Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp và cách ứng phó

Chủ nhật, 07:35 23/07/2023 | Sống khỏe

Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm, đa phần tình cờ phát hiện qua một lần khám bệnh hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu tăng huyết áp là rất quan trọng, giúp người bệnh có kế hoạch điều trị sớm, phù hợp…

Việc phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng, vì tăng huyết áp thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng", do bệnh có thể không có triệu chứng ban đầu. Tăng huyết áp khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim , suy tim và đột quỵ, cùng những bệnh nguy hiểm khác…

D ư ới đây là một số dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp :

  • Hụt hơi
  • Đổ mồ hôi tay chân
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khó ngủ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi …

Ngoài ra, một loạt các triệu chứng có thể liên quan gián tiếp đến tăng huyết áp nhưng không phải lúc nào cũng do huyết áp cao gây ra, chẳng hạn như:

- Đốm máu trong mắt : Đốm máu trong mắt ( xuất huyết dưới kết mạc ) phổ biến hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc/và huyết áp cao. Đây cũng có thể là tổn thương thần kinh thị giác do huyết áp cao không được điều trị.

- Đỏ bừng mặt: Tình trạng này có thể xảy ra khi huyết áp của bạn cao hơn bình thường, nhưng nó cũng xảy ra thường xuyên ở những người không bị tăng huyết áp.

- Chóng mặt : Mặc dù chóng mặt có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, nhưng đôi khi nó có liên quan đến huyết áp cao. Tuy nhiên, không nên bỏ qua triệu chứng này, đặc biệt nếu khởi phát đột ngột. Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc phối hợp và đi lại khó khăn... đều là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

photo-1689484368406

Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp.

Điều trị huyết áp cao thường bắt đầu bằng thay đổi lối sống, bao gồm giảm muối trong chế độ ăn uống, giảm cân nếu cần, ngừng hút thuốc, cắt giảm sử dụng rượu và tập thể dục thường xuyên...

Nếu thay đổi lối sống thất bại, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc để hạ huyết áp. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và uống thuốc đúng giờ.

Thuốc hạ huyết áp sẽ bắt đầu có tác dụng trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, do huyết áp cao là một tình trạng bệnh lý kéo dài, thường có ít hoặc không có triệu chứng, nên việc nhớ uống thuốc có thể là một thách thức với người bệnh.

Thực tế, nhiều trường hợp khi thấy huyết áp ổn định, cơ thể bình thường thì lơ là việc dùng thuốc. Điều này nguy hiểm, vì huyết áp được quản lý là do thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh. Khi bỏ thuốc, huyết áp có thể sẽ tăng đột ngột, sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các loại thuốc kết hợp, thuốc tác dụng kéo dài hoặc thuốc dùng một lần mỗi ngày, có thể được sử dụng, để giảm bớt gánh nặng của việc dùng nhiều loại thuốc và giúp người bệnh uống thuốc đều đặn, tuân thủ dùng thuốc hơn.

Khi đã phải dùng thuốc, người bệnh cần dùng thuốc đều đặn mỗi ngày và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.


BS. Lê Văn Bình
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 12 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 14 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 14 giờ trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Sống khỏe - 16 giờ trước

Tự kỷ là một rối loạn về sự phát triển gây ra bởi sự bất thường trong não. Người bệnh tự kỷ thường gặp phải những vấn đề trong giao tiếp, tương tác xã hội, có những hành vi lặp lại hoặc có những sở thích hạn chế...

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Top