đưa lên mạng xã hội đều là học sinh của Trường THCS Lê Quý Đôn. Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ học sinh vụ việc đã xảy ra.

Nhận định về hàng loạt vụ việc học sinh đánh nhau, tung clip lên mạng xã hội trong thời gian qua, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội cho biết, phần lớn những em học sinh đánh nhau, tổ chức quay clip rồi tung lên mạng xã hội chưa ý thức được hành vi vi phạm của mình. Ở một số nơi hình thức phạt cũng còn nhẹ, chưa đủ răn đe khiến học sinh chưa hình dung ra được hậu quả việc làm của mình. Đa số các em còn nhỏ, thiếu kỹ năng sống, sự việc xảy ra chỉ bị phạt dưới góc độ nhà trường nên dễ bị vi phạm.

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm: "Trường hợp các em vi phạm lỗi đánh bạn, chưa bị chịu trách nhiệm pháp luật thì nên đình chỉ học có thời hạn, hoặc các em tiếp tục đi học nhưng phải lao động công ích để nhận ra những hành động sai của mình. Qua các sự việc, có thể thấy rằng nhà trường cũng cần phải thay đổi lại phương pháp giáo dục hiện nay, không chỉ học văn hóa mà các em học sinh cần phải học cách tôn trọng người khác, nhất là với bạn bè xung quanh, yêu thương, giúp đỡ bạn bè… có như vậy mới khắc phục được tình trạng bạo lực. Cần đặt trách nhiệm cũng như nêu cao vai trò của hiệu trưởng, giáo viên trong tư vấn, xử lý các tình huống, biết lắng nghe những chia sẻ của học sinh để đưa ra những lời khuyên bổ ích".

Cần tăng cường công tác tham vấn tâm lý học đường

Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân bạo lực học đường hiện nay xuất phát từ nhiều phía, một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người, hoặc hời hợt qua các tiết dạy đạo đức, giáo dục công dân. Mặt khác, do ảnh hưởng từ môi trường bao lực từ phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi mang tính bạo lực… Ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội những đoạn clip bạo lực, những nhân vật "giang hồ online" khiến nhiều học sinh lầm tưởng đó là một trào lưu, học và làm theo những cái xấu đó.

Từ kinh nghiệm của nhà trường nhiều năm nay không xảy ra tình trạng bạo lực học đường, giáo viên phạt đánh học sinh, học sinh gây gổ đánh nhau, TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, bạo lực học đường đều xuất phát từ các nguyên nhân như: đạo đức, kỷ luật, áp lực, bệnh thành tích, môi trường giáo dục... Từ nhiều năm nay, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đều lấy chỉ số hạnh phúc để "đo" cảm nhận của học sinh, các chỉ số này dùng để tham khảo đánh giá chất lượng học tập, giáo viên, cũng như nắm bắt được tâm lý của học sinh.

"Bản thân nhà trường cũng đã không khuyến khích, loại bỏ các hình phạt với học sinh, các em bớt áp lực sẽ cảm thấy thích đi học, yêu mến bạn bè, thầy cô. Đây cũng là lý do mà hiện tượng học sinh đánh nhau, xúc phạm nhau không xảy ra. Mục tiêu giáo dục là học sinh được hạnh phúc và tiến bộ từng ngày, giáo viên ngoài khả năng sư phạm còn là một nhà tâm lý học đường, luôn hỗ trợ học sinh kịp thời và sẻ chia, giúp đỡ các em, phối hợp cùng với gia đình trong giáo dục học sinh", TS Nguyễn Văn Hòa chia sẻ.

Hiện nay, ngành Giáo dục cũng đã ban hành quy tắc ứng xử trong các trường học, cũng như có những biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh trình trạng bạo lực học đường. Tuy nhiên, những biện pháp này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Để làm tốt hơn nữa trong ngăn chặn bạo lực học đường, nhiều ý kiến cho rằng, công tác tham vấn học đường cần được chú trọng. Mỗi trường học cần có các chuyên gia tâm lý tham vấn học đường, hỗ trợ người học, góp phần ngăn chặn bạo lực học đường. 

Bộ GD&ĐT vừa có yêu cầu Sở GD&ĐT Bình Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh và xử lý nghiêm vụ nữ sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Bến Cát, Bình Dương) đánh nhau. Theo Bộ GD&ĐT, học sinh đánh nhau xảy ra ngoài trường học nhưng là hành vi bạo lực, gây rối trật tự công cộng, làm xấu đi hình ảnh đẹp đẽ của học sinh. Chỉ đạo các trường học trên địa bàn tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật, phòng chống bạo lực học đường.

 Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh Bách khoa TPHCM tiết lộ áp lực 'đã học vượt lại còn xuất sắc'

Nam sinh Bách khoa TPHCM tiết lộ áp lực 'đã học vượt lại còn xuất sắc'

Giáo dục - 13 phút trước

Là sinh viên duy nhất "đã học vượt lại còn xuất sắc" trong đợt tốt nghiệp tháng 4/2024 của Trường Đại học Bách khoa TPHCM, nam sinh viên Thái Tài chủ động chọn… áp lực.

Phát hiện bom nặng 340kg còn nguyên ngòi nổ ở trung tâm thành phố Vinh

Phát hiện bom nặng 340kg còn nguyên ngòi nổ ở trung tâm thành phố Vinh

Thời sự - 20 phút trước

Trong quá trình cải tạo mương thoát nước ở trung tâm thành phố Vinh (Nghệ An), đơn vị thi công đã tá hỏa khi phát hiện quả bom khoảng 340kg còn nguyên ngòi nổ, cánh đuôi.

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 1 giờ trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con sau khi đổ xăng thì bất ngờ "mất lái" tông trúng nhiều xe máy đang dừng gần đó và chỉ dừng lại sau khi húc đổ một trụ bơm xăng.

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 4 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 5 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

Top