Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo thay đổi sau câu nói thẳng của học trò

Thứ tư, 11:26 30/10/2019 | Xã hội

Bị nữ sinh nói như quát giữa lớp học, cô Vũ Thị Tuyết Nga (41 tuổi, ở Hà Nội) ân hận, nhận ra mình quá lạnh lùng, nghiêm khắc với học trò.

Tại hội thảo "Xây dựng trường học hạnh phúc vì sự phát triển của mỗi học sinh" do Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức hôm 29/10, cô Vũ Thị Tuyết Nga, giáo viên Ngữ văn, chủ nhiệm lớp 8D, chia sẻ câu chuyện dẫn cô đến hành trình xây dựng lớp học hạnh phúc.

Một buổi học năm 2007, con bé trắng trẻo, gương mặt sáng sủa, ánh mắt thông minh đứng phắt lên nói một thôi một hồi như quát cô giáo: "Sao cô cứ làm khó mình thế nhỉ? Con vẫn làm được bài, con vẫn hiểu bài là được chứ gì. Kiểm tra như cô cũng tốt nhưng cô hãy để cho các bạn tự giác, tự chịu trách nhiệm. Cô quan tâm quá thế chúng con thấy áp lực lắm, lớp học thì căng thẳng. Cô có nghĩ sau này ra trường không có cô các bạn có tự giác không? Nếu các bạn không biết tự giác học là lỗi của cô vì cô không dạy các bạn cách tự chịu trách nhiệm mà chỉ giám sát thôi".

Con bé nói một mạch còn tôi ngớ ra, sững lại, mặt nóng ran. Thật khó diễn tả cảm giác của tôi lúc ấy như thế nào. Cố nén lại, tôi hỏi "Con nói xong chưa? Nếu xong rồi thì con ngồi xuống". Tiếp tục kiểm tra bài các con khác rồi mà con bé vẫn cố nói với theo: "Cô có giận con, con cũng vẫn nói. Nếu cô bảo con phải suy nghĩ lại những lời con vừa nói thì con cũng vẫn nói với cô như thế".

Về nhà, buông cặp xuống, để nguyên quần áo, tôi ngồi trước bàn làm việc, nghĩ đến cô học trò ấy, nghĩ đến những lời con nói, những hình ảnh về học sinh trên lớp tự nhiên ùa về.

Hàng ngày đến lớp, tôi thường đi kiểm tra bài tập các con làm ở nhà mỗi đầu tiết học. Tôi chỉ ra từng lỗi sai, phần còn thiếu, chỉ cách trình bày chưa khoa học, cách viết chữ chưa đúng chính tả một cách chi tiết. Tôi cẩn thận ghi vào sổ theo dõi, trao đổi kịp thời với phụ huynh. Không khí lớp im lặng, chỉ thấy tiếng bút và tiếng tôi thật nghiêm khắc. Những học sinh tôi chưa kiểm tra chăm chăm vào bài của mình mong còn lỗi nào thì sẽ phát hiện ra để kịp sửa trước khi tôi đến. Các con hình như không dám nhìn tôi, có vẻ rất hồi hộp, lo lắng.

Ngày ấy, tôi là cô giáo trẻ với bao nhiệt huyết song cũng mang trong lòng một nỗi sợ thầm kín - sợ không có uy trước học sinh. Vì vậy, tôi thường đưa ra quy định chặt chẽ về kỷ luật giờ học, về việc kiểm tra bài tập về nhà. Tôi ngày ấy ngại buông ra những lời khen khuyến khích học trò. Thực ra tôi sợ nếu khen thì các con sẽ bớt cố gắng, bớt chỉn chu nên dù đang tươi cười với đồng nghiệp, khi bước chân vào lớp nét mặt tôi hoàn toàn thay đổi: lạnh lùng và nghiêm khắc.

Vô tình điều đó đã lấy đi niềm hạnh phúc của các con và của chính tôi khi đến lớp. Những giọt nước mắt lăn dài trên má. Tôi ân hận khi hiểu ra rằng hàng ngày sự có mặt của tôi trong lớp đã vô tình tạo nên bầu không khí ngột ngạt, không những không truyền cho các con cảm hứng học tập, sáng tạo mà còn khiến chúng co mình lại trong sự hồi hộp, lo lắng, thậm chí còn sợ hãi.

Cô giáo thay đổi sau câu nói thẳng của học trò  - Ảnh 1.

