Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách người Đan Mạch dạy con về sự đồng cảm

Thứ ba, 16:12 26/11/2019 | Xã hội

Cha mẹ Đan Mạch không dùng ngôn ngữ tiêu cực trước mặt con, khuyến khích con đọc những câu chuyện buồn để thảo luận về sự đồng cảm.

Jessica Joelle Alexander là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn người Mỹ. Từng có thời gian nghiên cứu về văn hóa của đất nước Đan Mạch, cô chia sẻ cách người dân nước này dạy trẻ em về sự đồng cảm.

Mỹ, quốc gia của tôi, ưa chuộng tính cá nhân. Chúng tôi được dạy để trở thành người chiến thắng hoặc phấn đấu thành người giỏi nhất, đó là định nghĩa của sự thành công ở Mỹ. Tuy nhiên, khác với Mỹ, Đan Mạch coi trọng tinh thần đồng đội nhiều hơn là việc giành chiến thắng cá nhân. Và họ liên tục trau dồi cho thế hệ trẻ về sự đồng cảm.

Ngôn ngữ đồng cảm

Người Đan Mạch luôn tâm niệm con cái là hình ảnh phản chiếu cha mẹ. Nếu cha mẹ bình luận về người khác trước mặt con bằng những từ ngữ tiêu cực, châm chọc như "Cô ấy thật đáng ghét", "Anh ta ích kỷ lắm", đó không phải là ngôn ngữ đồng cảm.

Ở Đan Mạch, bạn hầu như không không bao giờ nghe thấy cha mẹ nói những điều như vậy trước mặt con. Họ luôn cố gắng giúp con tìm hiểu hành vi của người khác mà không sử dụng ngôn ngữ tiêu cực. Trẻ em Đan Mạch được dạy bản chất của tất cả mọi người đều tốt và luôn có lý do đằng sau những hành vi của họ. Tìm và hiểu cho những lý do này, chúng ta sẽ thấy mặt tốt của họ, từ đó nảy sinh sự thấu hiểu, đồng cảm. Nó còn giúp loại bỏ cảm xúc tiêu cực, giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Khi gặp người có hành vi bất lịch sự, cha mẹ Đan Mạch thường hỏi con: "Con có nghĩ người đó đang đói/đang mệt vì không được ngủ trưa? Con có biết cảm giác đói và mệt như thế nào không? Đó là những gì người ấy đang trải qua".

Trong phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ Đan Mạch còn một khái niệm nữa, đó là "tự điều chỉnh". Người Đan Mạch tin rằng trước khi mỗi người có thể hiểu cảm xúc của người khác, họ phải có khả năng hiểu chính mình. Họ khuyến khích con nói ra cảm xúc. Điều này xây dựng ý thức mạnh mẽ hơn về bản thân và cũng cho trẻ cơ hội khám phá bản chất hành động của chúng.

Thói quen đọc sách

Cha mẹ Đan Mạch thường đọc rất nhiều thể loại truyện cho con, không chỉ những câu chuyện kết thúc có hậu. Thông qua những tình huống buồn bã, chi tiết khổ đau trong sách, cha mẹ và con cùng thảo luận về sự đồng cảm. Nhiều cuốn truyện cổ tích Đan Mạch gây sốc bởi đề cập thẳng vấn đề xã hội, không tô hồng cuộc sống. Nghiên cứu khoa học chỉ ra đọc sách về tất cả cảm xúc, từ vui vẻ đến bi thương, sẽ giúp trẻ tăng khả năng đồng cảm.

Câu chuyện "Nàng tiên cá" của tác giả Hans Andersen là một ví dụ. Trong câu chuyện cổ tích ấy, nàng tiên cá phải đánh đổi mọi thứ để lên bờ gặp hoàng tử nhưng cuối cùng vẫn không có được chàng. Nàng tiên cá quá đau lòng nên từ giã cõi đời và biến thành bọt biển. Câu chuyện mở ra những cuộc thảo luận trong gia đình Đan Mạch. Trẻ em tiếp thu tất cả nỗi buồn, bi kịch trong đó. Các em biến những nỗi buồn ấy thành sự thương cảm, xót xa cho nàng tiên cá và cũng thương cảm cho hoàng tử vì không nhận ra tấm lòng của nàng tiên cá.