Cô Tuyết Nga. Ảnh: Dương Tâm

Những ngày sau đến lớp, tôi chọn cách làm khác. Tôi vẫn sát sao với từng con nhưng hướng dẫn các con kiểm tra bài nhau, chữa bài cho nhau. Tôi lặng lẽ quan sát cập nhật thông tin về việc hoàn thành bài tập của các con. Tôi thấy các con cười nhiều hơn, thoải mái hơn khi kiểm tra, chữa bài cho nhau. Có lẽ lý do chính là các con không phải trải qua những giây phút căng thẳng nữa. Những con học giỏi thì đam mê, tự tin hơn, các bạn tốp cuối bớt sợ sệt, hào hứng phấn đấu, còn tôi tươi tắn hơn. Thay đổi cách làm rồi tôi thay đổi chính mình.

Truyền cảm hứng là công việc khó, dạy học truyền cảm hứng lại càng khó. Tôi nhận ra rằng chỉ thay đổi phương pháp thôi chưa đủ đề truyền cảm hứng cho các con vì dù phương pháp có hay bao nhiêu thì cảm hứng cũng không thể cảm nhận được giữa những người còn có khoảng cách.

Tôi nghĩ đến việc rút ngắn khoảng cách ấy bằng sự thay đổi phong cách của mình khi vào lớp. Tôi trút bỏ cái mặt nạ lạnh lùng, giữ nguyên nét mặt tươi tắn, nụ cười thân thiện chào các con khi bước vào lớp. Tôi chú ý đến hình ảnh của mình: từ ánh mắt, gương mặt đến trang phục.

Đặc biệt, tôi dặn mình hãy cười nhiều hơn, cố gắng đáp lời tất cả học sinh bằng những câu chào, những lời khen thay cho từ "Ừ" khô khốc hay cái gật đầu lạnh lùng. Thỉnh thoảng tôi tạo ra tình huống hài hước, kể câu chuyện vui ngắn hay chia sẻ một vấn đề xã hội để không khí hòa đồng được khơi lên, các con cởi mở, lớp học thêm phấn chấn. Cùng với việc lắng nghe thì tôi cũng không quên giữ chữ "tín" để các con tin tưởng kính trọng và giữ chữ "tín" với mình.

Thời gian dần trôi, có nhiều điều đã thay đổi trong lớp học của tôi, nhưng điều mà tôi và các con cảm nhận rõ nhất là niềm hạnh phúc mỗi ngày đến lớp. Một buổi sáng mùa thu dìu dịu, tôi nhận được một món quà bé nhỏ. Con đặt trên mặt bàn tôi một tấm bưu thiếp với dòng chữ "Cảm ơn cô đã rút khoảng cách với chúng con".

Tôi nhìn xuống lớp, con bé cười rạng rỡ, tiếng trống vang lên hòa cùng với niềm hạnh phúc trong ánh mắt học trò.

Những việc làm cô Tuyết Nga đã thực hiện để xây dựng lớp học hạnh phúc:

Một là xây dựng các tiết học "giảm tải, giảm tải hơn nữa; thực tiễn, thực tiễn hơn nữa", không áp đặt khuôn mẫu các môn học mà bài học được biến hóa qua những trò chơi, trải nghiệm để các em hứng thú học tập.

Hai là chấp nhận lỗi sai, lắng nghe ý kiến của học sinh một cách tôn trọng và để các em được rèn luyện kỹ năng phản biện. Bởi khi đó giáo viên sẽ cảm nhận chính xác hơn về mình, từ đó tự điều chỉnh, tự thay đổi để phù hợp với các em, để bản thân thật sự hạnh phúc, lan tỏa niềm hạnh phúc đến phụ huynh và học sinh.

Ba là chú trọng xây dựng không khí hạnh phúc trong lớp học vì những lời yêu thương chắp cánh cho những cảm xúc tích cực để gây nguồn hưng phấn trong học tập.

Cuối cùng, cô Nga chú ý đến việc lan tỏa những điều tốt đẹp trong lớp bằng cách kể chuyện và khuyến khích các em nhìn ra những điều tốt ở bạn mình để hình thành thói quen tìm kiếm điều tốt đẹp xung quanh rồi chia sẻ nó với người khác. Theo cô, làm như vậy sẽ giúp học sinh bồi đắp niềm tin vào cuộc sống, lòng biết ơn với mọi người và nuôi dưỡng sự tự tin, tăng thêm cảm xúc tích cực.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 4 phút trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 16 phút trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 10 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 10 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Top