Cha mẹ Đan Mạch tin rằng nếu được tiếp cận câu chuyện buồn, trẻ sẽ kiên cường hơn và sách là nguồn tài liệu tuyệt vời để truyền dạy những điều đó.

Lớp học về sự đồng cảm

Bên cạnh nghiên cứu văn hóa trong gia đình người Đan Mạch, tôi dành nhiều thời gian quan sát, tìm hiểu nền giáo dục của họ. Tôi đặc biệt tập trung vào "lớp học đồng cảm", một phần cốt lõi của chương trình giảng dạy tại quốc gia này.

Lớp học được tổ chức một giờ một tuần hoặc nhiều hơn, dạy học sinh từ 6 đến 15 tuổi về sự đồng cảm. Mục đích chính là tạo cảm giác thoải mái để học sinh chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Những khúc mắc sẽ được các em thảo luận để tìm hướng giải quyết. Đó có thể là vấn đề giữa nhóm học sinh, giữa học sinh và nhà trường hoặc không liên quan đến trường học. Nếu không có vấn đề thảo luận, mọi người chỉ đơn giản ngồi cùng nhau và thư giãn.

Jesper Vang, giáo viên trường cấp hai Tingkærskolen (thành phố Odense) cho biết điều quan trọng là giúp học sinh cảm thấy được lắng nghe. "Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo các em hiểu cảm giác của bạn bè và thử đặt mình vào tình huống của người khác. Sau đó, chúng tôi cùng nhau đưa ra giải pháp dựa trên sự lắng nghe và thấu hiểu thực sự", cô giải thích.

Giá trị của nút PYT

Không phải lúc nào dạy trẻ đặt mình vào vị trí của người khác cũng là giải pháp tốt. Trẻ em Đan Mạch được dạy cách tự xử lý cảm xúc tiêu cực bằng cách gọi tên cảm xúc, gom tất cả lại và ném đi, theo đúng nghĩa đen.

Trong lớp học, học sinh được khuyến khích viết tên cảm xúc ra giấy hoặc viết những điều khiến trẻ khó chịu, sau đó gấp hoặc vò nát chúng và ném vào chiếc hộp có một nút ghi chữ PYT (PYT có nghĩa đừng bao giờ bận tâm, hãy quên chuyện khiến bạn khó chịu). Trẻ sẽ nhấn vào nút PYT sau khi vứt giấy và từ đó không bận tâm về những cảm xúc này nữa.

Cách người Đan Mạch dạy con về sự đồng cảm  - Ảnh 1.

Trẻ em Đan Mạch sử dụng nút PYT giống như nút Reset ở nhiều nơi để giải tỏa căng thẳng. Ảnh: Shutterstock.

Sau khi biết về hoạt động này, tôi bắt đầu chú ý đến những ô vuông nhỏ trên tường trong nhiều lớp học với chữ "PYT" màu xanh ở trên. Để rút ngắn quy trình, trẻ có thể không cần viết cảm xúc ra giấy mà chỉ cần ấn thật mạnh vào nút PYT tựa như để trút hết bực dọc vào đấy.

Tôi thấy nút PYT xuất hiện ở khắp mọi nơi, thậm chí ở ngoài sân chơi. Tôi có dịp chứng kiến một cuộc tranh luận sôi nổi giữa học sinh ngoài sân. Sau khi tất cả học sinh đều được nói ra ý kiến của mình, cô giáo nhắc về nút PYT, các em sẽ nối đuôi nhau chạy đến đập nút PYT và giải tán để tiếp tục chơi trò chơi. Dường như mọi chuyện không hề bị xáo trộn sau cuộc tranh luận ấy, các em tiếp tục vui chơi, trò chuyện vui vẻ như bình thường.

Nút PYT đóng vai trò quan trọng với trẻ em Đan Mạch. Đó là cách giúp các em tự giải tỏa cảm xúc của mình, không để những cảm xúc tiêu cực đeo bám và hướng tới những điều tích cực hơn. Bên cạnh nút PYT, gia đình và nhà trường cũng phối hợp nhuần nhuyễn để cùng nhau xây dựng lòng đồng cảm cho trẻ, từ đó các em có thể sống hạnh phúc hơn.

Theo The Danish Way, Mother Mag/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 4 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 4 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Top